Powered by Techcity

Giữ gìn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng

Di tích lịch sử cách mạng là “bằng chứng sống”, gắn liền với những năm tháng đấu tranh dựng nước, giữ nước oanh liệt, hào hùng của các thế hệ cha ông qua nhiều giai đoạn lịch sử. Bởi vậy, trách nhiệm đặt ra cho thế hệ hôm nay là phải trân trọng, gìn giữ, phát huy giá trị các di tích cho muôn đời sau.

Giữ gìn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạngDi tích lịch sử Hầm làm việc và chỉ huy của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1964-1972) tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa).

Những ngày đầu thu, chúng tôi ghé thăm di tích lịch sử Hầm làm việc và chỉ huy của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1964-1972), tại thôn 4, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa). Khu vực Hầm làm việc và chỉ huy được xây dựng ở vị trí cao, thoáng, trước mặt là cánh đồng để có thể quan sát từ xa. Phía sau lưng là làng mạc trù phú bao bọc cũng như lòng dân bao bọc bảo vệ cơ sở Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giải phóng dân tộc.

Theo các tài liệu lịch sử, hầm làm việc và chỉ huy được xây dựng nhằm bảo đảm an toàn cho bộ máy lãnh đạo cao nhất của tỉnh để kịp thời chỉ huy cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1964-1972). Hầm có kết cấu theo hình chữ Y, nửa nổi nửa chìm, có một lối vào phía trước (cửa hướng Nam), hai lối ra ở hướng Bắc. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược, từ căn hầm làm việc này, Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp làm việc và chỉ huy phong trào sản xuất chiến đấu tại Thanh Hóa một cách hiệu quả. Không thể kể hết được các sự kiện đã từng diễn ra tại đây, nhưng chắc chắn rằng bộ máy chỉ huy của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước tại tỉnh nhà.

Dẫu thời gian đủ sức ăn mòn ký ức nhưng ngay trên chính mảnh đất này, lớp lớp thế hệ cháu con hôm nay vẫn còn khắc ghi mãi trong lòng những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Đó là các chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn, phà Ghép, đảo Mê, Pa Ú Hò, dốc Bò Lăn, đến việc chi viện, tuyển quân, giao thông thông suốt và thực hiện các mục tiêu sản xuất… đều có sự đóng góp không nhỏ từ hầm làm việc và chỉ huy này.

Với ý nghĩa đó, năm 2007, Hầm làm việc và chỉ huy của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của người dân huyện Thiệu Hóa nói riêng, Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung, mà còn đặt ra trách nhiệm cần phải gìn giữ, phát huy giá trị của di tích. Bởi vậy, trong những năm qua các cấp, ngành trong huyện Thiệu Hóa và tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo di tích khang trang hơn. Cùng với đó, là chú trọng phát huy giá trị trong việc giáo dục lịch sử đối với thế hệ trẻ, đưa di tích trở thành một trong những điểm du lịch kết nối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thiệu Hóa, cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 12 di tích lịch sử cách mạng. Các di tích lịch sử cách mạng là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của địa phương. Bởi vậy, thời gian qua công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích được huyện đặc biệt quan tâm. Từ nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa, huyện đã tiến hành trùng tu, tôn tạo nhiều di tích như: Di tích quốc gia đền thờ Trà Đông, Di tích lịch sử cách mạng nhà đồng chí Lê Huy Toán, Khu Di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967-1973…

Ngoài ra, để phát huy giá trị các di tích, huyện đã đẩy mạnh phối hợp với các đoàn thể, ngành giáo dục và đào tạo huyện tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia chỉnh trang, trồng hoa, cây xanh, kết nạp đội viên, đoàn viên tại các di tích lịch sử cách mạng; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan về nguồn. Qua đó, vừa thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị lịch sử của cha ông, vừa giúp lớp trẻ ý thức được trách nhiệm của bản thân để phấn đấu trong học tập và rèn luyện, trưởng thành.

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử, cách mạng lâu đời, gắn với nhiều giai đoạn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Nơi đây, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng đa dạng và phong phú về số lượng cũng như thể loại. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh hiện có 143 di tích và địa điểm lịch sử cách mạng, với các loại hình, bao gồm: nhà dân, đình, chùa, đền, nghè, cầu, phà, bến, bãi, sân bay, chợ, hầm hào, công sự, trận địa…

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 82-KL/TU, ngày 30-5-2017 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2025. Từ chủ trương, chính sách của tỉnh, các địa phương, ban quản lý các di tích đã thực hiện nhiều giải pháp như: quan tâm tôn tạo, tu bổ, khoanh vùng bảo vệ; kiểm kê, lập hồ sơ, xếp hạng di tích; tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục về nguồn; chú trọng phát triển du lịch tại các di tích… Từ đó, nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được quan tâm bảo tồn và phát huy khá tốt, như: di tích cách mạng thôn Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân), di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân (Như Thanh), di tích Chiến khu Ngọc Trạo (Thạch Thành), di tích địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn)…

Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế thì việc khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá khiêm tốn. Vấn đề đặt ra là, các cấp, ngành trong tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích; xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di tích một cách khoa học; tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ di tích, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng. Thực hiện số hóa một số điểm di tích để quảng bá trên các nền tảng số; kết nối với nhiều công ty du lịch, lữ hành để thu hút du khách tham quan, trải nghiệm…

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Đổi mới công tác quảng bá du lịch trong thời đại công nghệ số

Các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo và có nhiều đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, xúc tiến du lịch. Từ đó, góp phần đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đi nhanh và đi xa hơn đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước.Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch qua nền tảng số, du khách đến tham quan...

Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp...

Trong 2 ngày (24, 25/9), Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước do ông Ot Phongsavanh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Trưởng ban Tư vấn kinh tế, Quỹ Đoàn kết và Phát triển Mặt trận Lào xây dựng đất nước làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa.Đón và tiếp đoàn có...

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải 

Tiếp tục chuyến công tác tại Trung Quốc, ngày 24/9, Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải.Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải.Tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường...

Đoàn cán bộ Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào thăm và làm việc tại Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các...

Ngày 10/9, Đoàn cán bộ, học viên lớp lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn - K278 dành cho cán bộ Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào thăm và làm việc tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa.Phó Trưởng Ban Quản lý KKTNS & CKCN tỉnh Thanh Hoá Bùi Tuấn Tự phát biểu tại buổi làm việc.Dự buổi làm việc có đđại diện LĐLĐ...

Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh

Thực hiện chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 6/9, đồng chí Dương Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện làm trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 2024.Toàn cảnh buổi làm việc.Tiếp và làm việc với đoàn giám sát có các đồng chí:...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 30/9/2024: Hà Nội mưa giông, rãnh áp thấp nối với bão Krathon

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (30/9), ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 29/9 đến 03h ngày 30/9 có nơi trên 60mm như: Tà Tổng (Lai Châu) 101,6mm, Bản Ngần (Hà Giang) 271,8mm, Hóa Thượng (Thái Nguyên) 61,2mm,… Dự báo thời tiết hôm nay (30/9), ở khu vực Bắc...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 30/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 30/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-30-9-2024-226209.htm

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Huyện Kon Rẫy hiện nay đang triển khai thực hiện 08/10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện được bố trí kinh phí hơn 129 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Để đảm bảo nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả, UBND huyện Kon Rẫy đã soát, xác định nhu cầu tình hình thực tế của từng địa phương để phân bổ vốn một cách hợp lý,...

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – NamKết quả nghiên cứu mới nhất của tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam khoảng 4 km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát là 1.541 km. Ảnh minh họa Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/9 đến 4/10

* Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/10/2024. * Ngày 11/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng...

Cùng chuyên mục

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa...

Đổi mới công tác quảng bá du lịch trong thời đại công nghệ số

Các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo và có nhiều đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, xúc tiến du lịch. Từ đó, góp phần đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đi nhanh và đi xa hơn đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước.Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch qua nền tảng số, du khách đến tham quan...

Khi người trẻ làm du lịch

Cái tên “Ông Hướng Farm Stay” giờ đây hẳn không còn xa lạ với khách du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giới trẻ. Đây là tâm huyết của chàng trai trẻ 9X Nguyễn Hà Đông và các cộng sự “gen Z”.Nguyễn Hà Đông và Đoàn Hữu Ngọ (từ phải qua) tại không gian Ông Hướng Farm Stay.Ông Hướng Farm Stay, thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến (Đông Sơn) là điểm đến mới được đưa vào khai...

Du lịch Thanh Hóa vượt chỉ tiêu lượng khách năm 2024 chỉ trong 9 tháng

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng, tổng lượt khách đến Thanh Hóa ước đạt gần 14,5 triệu lượt, đạt 104,7% kế hoạch năm 2024.Công viên nước Sun World Sầm Sơn - điểm nhấn mới hút khách du lịch khi đến Thanh Hóa.Với việc tổ chức đa dạng các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, cùng với đưa vào khai thác đa dạng sản phẩm du lịch, vui...

Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.Lễ hội Lam Kinh gắn...

xu hướng thể thao của phụ nữ hiện đại

Khỏe mạnh, an tĩnh, nhẹ nhàng và tươi trẻ, đó là những gì mà những người tập Yoga đạt được sau thời gian tập luyện... Với những giá trị mang lại, Yoga đã trở thành xu hướng phổ biến rộng rãi của phụ nữ hiện đại. Đây được coi là bộ môn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, đồng thời là lựa chọn phù hợp đối với nhiều lứa tuổi.Các học viên tại CLB Xanh Club Fitness...

Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào Thái

Người Thái là cư dân gắn bó với nước, giỏi trồng lúa, lấy nước từ sông suối qua hệ thống thủy lợi: mương, pai, lái, lịn tưới cho nương cao, ruộng thấp. Qua thực tiễn cuộc sống, người Thái từng đúc kết “khúc sông, vụng cá”. Nước là khởi nguồn của sự sống, có nước thì con người “không đói cơm đói gạo, không thiếu cá, canh rêu” và “có nước mới có ruộng/có mường mới có Tạo”.Đua thuyền...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất