Powered by Techcity

Đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật, đưa cơ giới hóa (CGH) đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp, từng bước hướng tới một nền nông nghiệp phát triển hiện đại, toàn diện và bền vững.

Đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệpNông dân xã Hà Sơn (Hà Trung) sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp.

Năm 2023, Tổ hợp tác dịch vụ CGH nông nghiệp xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) được thành lập với mục đích tập hợp máy móc, phục vụ nhu cầu của người dân ở các khâu dịch vụ cơ bản như: làm đất, gieo cấy, thu hoạch, vận chuyển…

Ông Nguyễn Hữu Tập, Tổ phó Tổ hợp tác cho biết: Bên cạnh đầu tư các loại máy móc để đáp ứng nhu cầu của người dân, tổ hợp tác còn hỗ trợ người dân sử dụng máy móc sao cho hiệu quả; kết hợp tuyên truyền, khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng CGH để tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất.

Bà Hoàng Thị Hương, một trong những hộ dân sử dụng dịch vụ của tổ hợp tác cho biết: Những năm gần đây, vào thời vụ gieo cấy lúa thường thiếu hụt lực lượng lao động, giá thuê nhân công cao gấp 1,5 – 2 lần so với lúc nông nhàn. Vì vậy, khi được xã tuyên truyền, khuyến khích ứng dụng CGH, gia đình tôi đã thuê lại máy cấy của tổ hợp tác để tiết kiệm thời gian sản xuất. Bên cạnh đó, cấy bằng máy rất thuận tiện cho việc chăm sóc, lúa ít bị sâu bệnh, lúa cấy ngay hàng thẳng lối, khoảng cách phù hợp…

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh tỷ lệ áp dụng CGH các khâu trong sản xuất các cây trồng chính như: Cây lúa có tỷ lệ làm đất 98%, gieo trồng 22%, thu hoạch 82%, vận chuyển 79%; cây ngô có tỷ lệ làm đất 88%, gieo trồng 7%, thu hoạch 16%, vận chuyển 84%; cây mía, tỷ lệ làm đất 99%, gieo trồng 20%, thu hoạch 15%, vận chuyển 95%; cây sắn, tỷ lệ làm đất 83%, vận chuyển 71%… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hơn 2.800ha rau an toàn, cây ăn quả và vùng mía thâm canh được ứng dụng, chuyển giao công nghệ tưới nước tiết kiệm. Không chỉ có máy làm đất, máy gặt…, các loại máy móc tiên tiến như máy bay bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, máy lên luống, máy gieo hạt… đã cho thấy hiệu quả không chỉ trong sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân và được xem là một bước đột phá của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh ứng dụng CGH trong trồng trọt, hiện nay tại các hộ nuôi trồng thủy sản cũng đã mạnh dạn đầu tư sử dụng hệ thống máy quạt nước, máy sủi ô xy trong các ao nuôi, ứng dụng công nghệ camera để kiểm soát đối tượng nuôi từ xa, quy trình công nghệ xử lý nước nuôi tôm tuần hoàn… Trong chăn nuôi, đã áp dụng 100% máy vắt sữa bò, nhiều trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ chuồng nuôi khép kín, sử dụng hệ thống máng ăn, núm uống nước tự động, máy ấp trứng… Có 85% trang trại chăn nuôi gia cầm ứng dụng khoa học – công nghệ để xử lý chất thải trong chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm men vi sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 90% trang trại chăn nuôi lợn có quy mô chuồng kín hiện đại, nuôi các giống lợn có năng suất cao, chất lượng tốt; ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất phục vụ việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Ông Thiệu Văn Tươi, chủ trang trại chăn nuôi gà tại xã Nga Bạch (Nga Sơn) cho biết: Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, gia đình đã đầu tư mua máy trộn thức ăn công nghiệp, lắp đặt hệ thống máng ăn, uống tự động. Từ đó, giúp giảm được chi phí thuê nhân công cho gà ăn, hạn chế thức ăn rơi vãi, bảo đảm vệ sinh chuồng trại. Sử dụng thức ăn tự trộn thay thế thức ăn công nghiệp có thể tiết kiệm 10 – 20% chi phí thức ăn.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng CGH vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần hoàn thiện hạ tầng nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống tiêu, thoát nước, đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, tạo thuận lợi cho việc đưa CGH vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn tại các địa phương. Đồng thời, khuyến khích người dân chủ động đầu tư mua sắm các loại máy móc, ứng dụng CGH trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Nguồn

Cùng chủ đề

Thiệu Hóa và Tập đoàn WHA hợp tác tiếp tục mở rộng đầu tư

Ngày 31/10, đoàn công tác của huyện Thiệu Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Biện, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Tập đoàn WHA Industrial Development PCL. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Nha Vinh Julien Nguyen, Giám đốc WHA Việt Nam; bà Nguyễn Thị Bích Liên, Tổng Giám đốc WHA Industrial Zone Nghệ An.Các đồng chí lãnh đạo huyện Thiệu Hóa làm...

Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số

Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, HTX, các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.Sản phẩm OCOP của huyện Hoằng Hóa được giới thiệu tại Khu...

Hội thảo Giải pháp về sinh kế, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân...

Sáng 17/10, tại TP Thanh Hóa, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo Giải pháp về sinh kế, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân cư thuộc các tỉnh miền Bắc.Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT Vũ Văn Tiến và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa...

Thúc đẩy quan hệ đối tác hải quan

Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp đang được Cục Hải quan tỉnh đặc biệt quan tâm và xác định là nội dung trọng tâm trong công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan. Qua đó, vừa tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, vừa nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh và các...

Tháo gỡ khó khăn trong áp dụng khoa học

Áp dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và sự chủ động, tích cực của người dân. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ.Trang trại trồng và ươm giống cây mắc ca ở xã Cát Vân (Như Xuân).Với diện tích trồng cây ăn quả hơn 1.300ha, huyện...

Cùng tác giả

Đợt mưa tầm tã ở miền Trung khi nào giảm?

Điểm tin thời tiết nổi bật trong ngày 6/11/2024 Sáng 6/11, Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to với lượng mưa 50-120mm; có nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm/3h). Từ trưa cùng ngày đến hết 7/11, Quảng Trị đến Khánh Hòa mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa dao động 40-100mm, có nơi trên 200mm. Cảnh báo mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm/6h). Ngoài ra, ngày...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 6/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 6/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-6-11-2024-229577.htm

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của...

Chiều 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thống nhất với Báo cáo...

Trường đại học Cần Thơ dẫn đầu số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Số lượng ứng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 theo ngành – Đồ họa: MINH GIẢNG Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách 615 ứng viên của 28 hội đồng giáo sư ngành, liên ngành được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư. Trường đại học Cần...

Cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Thị xã Nghi Sơn tập trung giải quyết các vấn đề “nóng”, trọng điểm

Năm 2024, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Nghi Sơn đồng thời gắn liền với việc giải quyết nhiều vấn đề “nóng”, trọng điểm. Với phương châm “Kiên quyết, kiên trì, linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. Không nói khó, chỉ bàn để làm”; cấp ủy, chính quyền thị xã đang nỗ lực bằng mọi giải pháp để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu hướng tới.Thị xã Nghi...

Ký kết thoả thuận cung cấp, tiêu thụ hàng hoá tại Hội chợ xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng

Từ ngày 31/10 đến 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP tỉnh Cao Bằng 2024. Thông qua hoạt động quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, các chủ thể OCOP của tỉnh đã tiêu thụ được lượng hàng hoá lớn và ký được 4 thoả thuận cung cấp,...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV khai trương hoạt động chi nhánh BIC Thanh Hóa

Ngày 4/11, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Thanh Hóa tại tầng 5, tòa nhà BIDV Thanh Hóa, số 26 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa). Đây là chi nhánh thứ 36 trong mạng lưới kinh doanh của BIC trên toàn quốc.Các đại biểu cắt băng khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa.Các đại biểu tham dự Lễ khai trương BIC Thanh Hóa.Các đại...

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 1)

Năm 2024, trong lúc nhiều địa phương trên cả nước gặp khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công thì Thanh Hóa vẫn liên tục lọt top giải ngân cao. Tính đến ngày 28/10, Thanh Hóa đã giải ngân được 9.301,7 tỷ đồng, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Bước vào cao điểm “chạy nước rút” những tháng cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang quyết tâm tháo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất