Powered by Techcity

Sầm Sơn tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án

TP Sầm Sơn là địa phương có nhiều dự án quan trọng đã và đang được triển khai. Để các dự án này được tiến hành thuận lợi, bảo đảm tiến độ và chất lượng, thì một trong những điều kiện đầu tiên là thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Sầm Sơn tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự ánNhờ làm tốt công tác GPMB mà Dự án Quảng trường biển đã nhanh chóng được triển khai để có diện mạo như hiện nay. Ảnh: trần hằng

Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội là một trong những dự án trọng điểm đang được gấp rút triển khai. Dự án này cùng với 3 dự án đối ứng khác đã tác động đến 5 phường trên địa bàn TP Sầm Sơn gồm: Quảng Tiến, Quảng Châu, Trung Sơn, Bắc Sơn và Trường Sơn. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 400,11ha/7.681 hộ, trong đó có khoảng 3.500 hộ đất ở. Trong quá trình thực hiện GPMB, TP Sầm Sơn đã tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân bàn giao đất cho Nhà nước để thực hiện dự án. Nhiều hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất nằm ngay trên mặt đường Hồ Xuân Hương có giá trị sinh lời cao nhưng vẫn ủng hộ và bàn giao mặt bằng từ giai đoạn đầu dự án triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn các hộ đồng thuận và chấp hành nghiêm chủ trương và các quy định của Nhà nước, thì vẫn còn một số hộ không hợp tác.

Theo đó, ngày 9/1 và 10/1/2024, UBND TP Sầm Sơn đã ban hành các quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 19 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại phường Trung Sơn để thực hiện Dự án Khu đô thị Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Với việc ban hành quyết định, đã có 8 hộ nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng, còn lại 11 hộ chưa chấp hành. Nhằm bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng sạch, UBND TP Sầm Sơn đã xin ý kiến các cơ quan chức năng và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất đối với 11 hộ dân này. Việc cưỡng chế được tiến hành vào ngày 11/3/2024 và đến nay mặt bằng này đã cơ bản được giải phóng để bàn giao cho nhà đầu tư.

Sự quyết liệt của TP Sầm Sơn trong công tác GPMB cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của thành phố trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Năm 2024, TP Sầm Sơn được giao GPMB, kiểm tra, đôn đốc, tham mưu và báo cáo tình hình GPMB của 17 dự án, với tổng diện tích mặt bằng cần giải phóng là 52,24ha, trong đó có 15 dự án đầu tư công với diện tích 32,74ha và 2 dự án đầu tư của doanh nghiệp với diện tích 19,5ha. Cùng với đó, thành phố cũng nỗ lực hoàn thành GPMB 100% dự án trong kế hoạch và phấn đấu hoàn thành GPMB các dự án ngoài kế hoạch có yêu cầu thực hiện trong năm 2024.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, UBND thành phố chỉ đạo các phòng, ban, xã, phường chủ động, quyết liệt trong công tác GPMB ngay từ đầu năm. Đặc biệt, việc quán triệt, thống nhất chung về tư tưởng, nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và người dân về công tác GPMB đã được lãnh đạo thành phố đặc biệt chú trọng. Theo đó, các địa phương, đơn vị trên địa bàn phải xác định rõ tầm quan trọng của công tác GPMB đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội để chỉ đạo, điều hành với quyết tâm chính trị cao nhất. Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư.

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác GPMB, thành phố yêu cầu UBND các xã, phường và Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thành phố ký cam kết về tiến độ GPMB với các chủ đầu tư (cam kết về tiến độ, kinh phí, sự phối hợp giữa các bên). Đồng thời, yêu cầu UBND các xã, phường rà soát các dự án đầu tư có sử dụng đất đang thực hiện công tác GPMB trên địa bàn. Chủ động, tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc hoặc kịp thời báo cáo UBND thành phố để giải quyết các khó khăn vượt thẩm quyền, bảo đảm hoàn thành công tác GPMB theo đúng yêu cầu tiến độ của các dự án. Đặc biệt, sẽ xử lý nghiêm và truy cứu đến cùng trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện không tốt công tác GPMB, đùn đẩy trách nhiệm đối với từng dự án cụ thể.

Đối với Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thành phố, UBND TP Sầm Sơn yêu cầu đơn vị tập trung thực hiện công tác GPMB, bảo đảm tiến độ để bàn giao mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư. Kịp thời báo cáo tiến độ, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất hướng giải quyết đối với từng dự án, báo cáo về UBND thành phố định kỳ vào ngày 20 hằng tháng. Nếu trong quá trình thực hiện không có báo cáo khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị mà dự án chậm tiến độ thì Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thành phố phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố.

Để công tác GPMB được tiến hành thuận lợi, thành phố cũng giao Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc rà soát, thống kê các dự án đầu tư có sử dụng đất theo danh mục các dự án cần phải thu hồi đất trong năm 2024, danh mục các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn, các dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 được phê duyệt. Đồng thời, làm việc cụ thể với từng chủ đầu tư và Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thành phố về tình hình kế hoạch thực hiện các dự án, để thống nhất tiến độ triển khai dự án; trên cơ sở đó sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án cần tập trung GPMB. Ngoài ra, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND thành phố giải quyết về cơ chế, chính sách đất đai liên quan đến bồi thường GPMB. Tổng hợp tình hình và kết quả GPMB hàng tháng vào cuối mỗi đợt kiểm tra. Tham mưu, trình Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB…

GPMB là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, bên cạnh vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp và các đơn vị có liên quan, UBND TP Sầm Sơn cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban như Tài chính – Kế hoạch; Quản lý đô thị; Tư pháp; Lao động – Thương binh và Xã hội; Thanh tra; Công an thành phố; MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội; các chủ đầu tư… Từ đó, tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện và sự cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, TP Sầm Sơn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu GPMB trong năm 2024. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư; thu hút nguồn vốn đầu tư; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2024 và hiện thực hóa Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trần Hằng

Nguồn

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Cử tri huyện Mường Lát đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các dự án tái định cư, đường giao thông

Chiều 5/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát; Thao Thị Dua, viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Mường Lát đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Trung Lý, huyện Mường Lát trước kỳ họp thứ 23,...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn

Sáng 5/11, tại xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lương Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn; Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đã có buổi tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Phó Bí thư Tỉnh...

Cùng tác giả

Cử tri huyện Nga Sơn kiến nghị việc di dân, tái định cư khu vực ngoài đê sông Hoạt

Cử tri huyện Nga Sơn kiến nghị cấp có thẩm quyền cần có phương án di dân, tái định cư đối với các hộ dân sinh sống ở khu vực ngoài đê sông Hoạt và một số vấn đề dân sinh.Quang cảnh hội nghị.Sáng 6/11, tại xã Nga Trường (Nga Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Thiếu tướng Trần Phú Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Đỗ Ngọc...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân

Sáng 6/11, tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Cầm Bá Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Xuân đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử triTại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) 

Sáng 6/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, cơ bản thống nhất với tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân...

Cử tri huyện Mường Lát đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các dự án tái định cư, đường giao thông

Chiều 5/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát; Thao Thị Dua, viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Mường Lát đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Trung Lý, huyện Mường Lát trước kỳ họp thứ 23,...

Cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Thị xã Nghi Sơn tập trung giải quyết các vấn đề “nóng”, trọng điểm

Năm 2024, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Nghi Sơn đồng thời gắn liền với việc giải quyết nhiều vấn đề “nóng”, trọng điểm. Với phương châm “Kiên quyết, kiên trì, linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. Không nói khó, chỉ bàn để làm”; cấp ủy, chính quyền thị xã đang nỗ lực bằng mọi giải pháp để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu hướng tới.Thị xã Nghi...

Ký kết thoả thuận cung cấp, tiêu thụ hàng hoá tại Hội chợ xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng

Từ ngày 31/10 đến 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP tỉnh Cao Bằng 2024. Thông qua hoạt động quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, các chủ thể OCOP của tỉnh đã tiêu thụ được lượng hàng hoá lớn và ký được 4 thoả thuận cung cấp,...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV khai trương hoạt động chi nhánh BIC Thanh Hóa

Ngày 4/11, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Thanh Hóa tại tầng 5, tòa nhà BIDV Thanh Hóa, số 26 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa). Đây là chi nhánh thứ 36 trong mạng lưới kinh doanh của BIC trên toàn quốc.Các đại biểu cắt băng khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa.Các đại biểu tham dự Lễ khai trương BIC Thanh Hóa.Các đại...

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất