Powered by Techcity

“Miếng bánh” chính sách khó cầm

Trợ lực doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch, các cơ quan từ Trung ương tới tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách, chỉ đạo, cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, nếu các chính sách hỗ trợ này vẫn mới chỉ… ở trên tivi, báo đài mà chưa đi được vào thực tiễn, các DN sẽ tiếp tục chìm trong khó khăn kéo dài.

Doanh nghiệp sau “bão dịch” (Bài 2): “Miếng bánh” chính sách khó cầmSản xuất vật liệu xây dựng tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thanh Tâm (Khu Công nghiệp Hoàng Long, TP Thanh Hóa). Ảnh: Minh Hằng

Loay hoay với ưu đãi tín dụng

Có uy tín, kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường thiết bị nội thất trường học và dân sinh, Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) cũng không tránh khỏi khó khăn chung của thị trường với doanh thu suy giảm khoảng 30% trong năm 2023. Trong bối cảnh này, DN vẫn đang tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với mức lãi suất khá cao, có khoản vay lên tới 10,5% và đến tháng 11/2023 vừa qua mới được giảm xuống 9%. Ngoài việc được giảm lãi suất một cách “nhỏ giọt” khi trực tiếp đến làm việc, đề xuất với ngân hàng sau các kỳ điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước thì DN này cũng chưa hấp thụ được chính sách hỗ trợ lãi suất cụ thể nào. Theo đại diện DN thì các ngân hàng cũng có vẻ chưa mặn mà với việc hướng dẫn DN thụ hưởng chính sách. Phải chăng, không chỉ DN mà chính các ngân hàng cũng còn e dè và lo ngại với việc tuân thủ các quy định về thủ tục, hồ sơ cũng như công tác hậu kiểm?

Có thể nói, trong 2 năm vừa qua, chính sách về tiền tệ là một trong những chính sách được Nhà nước chú trọng điều hành và chỉ đạo quyết liệt. Nhiều ngân hàng cũng đã tích cực tung ra các gói tín dụng ưu đãi để “cứu” DN. Tuy nhiên, câu chuyện ngân hàng thì thừa tiền, nhưng DN lại “đói” vốn đang là vấn đề gây “đau đầu” các nhà quản lý. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 27.000 DN nhưng chỉ có 4.686 DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Như vậy, chỉ có 17,3% DN hấp thụ được vốn ở thời điểm hiện nay, phản ánh “bức tranh” yếu ớt về lưu động dòng tiền trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, với dư nợ 52.130 tỷ đồng cho 4.686 khách hàng DN, nhưng con số khách hàng được cơ cấu nợ trong năm 2023 chỉ có 266 khách hàng với giá trị nợ được cơ cấu là 1.274 tỷ đồng là một con số quá ít ỏi.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội DN TP Thanh Hóa thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Mặc dù mặt bằng lãi suất hiện nay tuy có giảm, nhưng vẫn còn cao và quá sức so với khả năng chịu đựng của DN cũng như lợi nhuận có thể đạt được trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, việc định giá tài sản bảo đảm cũng chưa sát với mức giá thị trường, khiến ngân hàng và DN vẫn chưa tìm được tiếng nói chung”.

Đặc biệt, để hỗ trợ các DN, HTX, hộ cá thể khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều gói hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được ban hành nhưng phần lớn đều bị “tắc” đầu ra. Điển hình như gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ lên tới 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, cả nước chỉ giải ngân được 1.400 tỷ đồng (tương đương 3,5%).

Tại Thanh Hóa, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Thanh Hóa, hơn 19 tháng triển khai thực hiện chính sách này (từ ngày 20/5/2022 đến 31/12/2023), Thanh Hóa chỉ có 208 khách hàng tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất với dư nợ 1.343 tỷ đồng và tiền lãi suất đã hỗ trợ 17,5 tỷ đồng. Con số này, so với nhu cầu vốn thực tế của các DN, HTX và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn quá thấp và chưa đáp ứng như kỳ vọng khi triển khai, thực hiện chương trình.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội DN Thanh Hóa cho rằng: “Sở dĩ DN rất khó tiếp cận chính sách này vì kèm theo đó có quá nhiều điều kiện chưa phù hợp với DN. Đặc biệt, cả phía ngân hàng và DN đều rất e dè khi triển khai thụ hưởng chính sách do lúng túng trong việc xác định tiêu chí như thế nào là “DN có khả năng hồi phục”?

Cộng đồng DN mong muốn trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sát sao hơn, có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát hệ thống ngân hàng thương mại tại địa phương thực hiện nghiêm việc giãn, hoãn nợ, giãn thời gian trả lãi theo đúng tinh thần của Chính phủ. Cùng với đó, Chính phủ cần mạnh dạn có những giải pháp đột phá, tháo gỡ những “điểm nghẽn” và ban hành các chính sách thực sự khả thi trong hỗ trợ nguồn vốn và khắc phục tình trạng chậm triển khai chính sách hỗ trợ như thời gian vừa qua.

Nhiều chính sách vẫn trên… “bàn giấy”

Được đánh giá là địa phương có những chỉ đạo quyết liệt để tạo dựng hành lang thông thoáng cũng như đa dạng các chính sách hỗ trợ DN. Tuy nhiên, phần lớn những quyết sách hỗ trợ hiện vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Thực hiện Nghị định 12/2023/NĐ-CP, ngày 14/4/2023 của Chính phủ, trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất 1.227,8 tỷ đồng; trong đó, gia hạn cho 1.602 DN số tiền thuế giá trị gia tăng là 622 tỷ đồng; gia hạn thuế thu nhập DN cho 1.489 DN với số tiền 548 tỷ đồng; gia hạn số tiền thuê đất cho 395 DN với số tiền 57,8 tỷ đồng. Cùng với đó, thực hiện chính sách miễn giảm thuế đất, thuê mặt nước 360 tỷ đồng; khoanh tiền nợ thuế cho 1.163 DN với số tiền hơn 98 tỷ đồng; xóa nợ tiền thuế cho 983 DN với số tiền hơn 35,7 tỷ đồng.

Điển hình như Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND, ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh (NQ 214) về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026 với 7 chính sách hỗ trợ DN: Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng kiến thức về khởi sự DN và quản trị DN; hỗ trợ kinh phí chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN; hỗ trợ kinh phí sử dụng chữ ký số; hỗ trợ kết nối, chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của DN trên nền tảng số của các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số; hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các DN xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới. Tuy nhiên qua 2 năm triển khai, những chính sách có tính chất thiết thực đối với việc khuyến khích, tăng niềm tin và hỗ trợ DN hồi phục lại không giải ngân được.

Năm 2023, chính sách hỗ trợ DN theo NQ 214 được phân bổ nguồn vốn gần 15 tỷ đồng; trong đó 2,5 tỷ đồng hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các DN xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới; 3,5 tỷ đồng hỗ trợ sử dụng chữ ký số; hơn 2,4 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số; hơn 2,7 tỷ đồng bồi dưỡng kiến thức về khởi sự DN; hơn 2,9 tỷ đồng bồi dưỡng kiến thức về quản trị DN; 550 triệu đồng hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; 268 triệu đồng hỗ trợ chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN và 90 triệu đồng in ấn, cung cấp miễn phí cẩm nang hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký DN, quy trình thực hiện đăng ký DN qua mạng điện tử và một số chính sách hỗ trợ DN.

Tuy nhiên, theo số liệu công bố của Ban Chỉ đạo Phát triển DN thì ngoài thực hiện hỗ trợ 77 lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự DN và 77 lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị DN, đạt 100% kế hoạch cùng một số nội dung không trọng yếu như: cẩm nang hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký DN, hỗ trợ miễn phí chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính… thì một số chính sách lại không khả thi thực hiện; đặc biệt là chính sách như hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các DN xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới, chính sách hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; chính sách hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số… qua 2 năm triển khai vẫn không có DN đăng ký hay đủ điều kiện thụ hưởng.

Theo Sở Công Thương, từ năm 2022 đến nay và cũng trùng thời điểm thực hiện chính sách cũng chính là giai đoạn khó khăn nhất của hoạt động xuất khẩu. Các thị trường mới như Mỹ, EU… là những thị trường chính yếu của DN trong tỉnh cũng chính là những thị trường đang chịu ảnh hưởng của lạm phát nặng nề khiến đơn hàng bị cắt giảm chứ chưa nói đến việc mở mới. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều DN cũng nỗ lực đa dạng hóa thị trường sang một số nước châu Á nhưng chủ yếu là các đơn hàng nhỏ. Chính vì vậy, trong 2 năm qua, không có DN nào đăng ký thụ hưởng chính sách này.

Cùng với đó, các DN cũng nhận định, điều kiện thụ hưởng chính sách không dễ khi DN phải đáp ứng có đơn hàng kim ngạch đơn hàng tối thiểu 300.000 USD.

Với nội dung hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số, theo Sở Tài chính, nguyên nhân khó giải ngân là do đối tượng, trình tự thủ tục hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên hiện nay Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước vốn chi thường xuyên hỗ trợ DN nhỏ và vừa theo quy định của nghị định nên các đơn vị được giao chủ trì chưa có cơ sở để thực hiện.

Thêm 1 chính sách hỗ trợ DN không hiệu quả là chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026 được ban hành theo Nghị quyết 121/2021/NQ-HĐND. Nổi bật của chính sách này là DN được hỗ trợ kinh phí 1 lần để đầu tư các hạng mục san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động CCN với mức kinh phí 1 tỷ đồng/ha đối với địa bàn các huyện 30a; 0,7 tỷ đồng đối với các huyện miền núi còn lại và 0,5 tỷ đồng/ha đối với các huyện đồng bằng và ven biển. Qua 3 năm triển khai, chính sách vẫn chưa… tìm được đơn vị thụ hưởng.

Nguyên nhân khiến chính sách không giải ngân được là do không đáp ứng được điều kiện “dự án đã đi vào sản xuất trên phần diện tích đã được Nhà nước cho thuê đất”. Thực tế, với việc chồng chéo các thủ tục pháp lý trong đầu tư cũng như gian nan trong giải phóng mặt bằng như hiện nay, các DN phải mất thời gian rất dài mới có thể hoàn chỉnh thủ tục xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động. Thậm chí, đến hết thời gian hiệu lực thực hiện chính sách… có khi dự án vẫn chưa đủ điều kiện thụ hưởng. Qua 3 năm không phát sinh đối tượng hỗ trợ, tính khả thi không có và Sở Tài chính đang đề nghị xem xét dừng thực hiện chính sách này.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa – Ninh Bình, “sức khỏe” yếu chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến DN không thể đủ điều kiện thụ hưởng chính sách. Cùng với đó, không loại trừ nguyên nhân do khâu truyền thông, triển khai chính sách vẫn còn hời hợt, chủ yếu mới được lồng ghép qua các hội nghị. Do đó, DN có nghe đến cũng còn rất “mù mờ” và nếu muốn thụ hưởng không biết bắt đầu tư đâu?

Bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Công ty CP Thương mại và Xuất nhập khẩu Sao Mai (TP Thanh Hóa) nhận định: “Phần lớn hiện nay, các chính sách hỗ trợ DN vẫn nằm trên “bàn giấy”, DN hầu như chưa thể tiếp cận được. Chính sách được tạo ra để áp dụng nhưng trên thực tế mới chỉ được ban hành tới văn phòng các sở, ban, ngành, còn đối tượng áp dụng chính sách thì nhiều khi không biết đến sự tồn tại của chính sách. Hoặc có biết rồi thì cũng không biết tiếp cận bằng cách nào?

Còn anh Nguyễn Hữu Minh, Giám đốc Công ty CP Phát triển nông nghiệp và Dược liệu Việt Nam (Thạch Thành), chia sẻ: “Có nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất dược liệu nhằm nâng cao giá trị cho vùng nguyên liệu là cây sả. Năm 2023, tôi cũng từng nghiên cứu và tiếp cận chính sách về lĩnh vực này nhưng thực sự “tẩu hỏa nhập ma” do chính sách quy định thủ tục, hồ sơ thụ hưởng còn rất phức tạp, hướng dẫn theo kiểu chỉ từ nghị định nọ sang thông tư kia, chưa kể các văn bản dưới luật, khiến chúng tôi thực sự nản và bỏ cuộc”.

Minh Hằng

Bài cuối: Cuộc “cách mạng” làm mới chính mình.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 14/11/2024

Hôm nay (14/11), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phố Quảng Xá 1, phường Đông Vệ và làm việc với TP Thanh Hóa; các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Đông Sơn, Nông Cống...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-14-11-2024-230298.htm

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn nhất trí cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện...

Nhân rộng những điển hình thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức tuyên dương 89 doanh nghiệp (DN), doanh nhân tuân thủ tốt chính sách, pháp luật thuế. Đây là những nhân tố điển hình, góp phần nhân lên tinh thần yêu nước, vượt khó, kiên trì, bền bỉ tạo ra nhiều giá trị gia tăng, củng cố thương hiệu vững chắc và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi...

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt

Trong thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có lĩnh vực trồng trọt nói riêng được ban hành đã tạo động lực thu hút người dân, doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm trên diện tích canh tác.Người dân xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) chăm sóc cây màu vụ đông.Thực hiện Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 19/12/2021 của HĐND huyện...

Đổi mới công tác tuyên truyền lưu động

Để tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (VH,TT,TT&DL) trong tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền lưu động (TTLĐ).Xe tuyên truyền lưu động của các địa phương tham...

Cùng tác giả

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 14/11/2024

Hôm nay (14/11), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phố Quảng Xá 1, phường Đông Vệ và làm việc với TP Thanh Hóa; các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Đông Sơn, Nông Cống...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-14-11-2024-230298.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 14/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 14/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-14-11-2024-230307.htm

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Cùng chuyên mục

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Hiệu quả thi hành Luật Lâm nghiệp

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành đã tạo ra khung pháp lý vững chắc, thúc đẩy bảo vệ rừng bền vững, đem lại lợi ích trên các mặt kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.Cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm lâm Trung Lý thuộc Hạt Kiểm lâm Mường Lát phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ và...

Tiết kiệm hôm nay – Tươi sáng ngày mai

Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương chi nhánh Thanh Hóa (TYM Thanh Hóa) đã và đang tích cực vận động phụ nữ và cộng đồng dân cư thực hành tiết kiệm, thúc đẩy hoạt động tiết kiệm tại các vùng miền có TYM hoạt động, góp phần lan tỏa thông điệp mà Ngày tiết kiệm thế giới (31/10) truyền tải: “Tiết kiệm hôm nay - Tương sáng ngày mai”.Khách hàng đến gửi tiết kiệm tại...

Thông báo về việc tài trợ Dự án Khu dân cư phường Quảng Thành của Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông...

Tên dự án: Khu dân cư phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa thuộc MBQH số 11198/QĐ-UBND, ngày 2/11/2022 (điều chỉnh từ MBQH 3446/QĐUBND, ngày 2/5/2018).Ảnh minh họa.Đơn vị trúng đấu giá: Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á là đơn vị trúng đấu giá Dự án Khu dân cư phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa thuộc MBQH số 11198/QĐ-UBND, ngày 2/11/2022 (điều chỉnh từ MBQH 3446/QĐUBND, ngày 2/5/2018) theo Quyết định 3336/QĐ-UBND ngày 8/8/2024...

Thêm nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn

Những năm qua, việc triển khai cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMT. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng...

Có thêm 6 cảng hàng không kéo dài khai thác bay đêm dịp Tết Nguyên đán

Cục Hàng không yêu cầu các đơn vị chủ động bố trí nguồn lực, phối hợp với các hãng hàng không triển khai phương án khai thác bay đêm tại một số sân bay trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Các hãng hàng không sẽ tăng cường bay đêm tại một số sân bay nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. (Ảnh: PV/Vietnam+)Cục Hàng không Việt Nam...

Ký kết Quy chế phối hợp giữa Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Trường Đại học Hồng Đức

Thực hiện Chương trình công tác tháng 11/2024 và nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 12/11, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa (THBA) phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp hoạt động năm 2024-2025.Dư hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng Trường Đại học Hồng Đức; lãnh đạo VCCI...

Bất động sản ven biển Hải Tiến triển vọng tăng giá trước lộ trình lên thị xã trước năm 2030

Huyện Hoằng Hóa đang tích cực hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp lên thị xã trước năm 2030, cùng với đó dự kiến bất động sản tại huyện ven biển này sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.Đầu tư đón đầu gia tăng giá trị bất động sảnTheo Quyết định số 485/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hoằng Hóa xây dựng và phát triển Hoằng Hóa trở thành thị xã,...

Chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp và đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao của thị trường, việc đổi mới phương thức chăn nuôi và tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp mà ngành nông nghiệp, người chăn nuôi tỉnh ta đang hướng tới. Đây được cho là giải pháp ổn định và lâu...

Tích cực huy động nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp

Thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, bảo đảm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.Người dân xã Yên Trung (Yên Định) ứng dụng phương pháp thủy canh trong trồng trọt.Trong năm 2024, thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh, ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất