Powered by Techcity

Ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới tư duy và nhận thức trong sản xuất nông nghiệp

Là 1 trong 3 khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, từ năm 2021 đến nay, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, góp phần đổi mới tư duy và nhận thức về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tư duy và nhận thức trong sản xuất nông nghiệpCông ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương) ứng dụng khoa học – công nghệ trong chế biến bột rau má, nước uống rau má.

Nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống, 3 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã từng bước đưa khoa học – công nghệ trở thành động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng. Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến quy mô lớn, sản xuất hữu cơ, gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Toàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được trên 34.400 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; có trên 80.000 ha nông sản được sản xuất theo hình thức liên kết bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất thông thường; đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/trang trại/năm đối với mô hình chăn nuôi, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; 80% mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được bao tiêu sản phẩm, các mô hình còn lại có thị trường tiêu thụ ổn định. Ứng dụng công nghệ số trong chế biến, quản lý sau thu hoạch được chú trọng; tích cực triển khai phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn và tích hợp thông tin vào mã QR phục vụ truy xuất nguồn gốc nhanh chóng, chính xác. Nông dân từng bước phát huy vai trò làm chủ sản xuất, tích cực tham gia chuỗi giá trị và hưởng lợi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trong trồng trọt, đã đẩy mạnh ứng dụng các loại giống tiến bộ mới, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Đến nay, tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ, ứng dụng kỹ thuật sinh học trong trồng trọt đạt 93% đối với lúa, 100% đối với ngô, 82% đối với rau màu, 87% đối với cây công nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất rau, quả, hoa chất lượng cao triển khai công nghệ sản xuất nhà kính, nhà màng với tổng diện tích toàn tỉnh đạt trên 170 ha. Diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được mở rộng, đến nay đạt khoảng 840 ha, trong đó: Công ty CP Mía đường Lam Sơn triển khai mô hình lúa hữu cơ tại các huyện với diện tích 280 ha; mô hình lúa hữu cơ tại các xã Định Tiến, Quý Lộc, Định Long (Yên Định) với diện tích 30 ha; mô hình lúa cá hữu cơ tại xã Hà Lĩnh (Hà Trung) với diện tích 200 ha; mô hình lúa – rươi tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống với diện tích 10 ha… Nghiên cứu, chọn tạo thành công 12 giống lúa năng xuất; du nhập, khảo nghiệm 6 giống mía mới có trữ lượng đường cao; phục tráng 5 loại cây trồng địa phương (lúa nếp hạt cau, nếp cẩm, bưởi Luận Văn, cam Vân Du, quýt vòi, mía Kim Tân). Tăng cường ứng dụng các giống biến đổi gen, trong đó diện tích gieo trồng ngô biến đổi gen có năng suất cao hàng năm trên 10.900 ha. Hoàn chỉnh quy trình sản xuất thông minh thích ứng biến đổi khí hậu trên diện tích 6.900 ha lúa và 1.400 ha rau các loại tại các địa phương. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ tưới nước tiết kiệm đối với rau an toàn, cây ăn quả và vùng mía thâm canh trên địa bàn tỉnh đến nay đạt 2.810 ha, tăng 130 ha so với năm 2021. Ngoài ra, bước đầu đã có các mô hình ứng dụng các công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất như: ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý vùng trồng mía nguyên liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Toàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được trên 34.400 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; có trên 80.000 ha nông sản được sản xuất theo hình thức liên kết bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất thông thường; đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/trang trại/năm đối với mô hình chăn nuôi, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; 80% mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được bao tiêu sản phẩm, các mô hình còn lại có thị trường tiêu thụ ổn định.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ trong nông nghiệp vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đó là: Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, phương thức canh tác chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống. Nguồn vốn dành cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; việc nhân rộng một số đề tài, mô hình ứng dụng công nghệ cao còn chậm; chưa có nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao sau thu hoạch, bảo quản, chế biến lâm sản. Chuỗi liên kết trong phát triển chưa bền vững, số lượng các đơn vị triển khai ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn và tích hợp thông tin vào mã QR chưa nhiều.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp; phát triển các mô hình sản xuất có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sản xuất hữu cơ, theo quy trình VietGAP. Đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại, HTX, hộ gia đình đầu tư hệ thống chế biến nông sản công nghệ cao, tăng cường liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Triển khai mạnh mẽ việc áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới xuất khẩu. Tăng cường hợp tác với các tổ chức khoa học – công nghệ, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài dự án, nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chính xác… Cần phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước các cấp. Tuyên truyền, vận động tạo chuyển biến trong nhận thức và đổi mới tư duy cho người lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Bài và ảnh: Minh Hiếu

Nguồn

Cùng chủ đề

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Thực hiện Chiến lược phát triển thương mại cho nông sản

Để tạo bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tích cực hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và quốc tế.Các sản phẩm của Công ty CP Mía đường Lam Sơn tham gia trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ CAEXPO lần...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa về tình hình, kết quả hoạt động của Ban; kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiệm vụ trọng tâm trong thời...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh

Chiều 13/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và nhiệm vụ trọng tâm trong thời...

Cùng tác giả

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025

Sáng 28/11, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh Thanh hoá đã tổ chức lễ ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025.Lãnh đạo Tỉnh đoàn và huyện Quan Sơn trao tặng công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Tam Thanh, đường tranh bích họa an toàn thực phẩm cho...

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Cùng chuyên mục

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Mở ra tầm nhìn cho tương lai

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước, vài năm trở lại đây, thành phố đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.TP Sầm Sơn chú trọng phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh.Những...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất