Powered by Techcity

Sự thật về “cây xóa nghèo”

Thiên nhiên “ưu ái” cho Thanh Hóa một vùng đất phía Tây rộng lớn và màu mỡ với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho phát triển các cây họ tre như giang, luồng, vầu, nứa (gọi chung là “tre luồng”). Với hơn 78.000 ha, Thanh Hóa là địa phương có diện tích tre luồng lớn nhất, chiếm tới 50% diện tích luồng cả nước. Sống giữa vùng nguyên liệu khổng lồ đầy tiềm năng khi nhà nhà trồng tre luồng, nhưng đa phần các hộ dân vẫn đời nối đời quẩn quanh trong nghèo khó…

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài 1): Sự thật về “cây xóa nghèo”Tuy giá trị kinh tế còn thấp, nhưng cây luồng vẫn là nguồn thu chính của đồng bào các dân tộc ở xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa). Ảnh: P.V

Từ lâu, ngành nông nghiệp và nhiều huyện miền núi của Thanh Hóa vẫn “mặc định” tre luồng chính là cây “xóa đói, giảm nghèo”. Cây luồng còn được “đặc ân” đóng vai trò cho cả “cần câu” và “con cá” trong lộ trình thoát nghèo của những chủ đồi rừng…

Có diện tích luồng trên đồi Pom Pâu cách trở bởi dòng sông Luồng quanh năm chảy xiết, mỗi lần thu hoạch luồng, vợ chồng chị Hà Thị Toàn ở bản Bút Xuân, xã Nam Xuân (Quan Hóa) phải thuê thêm người để vác từng cây xuống chân đồi, sau đó mới đóng bè để đưa qua sông ra đường lớn.

Nếu trừ đi công thuê người, mỗi cây luồng chỉ bán được 5.000 đồng, cây to và đẹp nhất cũng chỉ được 10.000 đồng. Những người chuyên đi vận chuyển luồng thuê trong bản như anh Hà Văn Nhung cũng được tính công 800 đồng mỗi cây, 1 ngày lao động có khi chưa kiếm nổi 100.000 đồng. Kể cả không cách trở sông Luồng và suối Bút, đa phần diện tích luồng trong bản đều phân bố trên các đồi trùng điệp xa đường lớn nên việc khai thác và vận chuyển phải thực hiện thủ công khó khăn mà không hiệu quả.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa cùng huyện Quan Hóa đã hỗ trợ người dân mở được một số đường lâm sinh nên máy kéo vào được chân rừng, địa phương có thêm một số ít diện tích luồng được “giải phóng” khỏi sự cô lập. Ở bản Bút bên cạnh, trong tổng số 890 ha diện tích tự nhiên, có 553 ha luồng tập trung. Toàn bộ 106 hộ với 470 nhân khẩu trong bản đều sống lệ thuộc vào cây luồng và một ít diện tích lúa nước. Gia đình ít cũng hơn 1 ha, nhiều thì 5 – 7 ha, nhưng chưa có ai giàu lên từ luồng. Có diện tích luồng trung bình trong bản, nhưng gia đình ông Lương Văn Ên nhiều năm vẫn mãi là hộ nghèo. Hay gia đình ông Hà Văn Quân cứ loay hoay không thoát khỏi diện cận nghèo.

Theo bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Hà Công Chức: “Tuy thương lái đã vào tận bản để mua thường xuyên nhưng đầu ra cây luồng vẫn bấp bênh, phụ thuộc. Chỉ một phần luồng đẹp được thương lái mua theo cây, còn lại phải bán theo kg với giá có khi xuống còn 5.000 đồng/kg. Tất cả các hộ đang sinh sống giữa rừng luồng trù phú, nhưng bản vẫn còn 11 hộ nghèo, 35 hộ cận nghèo. Một số hộ khá giả là do có hướng làm ăn khác hoặc có người đi làm ăn xa chứ chưa thể giàu lên nhờ luồng”.

Thống kê từ UBND xã Nam Xuân, có 97% trong tổng số 2.563 hộ dân trong xã có diện tích luồng với tổng số hơn 2.000 ha. Gia đình ít cũng một vài ha, nhiều thì 9- 10 ha, nhưng thu nhập bình quân đầu người của xã hiện mới đạt hơn 23 triệu đồng/người/năm.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài 1): Sự thật về “cây xóa nghèo”Thu hoạch luồng theo phương thức đốn chặt thủ công tại bản Chăm, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa. Ảnh: P.V

Chủ tịch UBND xã Nam Xuân – ông Hà Văn Ngoãn cũng thừa nhận, đời sống kinh tế của đồng bào nơi đây phụ thuộc vào trồng luồng và chăn nuôi nhỏ lẻ nên chưa tạo đột phá. Mỗi khi cần tiền đi đám, đóng học cho con hay việc phát sinh, các hộ thường chặt mươi cây luồng đem bán để giải quyết khâu túng thiếu trước mắt. Nhìn chung, cây luồng mới đáp ứng được vai trò “xóa đói” là chính. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn trên 21%, chưa kể số hộ cận nghèo còn lớn hơn…

Toàn huyện miền núi Quan Hóa, diện tích rừng luồng do người dân phát triển đã lên gần 28.000 ha, chưa kể khoảng 7.000 ha luồng và tre – nứa – vầu hỗn giao thuộc đất của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông quản lý. Đây chính là địa phương có diện tích luồng lớn nhất tỉnh Thanh với hơn 40% diện tích, tương đương khoảng 20% diện tích luồng cả nước.

Là huyện rất rộng với tổng diện tích tự nhiên lên tới gần 100.000 ha như Quan Hóa, nhưng cây luồng đã “phủ” khắp nơi. Ngay tại thị trấn Hồi Xuân đến những xã vùng sâu cách trung tâm huyện hơn 50 cây số như Hiền Kiệt, Trung Thành, Trung Sơn, Thành Sơn, cây luồng hầu như bao quanh từng nóc nhà, con ngõ và mọi diện tích thôn bản. Diện tích luồng lớn đã góp phần đưa diện tích che phủ rừng toàn huyện đến thời điểm hiện tại đạt hơn 84%.

Tuy nhiên, do đầu ra của cây luồng bấp bênh, giá thấp và nhiều nguyên nhân khác, người trồng luồng ở đây đa phần vẫn gắn với 2 từ: túng và nghèo. Ông Lê Văn Nam, phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Hóa cho rằng, hầu hết các hộ dân trên địa bàn huyện đều ít nhiều có diện tích luồng, trừ một bộ phận rất nhỏ là giáo viên và cán bộ người miền xuôi lên lập nghiệp. Mỗi năm, toàn huyện khai thác khoảng 20 triệu cây luồng. Luồng Quan Hóa có chất lượng tốt, phổng phao hơn luồng của nhiều huyện trong tỉnh.

Ở giữa “thủ phủ” luồng của cả nước, nhưng theo thống kê từ UBND huyện Quan Hóa, đến nay trên địa bàn mới có 6 công ty, 6 HTX và gần 20 hộ cá thể đứng ra chế biến tre luồng. Sản phẩm chủ yếu là đũa tre dùng một lần, tăm hương và vàng mã nên giá trị không cao và cũng mới giải quyết một phần đầu ra cho cây luồng. Phần lớn luồng khai thác còn lại được đầu nậu thu mua đi các tỉnh phía Bắc làm giàn giáo, cọc trong xây dựng và… băm dăm bán nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Theo đó, giá trị cây luồng trung bình toàn huyện chỉ dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Theo chuẩn nghèo đa chiều, dự kiến đến cuối năm 2023, toàn huyện giảm theo lộ trình còn 2.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 23% số hộ toàn huyện, chưa tính số hộ cận nghèo còn lớn hơn nhiều. Con số đã nói lên được vai trò “xóa nghèo” của cây luồng đến đâu, bởi gần 100% hộ dân huyện Quan Hóa vẫn lệ thuộc vào cây trồng bản địa này.

Thuận lợi giao thông hơn nhiều và chỉ cách TP Thanh Hóa chưa đầy 2 giờ ô tô, nhưng giá trị tre luồng ở huyện miền núi Lang Chánh cũng không hơn Quan Hóa là bao. Khảo sát trên địa bàn nhiều xã thuộc vùng “Vua luồng Châu Lang” trứ danh theo truyền miệng, giá trị canh tác trung bình của tre luồng cũng chỉ đạt khoảng 20 triệu đồng/ha/năm. Đa phần người trồng luồng thu hoạch rải rác quanh năm, mỗi khi túng bấn thường khai thác dăm bảy đến một vài chục cây để bán. Có chăng gần đây, Lang Chánh thu hút được một nhà máy chế biến tre luồng khá hiện đại nên đầu ra sản phẩm dễ dàng hơn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, toàn tỉnh có hơn 78.000 ha rừng tre luồng. Các sản phẩm từ tre luồng Thanh Hóa thích hợp làm vật liệu xây dựng, ván ép, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm dân dụng, tăm mành, đũa… Phế phẩm các sản phẩm này còn được tận dụng sản xuất giấy, vàng mã, đốt than hoạt tính, chiết xuất làm thuốc chữa bệnh… Qua khảo sát thực tế, có chăng vùng nứa và vầu của các xã vùng biên huyện Quan Sơn đáp ứng được tiêu chí “giảm nghèo” và bước đầu làm giàu cho một bộ phận hộ dân. Còn đa phần những vùng tre luồng khác đều có giá trị canh tác rất thấp, có nơi chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng/ha/năm.

Lê Đồng – Lê Hợi

Bài 2: “Vắt kiệt” rừng vàng.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập phường Tân Sơn vào phường Phú...

Chiều 26/11, UBND phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15, ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Theo Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,87km2, quy mô...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cô giáo người Mường miệt mài gieo chữ

Hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) THCS Lang Chánh, cô giáo Lê Thị Huyền (sinh năm 1978) luôn quan tâm, chăm lo cho các thế hệ học sinh là con em đồng bào DTTS trên địa bàn.Cô giáo Lê Thị Huyền cùng các em học sinh Trường PTDTNT THCS Lang Chánh. Ảnh: Thảo NguyênCô giáo Lê Thị Huyền sinh ra tại xã Quang Hiến (nay là thị trấn Lang Chánh), tốt nghiệp...

Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân xây dựng những mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của thị trường. Bước đầu, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 29/11/2024: Chênh lệch nhiệt độ lớn, Hà Nội rét sâu về đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 29/11, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Phía Đông Bắc Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa rải rác. Thời tiết...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025

Sáng 28/11, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh Thanh hoá đã tổ chức lễ ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025.Lãnh đạo Tỉnh đoàn và huyện Quan Sơn trao tặng công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Tam Thanh, đường tranh bích họa an toàn thực phẩm cho...

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Cùng chuyên mục

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Mở ra tầm nhìn cho tương lai

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước, vài năm trở lại đây, thành phố đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.TP Sầm Sơn chú trọng phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh.Những...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất