Powered by Techcity

Du xuân lên thăm làng Ngọc

Nằm bên bờ Bắc sông Mã, dựa lưng vào núi Trường Sinh, trước mặt là cánh đồng lúa rộng lớn, làng Lương Ngọc (làng Ngọc) xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) đẹp như một bức tranh sơn thủy. Nơi đây còn có khu di tích danh thắng Cẩm Lương với quần thể suối cá, hang động, đền thờ, cùng không gian văn hóa truyền thống… tất cả tạo nên sức hút riêng của vùng đất Mường cổ.

Du xuân lên thăm làng NgọcDu khách thích thú khi về thăm và khám phá suối Ngọc với đàn “cá thần” nổi tiếng.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng hơn 80km, làng Lương Ngọc nằm giữa một thung lũng rộng lớn. Dãy núi Trường Sinh kéo dài khi “chạy” qua làng Ngọc đã tạo nên hệ thống hang động nguyên sơ, cảnh quan thiên nhiên bình yên và xinh đẹp.

Đặc biệt, từ trong núi đá Trường Sinh có dòng suối mát lành tuôn chảy như chưa bao giờ cạn, người dân vẫn thường gọi là suối Ngọc (mó Ngọc) – nơi có “đàn cá thần” nổi tiếng. Dưới làn nước mát trong xanh bốn mùa, đàn cá quẫy mình bơi lội tung tăng trước sự dõi theo thích thú của du khách.

Men theo dòng suối mát, theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi ghé ngôi đền thiêng thờ Thủy Phủ Long Vương (thần Rắn) bên bờ suối Ngọc dâng hương kính thần. Rồi từ đây đi tiếp tới mạch nguồn suối chảy thì “bắt gặp” dãy núi Trường Sinh. Theo những bậc đá bước vào trong núi là hệ thống hang động (động Cây Đăng) hoang sơ với nhiều nhũ đá hình thù kỳ lạ, màu sắc lấp lánh thật đẹp. Vào động đá, bước chân du khách như lạc nơi tiên cảnh, mải mê khám phá. Động Cây Đăng thông hai đầu, người làng Ngọc vẫn thường nói: “Vào cửa cha, ra cửa mẹ”.

Khi hành trình khám phá bản làng, dòng suối Ngọc, núi Trường Sinh như chừng đã thấm mệt, du khách có thể ngồi bên bờ suối nhấm nháp một vài ống cơm lam do người Mường tại đây tự tay làm ra. Cơm nếp nướng trong ống nứa dẻo thơm mà không nát, chấm cùng chút muối vừng cũng thật thú vị. Theo người dân làng Ngọc, cơm lam trước đây chủ yếu được làm và sử dụng trong những dịp lễ, tết của bản làng. Từ khi khu di tích danh thắng Cẩm Lương trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn thì cơm lam cũng theo đó thành món quà dành tặng du khách khi ghé thăm Mường cổ. Từ những hạt gạo được thu hoạch trên cánh đồng làng, “đóng” trong những ống nứa nhỏ và nướng trên bếp lửa theo cách của người dân bản địa, cơm lam đã trở thành món quà dân dã – ẩm thực hút khách về với làng Ngọc.

Trên hành trình khám phá làng Ngọc, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng ông Bùi Hùng Mạnh – người có uy tín trong cộng đồng người Mường ở làng Ngọc. Từ đây, lại biết thêm nhiều điều thú vị về vùng đất Mường cổ Lương Ngọc.

Theo lời kể của ông Bùi Hùng Mạnh, với người Mường ở Lương Ngọc, suối (mó) Ngọc là dòng suối thiêng, gắn liền với quá trình hình thành nên bản làng người Mường nơi đây. Từ xa xưa, đời nối đời những thế hệ người Mường đến nay vẫn kể lại truyền thuyết: Xưa lắm rồi, khi rừng núi còn hoang sơ, làng Ngọc còn chưa có con người đến ở, có chàng trai người Mường (Hòa Bình) vào rừng săn thú, một con nai trúng mũi tên của chàng song không chết, chú nai dùng sức lực của mình băng qua những ngọn núi, cây rừng để trốn chạy. Còn người thợ săn cũng không bỏ cuộc, anh xuyên ngày đêm quyết tâm lần theo vết máu của chú nai. Cho đến một ngày, chú nai nhỏ “dẫn” người thợ săn đến bên dòng suối mát lành. Tin rằng đây là nơi đất tốt có thể lập nghiệp, chàng thợ săn vội vã trở về quê hương, đưa vợ và người thân đến bên dòng suối mát dưới chân núi Trường Sinh lập làng, xây dựng cuộc sống. Làng Ngọc có từ thuở đó.

Cuộc sống của đôi vợ chồng người Mường bên suối Ngọc cứ như vậy mà bình lặng trôi qua. Cho đến một ngày, ra bờ suối, người chồng bắt được một quả trứng nhỏ, mang về nhà không nỡ ăn, bèn cho gà ấp. Đến một ngày, quả trứng nở ra một chú rắn nhỏ, trên đầu lại có mào đỏ. Cho rằng sự lạ, người chồng quyết định mang chú rắn nhỏ ra bờ suối Ngọc để thả. Nhưng khi quay trở về nhà, đã lại thấy chú rắn nhỏ ở đó. Thấy vậy, hai vợ chồng quyết định nuôi chú rắn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chú rắn nhỏ đã trở thành rắn khổng lồ, được người dân trong bản Mường yêu quý.

Bỗng một hôm, rắn khổng lồ biến mất. Cũng trong những ngày ấy, đất trời vần vũ, mưa giông sấm chớp khủng khiếp, từ núi Trường Sinh phát ra những thanh ầm ĩ, phía ngoài xa nước sông Mã cũng không ngừng dâng cao khiến cho đá lở, nước lũ cuốn trôi… Đến khi trời quang mây tạnh trở lại, ra bờ suối Ngọc, dân bản bất ngờ thấy xác rắn khổng lồ ở đó, bên cạnh còn có xác của loài thủy quái. Sau khi chôn cất xác rắn bên bờ suối Ngọc, đêm đó người dân trong bản mộng thấy thần linh “mách bảo”: Chàng Rắn được thần linh cử đến để bảo vệ dân làng. Những ngày qua là chàng Rắn đã chiến đấu với thủy quái để mang lại cuộc sống bình yên.

Thương tiếc và biết ơn chàng Rắn, người dân làng Ngọc đã lập đền thờ thần (đền Rắn hay còn gọi là đền Ngọc) ngay bên bờ suối, quanh năm phụng thờ. Tục thờ thần Rắn đã trở thành tín ngưỡng văn hóa lâu đời của người Mường ở Lương Ngọc. Trải qua thời gian, các triều đại phong kiến nhiều lần sắc phong cho thần là “Tôn Thần Thượng Đẳng” và “Thủy Phủ Long Vương”.

“Cũng từ suối Ngọc xuất hiện đàn cá có tới hàng nghìn con, có đuôi và vây đỏ tía bơi thành từng đàn chầu về đền Ngọc uy linh, soi hình trên mặt nước trong xanh. Màn đêm buông xuống, đàn cá từ mó Ngọc lại chui vào lòng núi Trường Sinh, chỉ còn lại rùa và thuồng luồng hóa đá phủ phục trước ngôi đền uy linh… Đàn cá lạ có đuôi, vây đỏ, mắt như chiếc nhẫn vàng lấp lánh… đàn cá thân thiện và gần gũi với cuộc sống của người dân làng Ngọc. Họ không bao giờ đánh bắt và ăn thịt cá… Người trong vùng nói rằng đàn cá chính là những binh lính của chàng Rắn đã biến thành cá thần để hàng ngày chầu bên đền Ngọc – thờ thần Rắn” (theo Hoàng Minh Tường, tác giả sách Về miền du lịch xứ Thanh).

“Suối Ngọc là dòng suối thiêng, gắn liền với đời sống vật chất – tinh thần, tín ngưỡng văn hóa của người dân làng Ngọc, được người dân trân trọng như báu vật trời ban. Không người dân nào được phép làm tổn hại đến dòng suối thiêng và các vị thần, đó thực sự là điều cấm kị” – ông Bùi Hùng Mạnh khẳng định.

Hằng năm, từ ngày mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng, người dân địa phương lại nối chân nhau trở về suối Ngọc tổ chức lễ hội Khai hạ – cầu nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trong lễ hội, người dân sẽ tổ chức rước kiệu thần Rắn từ đền Ngọc ra khu vực nhà sàn lớn (nhà sàn của thôn) để tổ chức. Vào ngày lễ hội diễn ra, từ bên dòng suối Ngọc, người già trong làng đánh lên những hồi chiêng vang vọng bản Mường, kính cáo các vị thần, đánh thức muôn loài, hiệu triệu người trong bản cùng về vui hội. Trong không gian thiêng, dân làng tin rằng thần Rắn – vị thần “bảo trợ” cho người làng Ngọc sẽ thấu tỏ những mong cầu và phù trợ cho cuộc sống của người dân mỗi ngày thêm no đủ. Sau phần lễ thành kính là phần hội sôi động với những trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc của đồng bào Mường…

Trong những ngày xuân căng tràn sức sống, về Lương Ngọc, về với bản làng xinh đẹp nép mình dưới chân núi Trường Sinh, thấp thoáng những ngôi nhà sàn ẩn hiện, dạo bộ bên dòng suối Ngọc mát lành, ngắm nhìn “cá thần” tung tăng bơi lội,… ta bỗng thấy, cuộc sống này bình yên và tươi đẹp biết bao.

Bài và ảnh: Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài cuối) – Du lịch xanh

Phát triển du lịch xanh là khái niệm rất rộng, song có thể hiểu đây là loại hình giảm thiểu tác động lên môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường. Để du lịch xanh phát triển bền vững, cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, chắc chắn làm được và có thể làm ngay, để xứ Thanh luôn là điểm đến an toàn, hấp...

Cùng tác giả

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Cùng chuyên mục

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

[WOW! Thanh Hóa] Gỏi cuốn cá nhệch

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-goi-cuon-ca-nhech-cang-an-cang-cuon-219278.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất