Powered by Techcity

Thiệu Hóa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống là giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho vùng đất, dân tộc được hình thành, chắt lọc và trao truyền qua bao thế hệ. Bởi vậy, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển quê hương.

Thiệu Hóa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thốngLễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024.

Thiệu Hóa là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng lâu đời. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa vật thể được gìn giữ và phát huy giá trị. Theo thống kê, huyện Thiệu Hóa có 44 di tích được xếp hạng, trong đó, có 6 di tích cấp quốc gia, 38 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích có giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạnh lớn như: Di chỉ khảo cổ học Núi Đọ – nơi phát hiện ra sự sống của người Việt cổ, Di tích đền thờ Lê Văn Hưu; đền thờ Đinh Lễ, Nguyễn Quán Nho, Nguyễn Quang Minh, Dương Tam Kha, Trần Lựu… những văn nhân, võ tướng lỗi lạc trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nổi bật hơn cả là Di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trung). Đền thờ Lê Văn Hưu được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990. Đây là nơi thờ tự nhà sử học Lê Văn Hưu – người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam, tác giả của tác phẩm lịch sử nổi tiếng “Đại Việt sử ký”. Trước tình trạng xuống cấp trong thời gian dài của đền thờ Lê Văn Hưu, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm xây dựng kế hoạch và lộ trình tu bổ, tôn tạo, với tổng mức đầu tư trên 29 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, đền thờ đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, trở thành điểm đến linh thiêng, “địa chỉ đỏ” giáo dục các thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, ý chí, tinh thần vươn lên vượt khó của cha ông và đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh hệ thống di tích giàu giá trị, huyện Thiệu Hóa còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc tiêu biểu cho đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Đến nay, huyện còn lưu giữ khoảng 32 di sản văn hóa phi vật thể; đó là các lễ hội truyền thống, tập quán xã hội, trò chơi, trò diễn, nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, chữ viết, ngành nghề truyền thống… Tiêu biểu trong đó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian “múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ”. Theo thông lệ của làng Cao Nhân (Thiệu Quang), “múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng, trong dịp lễ hội Ngư Võng Phường. “Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” từng bị mai một. Song với mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa đã đồng lòng phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của “múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ”.

Việc quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại huyện Thiệu Hóa đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Đó là, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao, văn hóa truyền thống trở thành nền tảng phát triển du lịch và phát triển kinh tế – xã hội, từng bước khẳng định thế mạnh của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Thiệu Hóa đã đặc biệt quan tâm đến công tác tu bổ, phục hồi các di tích và phục dựng các lễ hội, loại hình văn hóa. Điều này được minh chứng rõ nhất qua việc, “múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” từng là loại hình văn hóa bị mai một song lại “lội ngược” dòng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó, trong những năm qua, có nhiều di tích đã hoàn thành việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp như, nghè Yên Lộ (Thiệu Vũ), lăng mộ Nguyễn Quán Nho (thị trấn Thiệu Hóa); nhà thờ Vũ Như Du, xã Thiệu Quang, nghè Đông Lỗ, xã Thiệu Long… Một số di tích đã được đồng ý chủ trương đầu tư và đang triển khai như, Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ 1965-1967, đền thờ Lê Khắc Tháo, đền thờ Đinh Lễ…

Song song với đó, huyện Thiệu Hóa đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng như quản lý, tổ chức các lễ hội, loại hình văn hóa trên địa bàn huyện. Để công tác quản lý văn hóa đạt hiệu quả cao, huyện đã chú trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác văn hóa; thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công chức văn hóa, thủ từ và các sư trụ trì về công tác quản lý di tích, di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời, gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với việc triển khai Đề án Phát triển du lịch huyện nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thiệu Hóa Trần Ngọc Tùng, cho biết: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và lâu dài. Bởi vậy, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân – chủ thể trong bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa cũng như xây dựng địa phương văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp. Đặc biệt, huyện sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi đây là nguồn lực để quảng bá sản phẩm, điểm du lịch, các giá trị văn hóa nổi bật của địa phương trên các kênh thông tin; tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa, các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể. Từ đó, góp phần đưa những giá trị văn hóa truyền thống trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế – xã hội.

Bài và ảnh: Thùy Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều chỉ tiêu quan trọng vượt kế hoạch và nằm trong nhóm dẫn đầu cả tỉnh

Sáng 29/11, Thường trực Huyện ủy Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình kết quả thực hiện năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, sở, ngành cấp tỉnh, đặc biệt với...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Đoàn đại biểu Hội LHPN hai tỉnh Thanh Hóa

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hoá, sáng 26/11, Đoàn đại biểu Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) và Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá và đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).Đền thờ Đô thống Thượng tướng...

Cùng tác giả

Bắt giữ kẻ bị truy nã khi đang làm thủ tục xuất nhập cảnh

Ngày 1/12, thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, lực lượng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài vừa phát hiện và bắt giữ 1 người đang bị Công an TP Nha Trang phát lệnh truy nã, khi người này làm thủ tục xuất nhập cảnh. Theo đó, khoảng 9h25 phút ngày 30/11, trong lúc làm thủ tục nhập cảnh cho công dân, Tổ công tác Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài phối hợp Công an huyện Tân...

Du khách Hà Nội vây kín xem ‘robot nấu phở’, chờ hàng giờ để thưởng thức

Hai ngày cuối tuần, hàng ngàn người dân và du khách đã tới tham gia Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội diễn ra tại Công viên Thống Nhất. Lễ hội quy tụ hơn 80 gian hàng với rất nhiều món đặc sản của Hà Nội, 8 tỉnh thành khác trong nước (Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình) và 16 đại sứ quán như Ấn Độ, Nhật Bản,...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 1/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 1/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-1-12-2024-231985.htm

Tọa đàm cùng Sao Đỏ chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân” 

Tối 30/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Tọa đàm cùng Sao Đỏ với chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân”. Chương trình thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp (DN) tham gia trực tiếp và theo dõi livestream trên fanpage Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa.Chương trình thu hút đông đảo hội viên tham gia trực tiếp.Diễn giả của chương trình là 2 doanh nhân Sao Đỏ: ông Nguyễn Hồng Phong,...

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Cùng chuyên mục

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Bên cạnh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp diện mạo, thời gian qua, nhiều chương trình, sự kiện, hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh được tổ chức tại Công viên Hội An. Trong đó, việc kêu gọi, kết nối các cá nhân, tổ chức tham gia các không gian văn hóa tại phiên bản dãy phố cổ Hội An cho thấy những nỗ lực, đổi mới...

Một số điểm du lịch vẫn còn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”

Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do, chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành.Du khách tham quan vùng trồng cam trên địa bàn huyện Thạch Thành.Huyện Thạch Thành với rất nhiều điểm đến đã được “định danh” như: thác Voi, thác Mây, Chiến...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất