Powered by Techcity

Vua Lê Thái tổ – người khai sáng vương triều Hậu Lê

Khẳng định công lao của Đức Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi – người khai sáng triều đại Hậu Lê, sách sử đã chép: Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệnh, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, dựng quan chức, lập phủ huyện, thu sách vở, mở học hiệu. Có thể gọi là có mưu lớn sáng nghiệp!

Vua Lê Thái tổ - người khai sáng vương triều Hậu LêMộ vua Lê Thái tổ ở Lam Kinh.

Đại Việt cuối thế kỷ XIV lâm vào khủng hoảng trầm trọng, khiến cuộc “chuyển giao quyền lực” từ nhà Trần sang nhà Hồ diễn ra như một tất yếu. Song, vương triều Hồ tồn tại chưa đầy 7 năm, thì Đại Việt đã nằm dưới gót giày quân xâm lược (năm 1407). “Họ Hồ cướp ngôi tự rước bại vong; giặc Minh gian ngược muốn đổi đất phong, giả nhân diệt nước, giết hại làm càn, Nhân dân nước Việt gan óc dậy đất, con thơ cháu bé mắc phải thảm họa giáo mác ngang thây, người mạnh khỏe thì phía Nam chạy sang Chiêm Thành, phía Tây trốn sang Đại Lý, làng mạc bỏ hoang, xã tắc thành gò, hoặc để thỏ chui hoặc cho hươu ở, làm bãi cho chim đỗ, làm rừng cho báo nấp. Rồi giặc chia châu đặt huyện, đắp thành đào hào, đóng quân trấn giữ, hơn hai chục năm, biến phong tục thành tóc dài răng trắng, hóa làm người Ngô cả. Than ôi! Họa loạn tột mực đến như thế ư?” (sách “Đại Việt sử ký toàn thư”).

Trước câu hỏi về sự sống còn của dân tộc, vào năm Bính Thân (1416) tại Lũng Nhai (nay là xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) đã diễn ra hội thề lịch sử giữa Phụ Đạo lộ Khả Lam Lê Lợi, cùng 18 người bạn thân tín, “nguyện chung sức đồng lòng giữ gìn địa phương”. Hội thề đã đặt cơ sở cho việc hình thành những hạt nhân đầu tiên của “bộ tham mưu” cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau này, mà Lê Lợi là vị thống soái tối cao. Từ đây, Lam Sơn trở thành nơi quy tụ các anh hùng, hào kiệt và những người yêu nước từ khắp nơi tìm về, cùng mưu đồ sự nghiệp diệt giặc, cứu nước.

Trải qua một thời gian tích cực chuẩn bị, tháng Giêng năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi quyết định dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương, truyền hịch kêu gọi Nhân dân đứng lên giết giặc, cứu nước. Nghĩa quân Lam Sơn bước vào cuộc chiến đấu với quân thù trong một tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Theo sách “Lam Sơn thực lục”, nghĩa quân buổi đầu khởi sự chỉ có 35 quan võ, một số quan văn, 200 quân thiết đột, 200 nghĩa sĩ, 200 dũng sĩ, 14 con voi và không quá 2.000 người tham gia. Còn lực lượng quân Minh có tới hơn 4,5 vạn, voi ngựa hàng trăm con.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: Vua ở vào khoảng ấy, có tư chất thánh thần văn võ, gặp lúc trời đoái miền Tây, không nỡ thấy dân ta lầm than, quân giặc đè hiếp, tự nghĩ đến trách nhiệm thay trời đánh giặc chẳng ở ta thì còn ở ai! Nhưng còn lo vận trời đương bế tắc chưa thông, việc lớn rất gian nan khó nổi. Bấy giờ mới đem những người đồng chí, tôi gươm cho sắc, giấu tiếng núi Lam, xem thế đợi thời, gặp việc lo sợ, không dám vội vàng. Giữ chỗ hiểm, đặt quân phục, thường lấy quân ít mà chống giặc đông; tính thì cơ, nắm phần hơn, thường lấy sức yếu mà chống kẻ mạnh. Khí giới lương ăn, phần nhiều của giặc. Kính dinh hơn mười năm, khốn lo bao nhiêu độ. Chỉ vì mưu đã sâu mà kế lại kỹ, cho nên đánh thì thắng mà phá tất được. Một lần đánh mà dẹp châu Hoan châu Hóa, hai lần đánh mà yên châu Diễn châu Ái. Rồi cờ chính chinh phất lên, thế đường đường thẳng tới. Vượt biển để chờ quân, mà giặc ở Cổ Lộng, Chí Lính mất mật; trèo non để tiến đánh, mà giặc ở Tam Giang, Đông Quan kinh hồn.

Vương Thông, Phương Chính kế đã cùng, giữ thành bền lũy để đợi viện. Lửa không nhóm tự cháy, quả nhiên Liễu Thăng từ Bắc tiến sang, giúp Hạ Kiệt làm càn. Lại thêm Mộc Thạnh phía Tây cũng tới. Đáng cười viện binh hai lộ, giơ càng bọ ngựa chống xe, há chẳng ngu sao? Huống lấy chí nhân đánh bất nhân, tất phải khiêng thây mà chịu trói. Thú cùng trong cũi, vẫy đuôi kêu thương. Thì rủ lòng nhân mà mở lưới Thang; cho múa mộc để phô đức Thuấn. Cuối cùng, tha cho mười vạn quân hàng, được toàn tính mạng về Bắc. Mừng vui khắp bốn biển, mong sống lại đã được thỏa lòng; mến sợ đến phương xa, việc cống hiến chăm lo hết phận. Than ôi! Thịnh thay! Thế mới biết loạn tột thì trị to, nhân dầy thì nhớ mãi. Trời xoay vần, thì thông suốt, vừa vận hội bắt đầu vậy.

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (1428), mùa xuân, tháng giêng, người Minh đã về nước, vua Lê Thái tổ bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên. Vua ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi, chôn ở Vĩnh Lăng. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” đã bàn về công lao của nhà vua: “Trời đất đã định, Nam Bắc chia trị, phương Bắc tuy lớn mạnh mà không thể đè nén được phương Nam, xem ngay như thời Lê, Lý, Trần thì biết. Thế cho nên cuối thời Tam Quốc, phương Nam tuy đã suy yếu, nhưng chỉ có nội loạn mà thôi. Đến như nhà nhuận Hồ thì bạo ngược đã quá, đến nỗi mất nước, thân nhục, giặc Bắc hung tàn, dân Nam khốn khổ. May lòng trời nghĩ đến, sinh ra thánh chúa, lấy nghĩa mà đánh, lấy nhân mà dẹp, non sông mới được đổi mới, nhật nguyệt mới lại được tươi, Nhân dân được yên, Nhà nước được trị. Là bởi vua tôi cùng dạ, trên dưới một lòng vậy. Ôi! loạn tột tất phải trị, như nay đủ thấy”.

Khi viết tựa cho sách “Lam Sơn thực lục”, từ trên tầm cao của chiến công và sự nghiệp, dưới cái nhìn khách quan và biện chứng, vua Lê Thái tổ khẳng định: “Trẫm gặp buổi lắm hoạn nạn, dựng nghiệp càng khó khăn. May mà trời cho, người theo, nên công nghiệp được thành, thật là do tổ tiên tu nhân tích đức cho nên mới được như thế”. Còn nhà cách mạng nổi tiếng Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX đã tôn vua Lê Thái tổ là vị Tổ trung hưng thứ hai, tiếp nối Tổ trung hưng thứ nhất là Ngô Quyền và sau Thủy tổ dựng nước là Hùng Vương. Đó là cách đánh giá khách quan, trung thực và công minh về đóng góp của ông trong khởi nghĩa Lam Sơn, cũng như trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam.

Bài và ảnh: Trường Giang

(Bài viết có sử dụng các tư liệu trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Kỷ yếu Hội thảo khoa học Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Nhân dân Thanh Hóa với Khởi nghĩa Lam Sơn”).

Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Luận Văn

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), chiều 3/11, đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ và Nhân dân thôn Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân). Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo...

Cùng tác giả

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn”

Ngày 28/11/2024, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 204 năm ngày sinh của Ph. Ăngghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của C.Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của C.Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.Bổ sung, làm rõ lý luận về con...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI

Ngày 28/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.Các đại biểu tham dự hội nghị.Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đã đạt được...

Cùng chuyên mục

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất