Powered by Techcity

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế

Phát huy tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, các huyện miền núi Thanh Hóa đã và đang tạo nên các sản phẩm chủ lực, mang đặc trưng riêng, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội (KT-XH) địa phương phát triển.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát huy tiềm năng thế mạnh, xây dựng các sản phẩm đặc trưng khu vực miền núiHuyện Mường Lát xây dựng thương hiệu giống lúa nếp Cay Nọi. Ảnh: T.L

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Những năm qua, các địa phương khu vực miền núi đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất, tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển thành sản phẩm chủ lực. Từ đó lựa chọn, khuyến khích các chủ thể xây dựng sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP địa phương.

Tại huyện vùng cao biên giới Mường Lát, những năm qua địa phương luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh, các cấp, các ngành ưu tiên các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống đồng bào. Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND huyện Mường Lát ban hành Kế hoạch số 91-KH-UBND ngày 11/5/2023 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện Mường Lát. Hiện nay, huyện Mường Lát tăng cường các giải pháp tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân trên địa bàn huyện. Nâng cao nhận thức tư duy tập quán sản xuất của người dân, tạo sự đồng thuận và huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Từ đó góp phần thay đổi tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ của Nhà nước và thúc đẩy ý chí vươn lên thoát nghèo.

Trên cơ sở phân tích điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, huyện Mường Lát đang giữ vững ổn định diện tích lúa nước (khoảng 1.120ha) và diện tích lúa nương (khoảng 1.070ha), để bảo đảm lương thực tại chỗ. Đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vào sản xuất để tăng sản lượng; lựa chọn một số loại giống lúa, cây trồng đặc sản như: nếp Cay Nọi, nếp Mắc Khẻn, tẻ Mông… phát triển thành sản phẩm OCOP. Huyện Mường Lát cũng rà soát, quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn; rà soát kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung quy mô lớn và các vùng dân cư tập trung, vùng sản xuất chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp ưu thế, chủ lực. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của huyện. Chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò, con nuôi đặc sản, giống bản địa như: gà Mông đen, gà ri, vịt cổ rụt, lợn Mông, lợn mán, lợn lai rừng, lợn cỏ, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.

Nếu như trước đây, cây sắn chỉ được trồng nhỏ lẻ, giá trị thấp thì nay nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân, cây sắn đã và đang hứa hẹn là một trong những loại cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo nơi vùng biên Mường Lát. Hiện nay, tổng diện tích trồng cây sắn trên địa bàn Mường Lát có gần 3.000ha, tập trung chủ yếu ở các xã Mường Lý, Tam Chung, Trung Lý và rải rác ở các xã trong huyện. Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng được cho là phù hợp với cây sắn khi sản lượng, năng suất vụ năm 2023 khá cao, góp phần nâng cao đời sống, giúp bà con vươn lên thoát nghèo.

Còn nhớ, tháng 8/2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức hội nghị công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng – Nông hóa huyện Mường Lát. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để huyện Mường Lát làm cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, KT-XH của huyện, góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo. Huyện Mường Lát phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 2 xã đạt chuẩn NTM. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 đạt 13.000 tấn trở lên. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt 25 triệu đồng/người/năm trở lên (tăng 1,2 lần so với năm 2020). Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 đạt 80%…

Tại huyện miền núi Như Xuân, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, những năm qua huyện đã tập trung phát triển, xây dựng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực như trồng cam, bưởi, chè, chăn nuôi trâu, bò… Trong đó, cây chè cũng là loại cây trồng truyền thống, gắn bó với người nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. Để tạo động lực cho nghề sản xuất, chế biến chè phát triển, huyện Như Xuân đã thực hiện các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè quy mô lớn gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cây chè được trồng nhiều tại các xã Cát Tân, Hóa Quỳ, Bình Lương… Huyện Như Xuân đã phê duyệt dự án “Phát triển vùng chè nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”. Hiện nay, toàn huyện Như Xuân phát triển được hơn 150ha chè.

Phát triển các sản phẩm lợi thế khu vực miền núi

Ngày 24/11/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4079/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025”. Đề án nhằm hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thông qua việc phát huy lợi thế của miền núi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân miền núi so với miền xuôi.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát huy tiềm năng thế mạnh, xây dựng các sản phẩm đặc trưng khu vực miền núiNgười dân xã Cổ Lũng (Bá Thước) phát triển chăn nuôi giống vịt đặc sản địa phương. Ảnh: H.Đ

Mục tiêu đến năm 2025, khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực miền núi, phát huy được 33 mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền. Tạo sinh kế, việc làm cho khoảng 3.500 hộ khu vực miền núi của tỉnh (hộ làm chủ mô hình và lao động thuộc hộ nghèo làm công thường xuyên từ các mô hình).

Cây trồng được xác định lợi thế ở khu vực miền núi là: nếp Cay Nọi, bí phấn, trồng đào ở huyện Mường Lát; trồng lúa nếp hạt cau ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy; trồng rau ôn đới ở các huyện Bá Thước, Thường Xuân; trồng trám xen hương bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương, trồng chè sạch theo hướng hữu cơ ở huyện Như Xuân; trồng mía Kim Tân, dứa ở huyện Thạch Thành. Đối với vật nuôi chủ lực như nuôi vịt, gà, lợn bản địa được nuôi ở 11 huyện miền núi; nuôi dúi ở các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân; nuôi cá tầm ở Quan Sơn. Trồng các loài dược liệu quý ở các huyện Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy…

Để triển khai thực hiện hiệu quả đề án, các địa phương và tỉnh đã và đang thực hiện các giải pháp quan trọng như tăng cường công tác phục tráng, bảo tồn và phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi bản địa truyền thống và cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi. Tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030. Ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất từ khâu giống, vật tư, phân bón, hạ tầng, chuồng trại, biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại chỗ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu; xây dựng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đăng ký sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm… Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia phối hợp, đầu tư trong triển khai thực hiện, tiêu thụ sản phẩm, nâng giá trị cây trồng, vật nuôi. Các địa phương miền núi tập trung chỉ đạo từng bước nâng cao số lượng, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Ngoài sự chủ động của các địa phương, Trung ương, tỉnh cũng tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng, phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương. Tích hợp nguồn vốn của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719). UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 4/7/2023 về triển khai nội dung số 03 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình 1719 nhằm góp phần nâng cao kỹ năng, nhận thức cho đồng bào DTTS&MN về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng sáng tạo của mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dựa trên tiềm năng, thế mạnh, nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn khu vực miền núi, từ đó thu hút đầu tư vào khu vực miền núi.

Cùng với Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025” và triển khai thực hiện Chương trình 1719 trong vùng đồng bào DTTS&MN là điều kiện thuận lợi, bước tạo đà quan trọng để cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân triển khai thực hiện chương trình phát triển KT-XH địa phương, ổn định đời sống đồng bào, góp phần vào sự phát triển chung của quê hương Thanh Hóa.

Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường chứng kiến sự gia tăng đột biến trong nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là vào dịp lễ, tết. Thanh Hóa, với dân số đông và nền kinh tế năng động, đã và đang trở thành một trong những điểm sáng về hoạt động thương mại tại khu vực Bắc Trung bộ. Theo số liệu từ Sở Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu...

Kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng nông thôn mới dịp cuối năm

Ngày 25/11, đoàn công tác Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới (VPĐP CTXDNTM) tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh VPĐP CTXDNTM tỉnh làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh thực hiện tiêu chí XDNTM cấp huyện, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phát triển sản phẩm OCOP.Các thành viên đoàn công...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 29/11/2024: Chênh lệch nhiệt độ lớn, Hà Nội rét sâu về đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 29/11, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Phía Đông Bắc Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa rải rác. Thời tiết...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025

Sáng 28/11, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh Thanh hoá đã tổ chức lễ ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025.Lãnh đạo Tỉnh đoàn và huyện Quan Sơn trao tặng công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Tam Thanh, đường tranh bích họa an toàn thực phẩm cho...

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Cùng chuyên mục

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Mở ra tầm nhìn cho tương lai

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước, vài năm trở lại đây, thành phố đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.TP Sầm Sơn chú trọng phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh.Những...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất