Powered by Techcity

Khám phá du lịch văn hóa theo cách riêng

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa xứ Thanh ngày càng khẳng định sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế. Chính sự đa dạng, độc đáo riêng có của mỗi điểm đến đã góp phần tạo nên sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn này. Song, để chuyến khám phá du lịch văn hóa xứ Thanh trở nên ý nghĩa, trọn vẹn hơn khi du khách chọn cho mình điểm đến phù hợp và tiếp cận theo cách mà mình mong muốn.

Khám phá du lịch văn hóa theo cách riêngDu khách tìm hiểu Khu Di tích lịch sử đền Nưa – Am Tiên (Triệu Sơn) qua ứng dụng Smart Travel.

Chúng tôi có dịp gặp ông Lê Hồng Quảng (tỉnh Vĩnh Phúc) tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa vào một ngày cuối thu năm 2023. Mặc dù đã ngoài 60 tuổi nhưng ông Quảng vẫn thường xuyên cùng nhóm bạn đi khám phá văn hóa các vùng miền trong cả nước. Ông Quảng cho biết: “Muốn biết về văn hóa, lịch sử của địa phương, điểm đến đầu tiên không nên bỏ qua đó là Bảo tàng tỉnh”. Tuy nhiên, theo ông Quảng, thay vì đăng ký đi theo tour của các đơn vị lữ hành, ông luôn chọn du lịch tự túc với một số người bạn có cùng sở thích, niềm đam mê khám phá văn hóa.

“Chúng tôi cảm thấy khám phá du lịch văn hóa theo hình thức tự túc rất thú vị, không bị gò bó theo lịch trình đã định sẵn. Do sức khỏe hạn chế nên chuyến đi của chúng tôi có thể chủ động hơn trong lịch trình và điểm đến. Hơn nữa, trong suốt chuyến đi chúng tôi có thể tự do trao đổi, thảo luận với nhau về điểm đến mà không sợ ảnh hưởng đến người khác. Đến với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa lần này, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một bảo tàng địa phương có số lượng hiện vật, bộ sưu tập hiện vật lớn, đa dạng, phong phú. Đặc biệt, tại đây cùng với công tác thuyết minh, chúng tôi có thể quét mã QR để chủ động tìm hiểu thông tin hiện vật. Chuyến tham quan để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp và sự tự hào về thành quả của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đạt được qua các thời kỳ” – ông Quảng chia sẻ.

Có thể thấy, du lịch tự túc, đi theo nhóm khách lẻ giờ đây đã không còn là xu hướng của riêng giới trẻ mà đã tạo sức hút đối với đông đảo khách du lịch ở các độ tuổi khác nhau. Trong khi đó, nhiều người cho rằng, khám phá du lịch văn hóa cần có sự thoải mái về thời gian, phù hợp với nhu cầu để họ có thể “nuôi dưỡng” cảm xúc, đón nhận giá trị văn hóa một cách tự nhiên nhất.

Thông tin từ Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong những năm gần đây, cùng với khách đoàn đến từ các cơ quan, đơn vị và khách đến từ các đơn vị lữ hành, nguồn khách lẻ đi theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân có chiều hướng gia tăng. Nếu như năm 2023, lượng khách lẻ chỉ chiếm khoảng 10% thì sang năm 2024 đã chiếm khoảng 20% tổng lượng khách. Trong đó, chủ yếu tập trung vào nhóm khách chuyên gia, khách quốc tế hoặc những người yêu thích văn hóa, lịch sử. Đặc biệt, trong các đợt trưng bày chuyên đề, tổ chức các không gian Tết xưa tại Bảo tàng tỉnh, dòng khách này có thể chiếm tới 60% tổng lượng khách.

Được biết, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cùng với trưng bày không gian Tết xưa, Bảo tàng tỉnh sẽ tổ chức không gian trải nghiệm nghề làm hương truyền thống và giới thiệu hình tượng rồng trên cổ vật tại bảo tàng. Qua đó mang đến những trải nghiệm hấp dẫn phục vụ Nhân dân và du khách khi đến với Bảo tàng tỉnh.

Nắm bắt nhu cầu của người dân và du khách, trong những năm gần đây hầu hết các điểm đến du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác thuyết minh như: Di sản Văn hóa Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), Khu Di tích lịch sử đền Nưa – Am Tiên (Triệu Sơn)… Theo đó, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là du khách có thể chủ động khám phá, tìm hiểu thông tin điểm đến theo cách của riêng mình. Cùng với đó, các đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh xây dựng các gói combo dịch vụ và đa dạng chương trình tour dành riêng cho nhóm khách lẻ.

Ông Lê Văn Sơn, công chức văn hóa – xã hội UBND thị trấn Nưa (Triệu Sơn), cho biết: “Du khách đến với Khu Di tích lịch sử đền Nưa – Am Tiên trong những năm gần đây ngày càng đông. Riêng năm 2023, khu di tích đón tới 25 nghìn lượt khách. Thực tế, có những du khách rất am hiểu về điểm đến cũng như lịch sử, văn hóa của vùng đất, song cũng có không ít du khách chưa có thông tin về di tích. Trong khi đó, cùng với khách đoàn và các bản hội thì lượng khách lẻ đến khu di tích tương đối lớn. Chính vì vậy, việc triển khai ứng dụng Smart Travel đã giúp du khách thuận tiện hơn trong quá trình tham quan, tìm hiểu điểm đến”.

Xứ Thanh với 1.535 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú. Theo đó, du lịch văn hóa được tỉnh xác định là một trong những sản phẩm chủ đạo, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và quảng bá thương hiệu “Du lịch Thanh Hóa – Hương sắc bốn mùa”. Bởi vậy, du khách có thể lựa chọn khám phá du lịch văn hóa xứ Thanh theo lịch trình tour của các đơn vị lữ hành hoặc theo hình thức tự túc mà mình mong muốn. Và một chuyến khám phá du lịch văn hóa trọn vẹn theo cách riêng sẽ giúp du khách cảm nhận rõ hơn về một Thanh Hóa đậm đà bản sắc.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài cuối) – Du lịch xanh

Phát triển du lịch xanh là khái niệm rất rộng, song có thể hiểu đây là loại hình giảm thiểu tác động lên môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường. Để du lịch xanh phát triển bền vững, cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, chắc chắn làm được và có thể làm ngay, để xứ Thanh luôn là điểm đến an toàn, hấp...

Người dân tấp nập tham quan, mua sắm tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn

Trong những ngày qua, tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngoài tỉnh tham quan mua sắm.Đông đảo người dân và khu khách tham quan mua sắm tại khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.Các sản phẩm nông sản đặc trương của huyện Hoằng Hóa tham gia trưng bày.Sản phẩm nón lá Trường Giang...

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với báo cáo...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 13/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 13/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-13-11-2024-230212.htm

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2024 Theo đó, về tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2024, trong ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 100% đơn vị ứng dụng Nền...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Minh Hùng

Chiều 12/11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ khu dân cư (KDC) thôn Minh Hùng, xã Minh Lộc (Hậu Lộc).Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Hậu Lộc...

Thêm nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn

Những năm qua, việc triển khai cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMT. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất