Powered by Techcity

Đánh thức tiềm năng du lịch huyện Vĩnh Lộc


Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Vĩnh Lộc nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích nổi tiếng, có giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa. Đây chính là điều kiện thuận lợi để huyện hình thành các khu, điểm du lịch… từng bước đánh thức tiềm năng du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và huyện đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2020-2025.

Nghị quyết về phát triển du lịch: Đánh thức tiềm năng du lịch huyện Vĩnh LộcThành Nhà Hồ.

Thực tế, từ năm 2016, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã ban hành nghị quyết về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025, tiếp tục đề ra mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm. Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể xây dựng chương trình hành động, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết sát với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện. UBND huyện Vĩnh Lộc đã cụ thể hóa các nội dung nghị quyết bằng các đề án, kế hoạch về phát triển du lịch; đồng thời triển khai các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực du lịch đến các xã, thị trấn; giám sát chặt chẽ công tác quy hoạch, công tác quản lý Nhà nước tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn huyện. Cùng với đó, huyện tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Vĩnh Tiến – là một trong những xã nằm trong vùng Di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện, xã đã triển khai đề án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng giai đoạn 2022-2025. Trong đó, tập trung cải tạo môi trường cảnh quan, xây dựng vùng quê NTM xanh, sạch, đẹp, kết nối các di tích, danh thắng trong vùng và khơi dậy vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Sống trong lòng di sản từ nhiều đời nay, gia đình ông Phạm Ngọc Tùng (thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến) vẫn còn giữ được ngôi nhà cổ có niên đại hơn 200 năm. Đây là ngôi nhà cổ dân gian được các chuyên gia đánh giá cao vì có kiến trúc đặc sắc. Được sự hỗ trợ từ dự án trùng tu nhà cổ dân gian, gia đình ông luôn có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị, phục vụ phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những điểm đến của du khách mỗi khi đến với Thành Nhà Hồ.

Ông Phạm Ngọc Tùng chia sẻ: “Với niềm tự hào ở cạnh khu du lịch được thế giới công nhận, chúng tôi xác định rất rõ việc gìn giữ, bảo quản ngôi nhà cổ của gia đình, bởi đây là một điểm đến trong hành trình tham quan, trải nghiệm của du khách khi đến với Thành Nhà Hồ và không gian di sản vùng phụ cận. Bởi vậy, tôi thường xuyên nhắc nhở con cháu mình giữ gìn, bảo tồn di sản mà ông bà để lại.

Ông Lê Quang Lai, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tiến, cho biết: Trong những năm qua, bám sát Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc, Ban Chấp hành Đảng bộ xã xác định du lịch là một trong những ngành nghề mũi nhọn để phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trên địa bàn xã.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có trên 250 di tích đã được kiểm kê, trong đó có gần 70 di tích được xếp hạng, gồm 1 di sản văn hóa thế giới – Thành Nhà Hồ, 14 di tích cấp quốc gia và trên 50 di tích cấp tỉnh, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Cùng với đó là các lễ hội truyền thống gắn với các di tích trọng điểm như: phủ Trịnh, chùa Báo Ân, chùa Du Anh, đền thờ Trần Khát Chân, nghè Cẩm Hoàng,… được bảo tồn, tổ chức thường niên, phát huy hiệu quả trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được phê duyệt là rất cần thiết để bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan, môi trường khu di sản. Điều chỉnh các khu chức năng thuộc vùng đệm để đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội và du lịch một cách bền vững trên nguyên tắc bảo tồn di sản. Cùng với đó, UBND huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ và Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa kết nối các tour du lịch trên địa bàn huyện, mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ.

Cùng với triển khai sâu rộng các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng bộ huyện về phát triển du lịch đến các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn, huyện Vĩnh Lộc còn thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển du lịch của Trung ương, của tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là chương trình hỗ trợ người dân xây dựng các sản phẩm OCOP để phát triển làng nghề, phát triển du lịch. Huyện đã bố trí các không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP để du khách tham quan, mua sắm, phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương. Đến nay, Vĩnh Lộc có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn gắn với chương trình XDNTM nâng cao tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng được đẩy mạnh. Nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên tại danh thắng Kim Sơn, động Hồ Công, Hồ Mang Mang đã được khai thác hiệu quả.

Bên cạnh đó, huyện cũng duy trì thường xuyên và đưa các trò chơi, trò diễn, các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống như: chèo Xuân Áng, tuồng cổ, hát ca trù… vào các sự kiện chính trị, văn hóa của huyện và của mỗi địa phương. Các lễ hội truyền thống như: lễ hội rước nước, lễ hội chùa Du Anh, lễ kỷ niệm ngày mất của Thượng tướng Trần Khát Chân, lễ kỷ niệm ngày mất của Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm… từng bước nâng tầm quy mô, chất lượng, hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, độc đáo của huyện. Mới đây, huyện đã tổ chức thành công Lễ công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh quốc gia núi Kim Sơn, huyện Vĩnh Lộc gắn với phát triển dịch vụ du lịch, qua đó tạo điều kiện mời gọi và thu hút đầu tư phát triển du lịch một cách quy mô, đồng bộ.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Chương trình trọng tâm về phát triển du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó nhận thức về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế trong các tầng lớp Nhân dân, đảng viên, các cấp chính quyền đã được nâng lên. Các cơ chế, chính sách, đề án phát triển du lịch đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả, như: đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư khang trang, đồng bộ, ngày càng thu hút khách du lịch đến với Vĩnh Lộc, chất lượng một số dịch vụ ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách du lịch, nguồn thu mang lại từ du lịch ngày một tăng. Năm 2023, huyện Vĩnh Lộc đã đón hơn 437.000 lượt du khách, tăng gấp 2,29 lần so với cùng kỳ. Hình ảnh đất và người Vĩnh Lộc đã được bạn bè, nhà đầu tư, doanh nghiệp, du khách gần xa biết đến.

Với sự nỗ lực, quyết tâm và hướng đi đúng đắn, sự đồng lòng của Nhân dân, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã và đang huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững. Thời gian tới, Đảng bộ và Nhân dân toàn huyện tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, quyết tâm đưa du lịch thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, phấn đấu đến năm 2030, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách, nằm trong nhóm các huyện có ngành du lịch phát triển của tỉnh.

Bài và ảnh: Tô Hà



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nghi-quyet-ve-phat-trien-du-lich-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-huyen-vinh-loc-218356.htm

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân

Sáng 6/11, tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Cầm Bá Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Xuân đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử triTại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

[Góc nhìn]: Lại cháy!

(Baothanhhoa.vn) - Lại cháy! Không ai muốn nghe điều này cả, nhưng rồi nó vẫn xảy ra. Các bạn đang theo dõi một Góc nhìn tiếp theo về cháy của Báo Thanh Hóa Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/goc-nhin-lai-chay-229805.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 9/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 9/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-9-11-2024-229869.htm

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất