Powered by Techcity

Lần theo con đường tải lương lên Điện Biên Phủ

Gần 2/3 ngày đường từ TP Thanh Hóa, trên chuyến xe 16 chỗ bon bon, chúng tôi mới đến được TP Điện Biên Phủ. Đó là chiếc ô tô hiện đại với lái xe chuyên nghiệp, thường xuyên duy trì tốc độ 70 – 80km/giờ, lại đi trên các quốc lộ đã được bạt núi san đồi thênh thang rộng mở, thảm nhựa phẳng lỳ toàn tuyến. Tuy nhiên hơn 70 năm về trước, cũng cung đường ấy, nhưng là những tuyến nhỏ hẹp, đa phần là băng rừng sâu, vượt núi thẳm vùng Tây Bắc với dốc đá lởm chởm, trơn trượt. Ấy vậy mà gần 179.000 dân công xứ Thanh vẫn rầm rập ngày đêm, vừa tránh bom đạn của máy bay địch, vừa mở đường, gánh gạo, thồ lương thực, vũ khí đạn dược với những chuyến đi cả tháng trời để tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Lần theo con đường tải lương lên Điện Biên PhủÔng Lê Hữu Thảo, quê gốc xã Thiệu Giao (Thiệu Hóa) đang sinh sống tại TP Điện Biên Phủ kể chuyện tham gia đoàn xe đạp thồ với phóng viên.

Từ năm 2011 – 2012, chúng tôi đã đi tìm lại những nhân chứng ở các huyện Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc… đã từng đi dân công hỏa tuyến, tham gia đoàn xe đạp thồ và gánh gạo lên Điện Biên Phủ. Những câu chuyện kể của người trong cuộc, cùng nhiều nguồn sử liệu ghi lại, có thể xác định lộ trình đi tiếp lương tải đạn của hàng chục vạn lượt người con xứ Thanh từ tỉnh nhà lên với chiến dịch, góp phần vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Theo đó, khoảng thời gian từ 1953 đến đầu năm 1954, dân công và thanh niên xung phong Thanh Hóa trở thành lực lượng quan trọng trong công tác hậu cần cho các chiến dịch vùng Tây Bắc, mà đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Lương thực chuyển ra từ các tỉnh Bắc Trung bộ, từ Đồng bằng Sông Hồng và nhất là của Thanh Hóa huy động, được tập trung chủ yếu ở 2 nơi là kho Lược (Thọ Xuân) và kho Cẩm Thủy – đều sát sông Chu và sông Mã để thuận tiện vận chuyển đến và đi cả đường thủy và đường bộ. Từ đây lương thực tiếp tục được chuyển bằng nhiều hướng với nhiều cung đường khác nhau. Cung đường thứ nhất là từ Thọ Xuân lên Lang Chánh rồi đến Hồi Xuân (Quan Hóa). Cung đường thứ hai từ Thọ Xuân qua Cẩm Thủy, lên Cành Nàng (Bá Thước), qua Na Sài rồi về Hồi Xuân.

Theo Quốc lộ 15A ngày nay, hàng từ Hồi Xuân tiếp tục được vận chuyển đi Phú Lệ (Quan Hóa), qua Co Lương (Mai Châu – Hòa Bình) rồi ra đường 41 – chính là Quốc lộ 6 ngày nay, đến ngã ba Tòng Đậu – Suối Rút cũng thuộc huyện Mai Châu. Theo tuyến này, hàng tiếp tục được chuyển qua ngã ba Cò Nòi (Sơn La) rồi qua đèo Pha Đin, đến huyện Tuần Giáo của tỉnh Điện Biên. Khi cách trận địa Điện Biên Phủ chừng 40km, phần lớn hàng hóa tiếp vận được đưa vào kho lớn ở khu rừng Nà Tấu thuộc tỉnh Điện Biên để cung cấp cho chiến dịch.

Lần theo con đường tải lương lên Điện Biên PhủDi tích lịch sử với bia tưởng nhớ trên khu vực đỉnh đèo Pha Đin ngày nay.

Cũng theo một số tài liệu và nhân chứng, khi tuyến đường từ miền Tây Thanh Hóa qua Hòa Bình, rồi theo Quốc lộ 6 đi Sơn La, lên Điện Biên bị địch phát hiện, ném bom ác liệt hòng chặn sự tiếp viện của ta, một tuyến đường khác cũng được mở. Đó là từ Phú Lệ, các dân công hỏa tuyến đi đường mòn lên vùng cao Mường Lát, qua Tén Tằn rồi sang Thượng Lào, cuối cùng vòng về Điện Biên.

Ở bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa ngày nay, hang Co Phương chính là chứng tích bi tráng với lực lượng tiếp lương gùi đạn cho chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ sau đó. Nơi đây chính là điểm dừng nghỉ và tập kết để trung chuyển lương thực, vũ khí từ Thanh Hóa sang Hòa Bình. Chiều định mệnh ngày 2/4/1953, máy bay Pháp quần thảo ném bom hòng chặn đường tiếp viện của ta, làm 11 dân công hỏa tuyến người xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) hy sinh do bị sập cửa hang. Ngày nay, tuyến Quốc lộ 15A đoạn qua bản Sại được nắn tránh cửa hang và chính là con đường cũ chừng 1/2km, nhưng chứng tích của sự mất mát hy sinh và tinh thần vượt hy sinh gian khổ của bao lớp dân công, thanh niên xung phong ngày ấy mãi còn lưu hậu thế.

Phú Lệ cũng là xã cuối cùng của đất Thanh Hóa, sang phía tỉnh bạn Hòa Bình là xã Vạn Mai với ngã ba Co Lương nổi tiếng mà tuyến đường tải lương của các lực lượng năm xưa đi qua. Trên địa bàn huyện Mai Châu, ngã ba Cò Nòi chính là điểm giao giữa Quốc lộ 15A với Quốc lộ 6 đi vùng Tây Bắc nên cũng bị ném bom thường xuyên. Đoạn đường dằng dặc qua tỉnh Sơn La và Điện Biên ghi nhận nhiều mất mát hy sinh, cũng như khẳng định tinh thần vượt gian khổ và hiểm nguy của các lực lượng hậu cứ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trên tuyến ấy, ngã ba Cò Nòi trở thành “cửa tử”, là “túi bom” bởi máy bay Pháp ngày đêm quần thảo, có hơn 100 dân công và thanh niên xung phong làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men đã ngã xuống nơi đây vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây chính là điểm giao quan trọng của các tuyến đường tiếp vận từ Việt Bắc vào, Liên khu III và Liên khu IV lên để nhập vào Quốc lộ 6 đi Điện Biên Phủ. Nhiều sử liệu đều ghi nhận, giai đoạn đầu năm 1954, có ngày máy bay địch ném bom tại đây cả chục lượt, có đợt 2 – 3 tuần liên tục để biến nơi đây thành vũng lầy, phá hủy hoàn toàn hệ thống giao thông nhằm ngăn chặn lực lượng tiếp vận cho chiến dịch. Tại ngã ba này hiện nay, một tượng đài thanh niên xung phong bằng đá được dựng lên sừng sững, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục tinh thần cho hậu thế.

Trong quá trình thu thập thông tin và tìm nhân chứng, chúng tôi được Hội đồng hương Thanh Hóa tại Điện Biên giới thiệu gặp người cựu thanh niên xung phong tham gia đoàn xe đạp thồ tải lương phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa Lê Hữu Thảo. Tuy đã bước sang tuổi 93, nhưng người con quê xã Thiệu Giao (Thiệu Hóa) không thể quên những năm tháng cống hiến tuổi xuân cho kháng chiến: “Từ cuối năm 1953, tôi đã tham gia đội xe đạp thồ, chở lương thực và đạn dược từ Thọ Xuân lên. Với đôi dép cao su cùng chiếc xe được cấp, tôi thồ từ 80 đến 120kg mỗi chuyến, nhiều đồng đội còn thồ tới hơn 200kg. Trong các đoàn thồ, người Thanh Hóa luôn đông nhất, sau đó là người Nghệ Tĩnh. Đoạn từ Thanh Hóa đến Hòa Bình còn dễ đi, nhưng sau đó chủ yếu là đường rừng, qua nhiều sông suối, rồi đèo cao cực kỳ vất vả. Nhiều khu vực có đồn bốt giặc nên cũng không thể đi đường chính mà được hướng dẫn luồn rừng. Nhiều hôm bị máy bay địch quần thảo bỏ bom phải trú ẩn, cũng không có cơm ăn mà chỉ được phát 2 thanh đường đen bằng 2 – 3 ngón tay để cầm cự”.

Lần theo con đường tải lương lên Điện Biên PhủMột đoạn đèo Pha Đin ngày nay, tuy đã được bạt núi san đồi để mở rộng, nhưng vẫn còn là thách thức với nhiều điểm cua và dốc.

Cũng theo ông Thảo, những địa danh quen thuộc sau khi qua đất Thanh Hóa mà ông còn nhớ nhất chính là qua Chợ Bờ, Suối Rút, ngã ba Tòng Đậu của tỉnh Hòa Bình. Lên tỉnh Sơn La càng không thể quên được ngã ba Cò Nòi – nơi có nhiều đồng đội ông hy sinh. Còn vất vả nhất phải kể đến đèo Pha Đin nằm giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên với liên tục những dốc cao, điểm cua, dưới chân thì đá lởm chởm kéo dài hàng chục cây số nên phải nhiều người chung tay mới đưa được xe qua.

Những câu thơ của cố nhà thơ Tố Hữu vẫn còn vang vọng đến hậu thế, như là lời kể chân thực nhất: “Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…”. Trên đỉnh di tích đèo Pha Đin ngày nay, tấm bia màu đỏ được dựng lên, nhiều đoàn du khách đi qua đều dừng lại thăm viếng. Trên tấm bia ven con dốc này cũng ghi lại những thông tin một thời khói lửa và ác liệt của hơn 70 năm về trước. “Đèo Pha Đin dài 32km, điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển. Đây là nơi hứng chịu nhiều trận oanh tạc bằng máy bay của thực dân Pháp nhằm ngăn chặn đường tiếp vận vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm của ta phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Dưới làn bom đạn của kẻ thù, với lòng quết tâm và tinh thần quả cảm, bộ đội, dân công và thanh niên xung phong vẫn bám trụ, vừa phá đá mở đường, vừa tháo gỡ bom mìn, giữ vững mạch máu giao thông, bảo đảm chi viện kịp thời cho chiến dịch đến ngày toàn thắng”.

Tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ ngày nay, ban quản lý bố trí hẳn một không gian để trưng bày các hiện vật và thông tin liên quan đến công tác tải lương thực, đạn dược từ các hậu phương về Điện Biên Phủ. Những đoàn xe đạp thồ từ Thanh Hóa lên, đoàn ngựa thồ từ Lai Châu xuống, những đoàn người gánh gạo ngày đêm… đều được tái hiện bằng hình ảnh và mô hình sinh động. Riêng quãng đường tải lương, đạn dược từ Thanh Hóa lên đến chiến trường đã hơn 500km, khi ấy cơ bản đường mòn, đèo cao suối sâu vô cùng gian nan. Câu chuyện dân công Trịnh Đình Bầm quê xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa dỡ bàn thờ tổ tiên làm bánh xe cút kít tải lương qua lời kể truyền cảm của hướng dẫn viên khiến nhiều khách tham quan không khỏi rơm rớm nước mắt.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Nguồn

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Phát triển du lịch từ di tích lịch sử cách mạng

Những năm gần đây, cùng với cái “bắt tay” của ngành du lịch, nhiều di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.Du khách đến tham quan, dâng hương tại Di tích lịch sử hang Co Phường, bản Sại, xã Phú Lệ (Quan Hóa).Di tích lịch sử hang Co Phường, bản Sại, xã Phú Lệ (Quan Hóa) đã trở thành...

Ngày hội lớn của non sông

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang của dân tộc - với kỷ nguyên độc lập, tự do gắn liền CNXH.TP Thanh Hóa rực rỡ sắc cờ mừng Ngày Quốc khánh 2-9. Ảnh: Lê HợiTừ ngày thu độc lập đầu tiên...Lễ Quốc khánh đầu tiên - ngày 2/9/1945, sẽ...

Thắng lợi vẻ vang, tinh thần bất diệt

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là trang sử vàng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là một bước ngoặt cách mạng chưa từng có trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên một sự kiện “long trời, lở đất” chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi dâng hoa, dâng hương viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh...

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), trong các ngày 22 và 23/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, viếng các nghĩa trang liệt sĩ tại tỉnh Điện Biên.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cùng đoàn công tác đến...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi, làm rõ quy định về hoạt động vận tải; nâng cao điều kiện tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy lái xe; làm rõ quy định về phân cấp quản lý đường bộ.Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước.Sáng 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã...

Đại hội đại biểu lần thứ IV Hội Cựu giáo chức tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/11, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội CGC; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng 116 đại biểu đại diện cho gần 2 vạn hội viên...

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 8/11/2024

Hôm nay (8/11), Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8; tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-8-11-2024-229730.htm

Bão Yinxing vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024

 Vị trí và hướng đi của bão số 7 ngày 8/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h. Từ 72 đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất