Powered by Techcity

Nét đẹp lễ hội làng ở Hoằng Hóa

Vào buổi bình minh của nền văn hóa Đông Sơn, vùng đất Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) là địa bàn người Việt cổ lựa chọn làm nơi sinh sống và sáng tạo nên nền văn hóa Quỳ Chử đặc sắc. Ở làng Quỳ Chử ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Nổi bật là lễ hội kỳ phúc tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 2 âm lịch.

Nét đẹp lễ hội làng ở Hoằng HóaTrò chơi đua thuyền truyền thống “Cơm thi, cá giải” được tổ chức tại Lễ hội kỳ phúc làng Quỳ Chử, xã Hoằng Quỳ.

Phải mất vài năm rồi, năm nay hội làng Quỳ Chử mới được tổ chức trở lại sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh. Người dân làng trên, xóm dưới nô nức hòa mình vào các hoạt động lễ hội kỳ phúc của làng bởi đó là nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của người dân.

Làng Quỳ Chử được chia làm 3 thôn (Trung Tiến, Tây Phúc và Đông Nam). Mặc dù mỗi thôn đều có khu tâm linh và nhà văn hóa riêng, nhưng hàng năm Nhân dân trong làng đều tập trung về Di tích Đình Trung để tổ chức lễ hội. Lễ hội kỳ phúc làng Quỳ Chử hình thành từ xa xưa với phần lễ và phần hội gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên nét văn hóa riêng có của vùng đất này. Vào ngày chính hội, phần lễ diễn ra trước tiên với những nghi thức rước kiệu, cúng tế để bày tỏ lòng thành kính với các bậc thần linh, đồng thời để người dân gửi gắm ước nguyện về một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Sau khi hoàn thành nghi thức cúng tế trong phần lễ, cả làng sẽ bắt đầu mở hội. Các trò diễn mang tính cộng đồng truyền thống hay các hoạt động thể thao, văn nghệ hiện đại đều thu hút đông đảo người dân cùng tham gia.

Có một trò chơi dân gian đặc sắc đã tồn tại hàng trăm năm qua hiện vẫn được người dân nơi đây duy trì tổ chức là đua thuyền “Cơm thi, cá giải”. Trò chơi dân gian này được xem là nét văn hóa độc đáo của làng Quỳ Chử. Các đội thi vừa chèo thuyền trên ao, vừa bắt cá và nấu cơm trên thuyền. Công việc chuẩn bị cho trò chơi cũng khá công phu. Từ việc trang trí các loại thuyền rồng, thuyền cá chép, thuyền cá mè… đến việc chuẩn bị trang phục cho các đội thi. Mỗi thuyền có một đôi nam thanh, nữ tú. Nam mặc áo nâu, đầu buộc khăn đỏ, tay vác mái chèo, cần câu, chài hoặc vó; nữ mặc áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, tay cầm niêu, kiềng, củi… Trò chơi vừa thể hiện tài năng chèo thuyền, kéo chài lưới của nam giới trên sông nước, vừa thể hiện khả năng nội trợ, khéo léo, đảm đang của người phụ nữ khi nấu cơm trên thuyền. Tiếng reo hò, cổ vũ của người dân trên bờ làm cho hội đua thuyền thêm phần sôi nổi.

Ông Lê Ngọc Hoa, Trưởng thôn Trung Tiến, thành viên Ban Tổ chức Lễ hội kỳ phúc làng Quỳ Chử, cho biết: Lễ hội là một nét đẹp văn hóa của địa phương. Nhiều người dân về với lễ hội với cảm xúc hân hoan và tự hào khi được trở về với những nét văn hóa truyền thống lâu đời của tổ tiên, nguồn cội.

Ở xã Hoằng Xuân, cứ vào những ngày đầu tiên của tháng 3 âm lịch, Nhân dân địa phương lại nô nức trẩy hội Phủ Vàng. Phủ Vàng được xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII, là nơi thờ Đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam. Truyền thuyết kể lại rằng, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp quân Thanh, tới Phủ Vàng cho quân dừng chân nghỉ ngơi và vào phủ dâng hương kính lễ, được Thánh Mẫu báo mộng, bày kế sách hay để đánh thắng giặc. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua đã tri ân Thánh Mẫu, ban sắc phong và lập đền thờ trên núi Chùa, làng Vàng.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Xuân Nguyễn Văn Tài cho biết: Từ xa xưa, Phủ Vàng không chỉ là nơi để người dân trong xã sinh hoạt văn hóa tâm linh, mà còn là địa điểm thu hút đông đảo Nhân dân và khách tham quan chiêm bái, tỏ lòng hướng vọng tới Đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của Nhân dân trong vùng. Tới đây, di tích sẽ tiếp tục được địa phương trùng tu, tôn tạo.

Vùng đất cổ Hoằng Hóa vốn là một không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Từ hệ thống các di tích, tín ngưỡng, lễ hội đến các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian phong phú, đặc sắc. Theo thống kê, toàn huyện có 470 di tích, trong đó có 93 di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, gồm 16 di tích cấp quốc gia và 77 di tích cấp tỉnh. Hệ thống di tích khá đậm đặc là nơi thờ phụng các vị thần linh, tôn vinh các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, các vị khai canh ra làng, xã, những vị đã cứu giúp phù hộ cho dân qua cơn hiểm nghèo hoặc đóng góp phần uy tín, công lao để làm giàu cho làng, xã được Nhân dân hâm mộ, nhớ ơn, tôn thờ.

Cùng với hệ thống di tích, Hoằng Hóa còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể. Trong không gian văn hóa của hội làng, người dân địa phương không chỉ sôi nổi tổ chức các trò chơi, trò diễn thi sức, đua tài mà còn là các hội diễn văn hoá, văn nghệ để những làn điệu hát chèo, hát tuồng, những màn trống hội được tái hiện sinh động, gần gũi, kết nối cộng đồng. Điều đáng chú ý, nhiều hội làng truyền thống ở Hoằng Hóa đã trở thành dịp để những thế hệ trẻ tìm về, vừa sôi nổi tham gia các hoạt động văn hóa – thể thao, vừa tìm hiểu, học hỏi về những tư liệu, câu chuyện văn hóa, lịch sử trên quê hương mình.

Bài và ảnh: Việt Hương

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn Lịch sử xã Hoằng Quỳ, Địa chí Văn hóa Hoằng Hóa).

Nguồn

Cùng chủ đề

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Trưng bày và giới thiệu cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ”

Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất của ông (17/10 năm Giáp Tuất 1634 - 17/10 năm Giáp Thìn 2024), chiều 16/11, Ban Tổ chức lễ hội phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Hóa và tác giả cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (1572-1634)” tổ chức trưng bày và giới thiệu cuốn sách đến đông đảo độc giả và Nhân dân.Phó...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Cộng đồng trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử

Những giá trị lịch sử, văn hóa do các thế hệ nối tiếp nhau dày công vun đắp, sáng tạo mà thành, là tài sản chung của cộng đồng. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa ấy là trách nhiệm của cả cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, tích cực, chủ động.Trò diễn Tú Huần (xã Quảng Yên) tham gia Giao lưu văn hóa - nghệ thuật truyền...

Cùng tác giả

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn”

Ngày 28/11/2024, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 204 năm ngày sinh của Ph. Ăngghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của C.Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của C.Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.Bổ sung, làm rõ lý luận về con...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Cùng chuyên mục

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất