Powered by Techcity

Quan Hóa gìn giữ văn hóa truyền thống

Hướng đến mục tiêu “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, huyện Quan Hóa đã và đang nỗ lực thực hiện xây dựng đời sống văn hóa gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Hiệu quả các hoạt động đã từng bước làm cho nếp sống văn hóa thực sự thấm sâu vào mỗi người dân, từng hộ gia đình, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống.

Quan Hóa gìn giữ văn hóa truyền thốngTiết mục văn nghệ tại lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa).

Huyện Quan Hóa có 5 dân tộc sinh sống gồm Thái, Mường, Mông, Kinh, Hoa. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Thái (khoảng trên 65%), Mường (trên 24,4%). Sự giao thoa giữa các nền văn hóa của 5 dân tộc đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng, phong phú đa dạng cho huyện Quan Hóa. Nổi bật với những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Thái, Mường, như: Lễ hội Mường Ca Da, lễ hội Chá Chiêng; tập quán xã hội, tín ngưỡng mo Mường; các trò chơi, trò diễn như: khặp Thái, khua luống, nhảy sạp, trống chiêng, thổi khèn bè, kéo co; nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống, các phong tục tập quán, ẩm thực…

Tiêu biểu là lễ hội Mường Ca Da mang đậm nét văn hóa của người Thái với các nghi lễ truyền thống như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu – dâng hương, lễ “tay ắm oóc”, lễ “xên mường”. Lễ hội tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của nhân vật lịch sử “Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” cùng với Nhân dân đã có công khai phá vùng đất Mường Ca Da. Cùng với các nghi thức truyền thống, lễ hội còn có trình diễn trống, chiêng, khua luống; trình diễn trang phục dân tộc; trình diễn dệt thổ cẩm và các trò chơi: bắn nỏ, đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đẩy gậy, kéo co, tung còn… Với những đặc trưng văn hóa, lịch sử của vùng đất Quan Hóa, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Quan Hóa đã xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và lâu dài. Huyện đã bám sát nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” từ đó xây dựng các đề án, chương trình hành động nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, lồng ghép việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Xác định người dân đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống, huyện Quan Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống; vai trò, ý nghĩa của việc lưu giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc; vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Đồng thời, huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho người dân và các em học sinh trong các trường học.

Đặc biệt, nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng của văn hóa dân tộc trong phát triển kinh tế, văn hóa, huyện Quan Hóa đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng. Trong quá trình thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quan Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được bảo tồn và phát huy giá trị như các trò chơi, trò diễn dân gian, nghề đan lát, dệt truyền thống và ẩm thực…

Một trong những cách làm của huyện đó là tổ chức, khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc tổ chức lễ hội, chương trình văn hóa, văn nghệ. Huyện đã khuyến khích các đơn vị, địa phương tăng cường tổ chức các trò chơi, trò diễn không chỉ trong dịp lễ, tết, ngày hội mà còn ở các buổi sinh hoạt văn hóa ở các địa phương, cơ quan, trường học. Khuyến khích người dân các địa phương thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống. Từ đó, các giá trị văn hóa truyền thống được “sống” trong đời sống của người dân.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các trò chơi, trò diễn dân gian trên địa bàn huyện Quan Hóa đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Song, trên thực tế triển khai, công tác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện vẫn còn gặp không ít khó khăn cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của cộng đồng.

Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Quan Hóa Lương Thị Hồng Nhung cho biết: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ trọng tâm cần được thực hiện song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, do đó huyện Quan Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa; tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa và du lịch trên địa bàn huyện. Từ đó, góp phần đưa những giá trị văn hóa truyền thống trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế – xã hội.

Bài và ảnh: Thùy Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Trò diễn Tú Huần bên dòng sông Mã

Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã “sống đời” cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.Trò diễn Tú Huần do người dân làng Vĩnh Trị biểu diễn.Theo điển tích về trò Tú Huần được lưu truyền tại đây, trò diễn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành. Khi nhà vua...

Ngày hội lớn của non sông

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang của dân tộc - với kỷ nguyên độc lập, tự do gắn liền CNXH.TP Thanh Hóa rực rỡ sắc cờ mừng Ngày Quốc khánh 2-9. Ảnh: Lê HợiTừ ngày thu độc lập đầu tiên...Lễ Quốc khánh đầu tiên - ngày 2/9/1945, sẽ...

Thành lập nghiệp đoàn nghề đúc đồng làng Trà Đông

Chiều 28/8, Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá tổ chức công bố quyết định thành lập nghiệp đoàn nghề đúc đồng làng Trà Đông, xã Thiệu Trung. Đây là nghiệp đoàn đầu tiên thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá được thành lập.Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Minh Cảnh tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành nghiệp đoàn lâm thời.Tại buổi lễ, Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá đã công bố quyết định thành lập...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Thanh Hóa giảm nhiệt, mưa to

  Ảnh minh họa. Nguồn: TT KTTV   Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Gần sáng và ngày 1/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất...

Dự báo thời tiết 30/9/2024: Hà Nội mưa giông, rãnh áp thấp nối với bão Krathon

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (30/9), ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 29/9 đến 03h ngày 30/9 có nơi trên 60mm như: Tà Tổng (Lai Châu) 101,6mm, Bản Ngần (Hà Giang) 271,8mm, Hóa Thượng (Thái Nguyên) 61,2mm,… Dự báo thời tiết hôm nay (30/9), ở khu vực Bắc...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 30/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 30/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-30-9-2024-226209.htm

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Huyện Kon Rẫy hiện nay đang triển khai thực hiện 08/10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện được bố trí kinh phí hơn 129 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Để đảm bảo nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả, UBND huyện Kon Rẫy đã soát, xác định nhu cầu tình hình thực tế của từng địa phương để phân bổ vốn một cách hợp lý,...

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – NamKết quả nghiên cứu mới nhất của tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam khoảng 4 km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát là 1.541 km. Ảnh minh họa Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên...

Cùng chuyên mục

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa...

Đổi mới công tác quảng bá du lịch trong thời đại công nghệ số

Các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo và có nhiều đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, xúc tiến du lịch. Từ đó, góp phần đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đi nhanh và đi xa hơn đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước.Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch qua nền tảng số, du khách đến tham quan...

Khi người trẻ làm du lịch

Cái tên “Ông Hướng Farm Stay” giờ đây hẳn không còn xa lạ với khách du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giới trẻ. Đây là tâm huyết của chàng trai trẻ 9X Nguyễn Hà Đông và các cộng sự “gen Z”.Nguyễn Hà Đông và Đoàn Hữu Ngọ (từ phải qua) tại không gian Ông Hướng Farm Stay.Ông Hướng Farm Stay, thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến (Đông Sơn) là điểm đến mới được đưa vào khai...

Du lịch Thanh Hóa vượt chỉ tiêu lượng khách năm 2024 chỉ trong 9 tháng

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng, tổng lượt khách đến Thanh Hóa ước đạt gần 14,5 triệu lượt, đạt 104,7% kế hoạch năm 2024.Công viên nước Sun World Sầm Sơn - điểm nhấn mới hút khách du lịch khi đến Thanh Hóa.Với việc tổ chức đa dạng các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, cùng với đưa vào khai thác đa dạng sản phẩm du lịch, vui...

Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.Lễ hội Lam Kinh gắn...

xu hướng thể thao của phụ nữ hiện đại

Khỏe mạnh, an tĩnh, nhẹ nhàng và tươi trẻ, đó là những gì mà những người tập Yoga đạt được sau thời gian tập luyện... Với những giá trị mang lại, Yoga đã trở thành xu hướng phổ biến rộng rãi của phụ nữ hiện đại. Đây được coi là bộ môn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, đồng thời là lựa chọn phù hợp đối với nhiều lứa tuổi.Các học viên tại CLB Xanh Club Fitness...

Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào Thái

Người Thái là cư dân gắn bó với nước, giỏi trồng lúa, lấy nước từ sông suối qua hệ thống thủy lợi: mương, pai, lái, lịn tưới cho nương cao, ruộng thấp. Qua thực tiễn cuộc sống, người Thái từng đúc kết “khúc sông, vụng cá”. Nước là khởi nguồn của sự sống, có nước thì con người “không đói cơm đói gạo, không thiếu cá, canh rêu” và “có nước mới có ruộng/có mường mới có Tạo”.Đua thuyền...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất