Powered by Techcity

Một thời đỏ lửa giữa rừng xanh

Nằm giữa núi rừng xứ Thanh, Di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân (Lò cao NX3) với những tháng ngày đỏ lửa đã góp phần viết nên bản hùng ca chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam.

Lò cao kháng chiến Hải Vân: Một thời đỏ lửa giữa rừng xanhLò cao kháng chiến Hải Vân từng một thời đỏ lửa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất vũ khí phục vụ chiến trường.

Từ TP Thanh Hóa đi khoảng 40km về phía Tây Nam qua Nông Cống đến thị trấn Bến Sung (Như Thanh), du khách sẽ “bắt gặp” núi Đồng Mười – ngọn núi thuộc sơn hệ “chạy” từ Sầm Nưa (Lào) về Thanh Hóa. Nằm gần hồ Sông Mực, núi Đồng Mười thấp, như một thung lũng kín đáo mà hiểm trở, bao bọc bởi núi non trùng điệp. Có lẽ bởi vậy mà Đồng Mười được lựa chọn để trở thành “địa điểm” lịch sử xây dựng Lò cao kháng chiến Hải Vân hơn 70 năm về trước.

Ngược dòng lịch sử, năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, thực dân Pháp lúc bấy giờ không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Vì thế, đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời Người hiệu triệu sức mạnh toàn dân cùng nhau chung sức, đồng lòng đánh giặc để bảo vệ thành quả cách mạng, gìn giữ non sông gấm vóc của tiên tổ. Xác định kháng chiến nhất định thắng lợi nhưng sẽ trường kỳ, gian khổ nên phải tự chủ, tự lực cánh sinh.

Để trường kỳ kháng chiến thì việc tự chủ sản xuất vũ khí, đạn dược cung cấp cho bộ đội, dân quân du kích là không thể thiếu. Và để có thể sản xuất vũ khí, ngành quân giới đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bấy giờ, Cục Quân giới; Sở Khoáng chất kỹ nghệ Trung Bộ đã quyết định chọn Cầu Đất – Sông Con (thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) làm nơi đặt lò sản xuất gang. Sau đó, lò sản xuất gang lại được dời về Cát Văn (cũng thuộc Nghệ An). Tuy nhiên, lò cao ở Cát Văn đang trong quá trình hoàn tất xây dựng để đi vào hoạt động thì bị kẻ địch phát hiện, chúng cho máy bay ném bom phá hủy.

Theo các tài liệu, lúc này người đứng đầu Sở Khoáng chất kỹ nghệ Trung Bộ Võ Quý Huân phải lên Việt Bắc để xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương cho việc chọn địa điểm xây dựng lò cao. Có hai địa điểm được lựa chọn là Thái Nguyên hoặc Thanh Hóa. Tuy nhiên, theo ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không thể chọn Thái Nguyên vì thực dân Pháp sẽ đánh lên đây. Vì thế, vùng đất xứ Thanh được chọn làm nơi xây dựng lò cao. Qua khảo sát, khu vực đồi núi huyện Như Xuân (khi đó huyện Như Thanh chưa tách ra từ huyện Như Xuân) với lợi thế đồi núi bao quanh, di chuyển đường thủy, bộ thuận tiện, gần nguồn quặng, lại sẵn nguồn than đốt gỗ lim phục vụ cho việc đốt lò là điều kiện lý tưởng để xây dựng lò cao.

Cuối năm 1949, lò cao từ Cát Văn (Nghệ An) được chính thức chuyển ra khu vực rừng núi Đồng Mười huyện Như Xuân, Thanh Hóa (Đồng Mười trước đây thuộc xã Hải Vân, nên còn có tên là Lò cao kháng chiến Hải Vân). Năm 1950, việc xây dựng Lò cao NX1 và NX2 trên địa bàn huyện Như Xuân được tiến hành trong khu vực rừng lim thuộc núi rừng Đồng Mười. Hơn một năm sau đó, mẻ gang đầu tiên đã được ra lò dưới tán rừng Đồng Mười – đánh dấu bước ngoặt của ngành công nghiệp luyện kim. Trong hai năm 1952 – 1953 đã có gần 200 tấn gang ra lò tại Đồng Mười để sản xuất vũ khí phục vụ chiến trường khói lửa.

Tuy nhiên, dù cẩn thận song hoạt động của Lò cao NX1 và NX2 dưới rừng lim cũng không thể qua mắt được thực dân Pháp, chúng cho máy bay đêm ngày bắn phá ác liệt. Việc chuyển địa điểm một lần nữa được đặt ra. Sau khi quan sát kỹ và thăm dò, đồng chí Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới đã quyết định chuyển toàn bộ máy móc sản xuất vào trong hang Đồng Mười (cách khu vực cũ khoảng 1km) – Lò cao NX3 ra đời từ đó. Việc đưa lò cao vào trong hang sản xuất sẽ tránh bị địch phát hiện và ngay cả khi không may bị phát hiện thì với một cơ sở sản xuất trong hang rất khó bị đánh phá.

Lò cao kháng chiến Hải Vân: Một thời đỏ lửa giữa rừng xanhNhà bia giới thiệu Di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân.

Dẫu vậy, ngoài lợi thế kín đáo thì đưa một lò cao với những máy móc, thiết bị cồng kềnh vào trong hang núi là điều không dễ dàng. Đã có khoảng 400 phát mìn được nổ để cửa hang mở rộng. Cùng với đó, máy móc khi đưa vào hang phải cải tiến thế nào cho phù hợp với cấu tạo hang; hệ thống xả hơi nước, hơi độc và khói phải xả ra bên ngoài nhưng làm thế nào để có thể ngụy trang không bị kẻ địch phát hiện; rồi cả những vấn đề không lường trước như hiện tượng tiếng ồn dữ dội do máy móc, quạt reo va đập vào vách hang khiến công nhân chỉ có thể ra hiệu chứ không thể nghe; hiện tượng thải khí độc nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng do quá trình phản ứng hóa học… hàng loạt vấn đề xảy ra khiến các kỹ sư, công nhân phải căng đầu tính toán, tìm cách khắc phục.

Giữa muôn vàn khó khăn của điều kiện sản xuất thực tế và sự cấp bách của chiến trường, những kỹ sư, công nhân làm việc tại đây với ý chí sắt đá và sự thông minh, trí tuệ cuối cùng đã hoàn thành việc lắp đặt Lò cao NX3 trong hang Đồng Mười vào cuối năm 1953. Từ đây, trong hang núi Đồng Mười giữa núi rừng xanh tươi liên tiếp những tháng ngày đỏ lửa, sục sôi khí thế sản xuất. Đã có những vần thơ ngợi ca đầy tự hào: “Đồng Mười giữa chốn rừng xanh/ Những ngày kháng chiến ân tình biết bao/ Hang này ôm bóng Lò cao/ Mở mang sử thép, tự hào công nhân”.

Từ lò cao NX3 trong hang núi Đồng Mười xứ Thanh đã có hàng trăm tấn gang ra lò được đưa đi phục vụ đúc lựu đạn, súng cối, chảo, nồi quân dụng… Đặc biệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, để tiền tuyến vững tin đánh trận thì có một phần không nhỏ đóng góp từ “hậu phương” lò cao Đồng Mười.

Và trong những tháng ngày đỏ lửa với sứ mệnh lịch sử của Lò cao kháng chiến Hải Vân, nơi đây đã in dấu ấn tài trí, công sức của những thế hệ đã sẵn sàng cống hiến để làm nên lịch sử như: Giáo sư Trần Đại Nghĩa; kỹ sư Võ Quý Huân…

70 năm đã trôi qua, những tháng ngày đỏ lửa giữa rừng xanh Đồng Mười của Lò cao kháng chiến Hải Vân cũng đã lùi vào quá khứ – “sống” cùng những tháng năm hào hùng của lịch sử dân tộc. Dẫu vậy, Lò cao kháng chiến Hải Vân còn đó, những dấu tích của “lò sấy”; “lò ủ gang”; “lò gió nóng”… còn đó; cùng những khẩu hiệu “Đào sâu nhớ kỹ, kiểm điểm thành tích viết tự thuật đầy đủ… cụ thể”; hay “Đề cao tương trợ, đẩy mạnh sản xuất, giúp nhau kiểm điểm lấy thành tích, viết tự thuật tốt”… không chỉ là sự khẳng định cho tinh thần sống, chiến đấu, lao động miệt mài cũa những cán bộ, kỹ sư, công nhân làm việc tại lò cao kháng chiến năm xưa. Dấu tích ấy, vẫn đang âm thầm “kể chuyện” đến thế hệ kế tiếp, về một thời đỏ lửa rực rỡ cùng dân tộc.

Dẫn chúng tôi tham quan di tích cấp quốc gia Lò cao kháng chiến Hải Vân (Lò cao NX3), ông Nguyễn Danh Tuyên, 75 tuổi người dân khu phố Đồi Dẻ, trông coi di tích suốt 30 năm qua, chia sẻ: “Năm 1962, lần đầu tiên tôi được bố dẫn vào lò cao, lúc đó dù người đã rời đi nhưng máy móc còn ở lại, cảm xúc khi ấy thực sự rất choáng ngợp vì tận mắt nhìn thấy những máy móc, thiết bị được lắp đặt bên trong, cứ nghĩ mãi sao người ta có thể đưa từng ấy máy móc vào trong hang, rồi vận hành một lò cao với quy mô lớn như vậy suốt một thời gian… Sự choáng ngợp và khâm phục chắc chắn không chỉ với riêng tôi, mà với bất cứ ai từng ghé thăm Lò cao kháng chiến Hải Vân trong những năm tháng ấy. Giống như một nhà khoa học người nước ngoài khi ghé thăm nơi đây đã phải thốt lên “Thật vĩ đại ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”. Là một người lính trải qua chiến trận, tôi tin rằng chính những sự “vĩ đại” tưởng như không thể ấy đã tạo nên sức mạnh để cả dân tộc ta đi đến ngày thắng lợi cuối cùng”.

Bài và ảnh: Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024)

Tối 16/11, tại Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” Cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau); Nhà hát thành phố Hải Phòng (Hải Phòng), Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Tình sâu nghĩa nặng”.Toàn cảnh điểm Cầu Thanh Hóa....

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Giữ “hơi thở” của làng

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.Anh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Nghi...

Chiều 14/11, đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng Nhân dân và cán bộ khu dân cư thôn Nghi Vịnh, xã Nga Vịnh (Nga Sơn) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố Quảng Xá

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), sáng 14/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Quảng Xá, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa).Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân...

Cùng tác giả

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 25/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (25/11), Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa đốc thúc hoàn thiện tiêu chí huyện NTM tại một số địa phương... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-25-11-2024-231338.htm

Điểm tin sáng ngày 25/11

25/11/2024 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Hôm nay, Thanh Hóa bắt đầu khởi...

Hôm nay, Thanh Hóa bắt đầu khởi động Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday từ ngày 25/11 đến ngày 1/12 và 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday từ 0 giờ thứ Sáu ngày 29/11 đến 12 giờ ngày 1/12/2024.Việc quảng bá và nhận diện các sản phẩm Việt Nam, đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân và du khách, cũng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 25/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 25/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-25-11-2024-231326.htm

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Cùng chuyên mục

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 25/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (25/11), Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa đốc thúc hoàn thiện tiêu chí huyện NTM tại một số địa phương... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-25-11-2024-231338.htm

Điểm tin sáng ngày 25/11

25/11/2024 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Hôm nay, Thanh Hóa bắt đầu khởi...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 25/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 25/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-25-11-2024-231326.htm

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 24/11, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 80mm. Từ chiều tối 24/11 mưa lớn giảm dần. Từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (24/11) diễn ra hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa; Tỉnh đoàn tổ chức hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu về chuyển đổi số. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-24-11-2024-231218.htm

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất