Powered by Techcity

Còn nhiều câu hỏi lớn

Sự hiện diện của Di tích Lam Kinh với những công trình kiến trúc nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu giá trị đã trở thành một biểu tượng của văn hóa thời Lê, góp phần làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Lam Kinh được xem là vấn đề quan trọng đặt ra cho hậu thế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích: Còn nhiều câu hỏi lớnCác tòa thái miếu đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo.

Lam Sơn là “đất căn bản làng vua”. Nơi đây, không chỉ là quê hương của vua Lê Thái tổ, mà sau khi lên ngôi hoàng đế ở Đông Đô, năm 1430, nhà vua cho đổi tên Lam Sơn thành Tây Kinh (hay còn gọi là Lam Kinh). Năm 1433, Lê Thái tổ băng hà và được đưa về an táng tại Lam Kinh. Kế nghiệp vua Lê Thái tổ, các triều vua thời Lê Sơ đã cho xây dựng Lam Kinh dần trở nên quy mô, bề thế. Theo nhiều tài liệu ghi chép thì “kinh đô tưởng niệm” nhà Hậu Lê là một trung tâm thờ tự các vua và hoàng thái hậu vào loại lớn nhất, tiêu biểu trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử, có thời gian dài khu miếu điện, lăng mộ Lam Kinh gần như đã trở thành phế tích. Mãi đến năm 1962, Di tích lịch sử Lam Kinh mới được xếp hạng là di tích quốc gia và đưa vào quy hoạch để bảo vệ. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Lam Kinh, làm cơ sở cho việc bảo tồn và khôi phục lại Di tích Lam Kinh như ngày nay. Việc khôi phục được nghiên cứu kỹ lưỡng, căn cứ vào các tư liệu, dấu tích còn lại và kết quả từ các đợt khai quật khảo cổ học. Đến nay nhiều hạng mục công trình đã được tôn tạo, nổi bật trong đó là tòa chính điện; các khu lăng mộ vua và hoàng thái hậu; các tòa miếu; sân rồng, nghi môn; cầu Bạch, đền thờ vua Lê Thái tổ; đền thờ Lê Lai…

Với những giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa cùng sự độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật, năm 2012, Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg, ngày 27-9-2012). Đây là một dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị trường tồn của di tích. Đồng thời cũng là trọng trách của hậu thế trong việc tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Sau khi được vinh danh là di tích quốc gia đặc biệt, Di tích lịch sử Lam Kinh đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Ban Quản lý Di tích Lam Kinh đã xây dựng đề cương Dự án “Đổi mới công tác quản lý, khai thác phát triển Khu di tích Lam Kinh”. Công tác quản lý khai thác di tích được gắn với việc bảo tồn di tích, do đó việc quản lý, bảo vệ và tu bổ các di tích gốc luôn được quan tâm. Cùng với đó, Di tích lịch sử Lam Kinh được xác định là một trong những khu du lịch trọng điểm trong quy hoạch và chiến lược phát triển của tỉnh. Do đó, bên cạnh những yếu tố gốc, nhiều hạng mục, công trình như cảnh quan môi trường, giao thông, hệ thống phòng trưng bày hiện vật, giới thiệu di tích, hệ thống điện, internet, biển báo, hệ thống thuyết minh tự động… đã và đang được đầu tư đồng bộ.

Đặc biệt, gần đây Di tích lịch sử Lam Kinh đã được đầu tư đồng bộ hệ thống trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện đại góp phần bảo vệ di tích. Hiện nay, tại khu vực đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc) đã được đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy, báo cháy và phun nước tự động. Tại chính điện Lam Kinh đã được đầu tư hệ thống báo cháy theo tiêu chuẩn, bơm nước chữa cháy hiện đại, hệ thống điện được bố trí an toàn, khoa học, hệ thống máy phát điện công suất lớn tự động đóng, ngắt luôn duy trì có điện cho khu vực chính điện để đảm bảo công tác phòng, cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Điều này đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bởi lẽ, trong lịch sử đã ghi nhận không ít lần các công trình kiến trúc gỗ tại Di tích lịch sử Lam Kinh đã bị cháy, như, năm 2013, đã xảy ra vụ cháy tại đền Trung Túc Vương Lê Lai.

Tầm vóc của Di tích lịch sử Lam Kinh vốn có, cùng với những đổi thay hướng đến tính chuyên nghiệp, hiện đại cho thấy Lam Kinh đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên, Di tích lịch sử Lam Kinh có diện tích lớn hơn, các công trình kiến trúc phần lớn bằng gỗ dễ chịu tác động xấu của thời tiết và thời gian. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc gỗ ấy nằm trong rừng đặc dụng di tích Lam Kinh; giáp ranh liền kề đất sản xuất nông, lâm nghiệp của Nhân dân nên nguy cơ cháy nổ vẫn luôn thường trực. Những điều này, đòi hỏi công tác bảo vệ và phát triển di tích không chỉ cần nguồn nhân lực lớn am hiểu văn hóa, lịch sử, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, mà còn phải có nguồn kinh phí lớn để ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, nguồn nhân lực kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn còn nhiều hạn chế.

Ông Nguyễn Xuân Toán, Trưởng Ban Quản lý Di tích Lam Kinh, cho biết: Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao, ngoài sự quan tâm của tỉnh, di tích cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân. Muốn làm được điều đó, những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa cùng cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội cần nêu cao trách nhiệm, sự trân quý và tôn trọng các giá trị lịch sử, yếu tố gốc của di sản. Đối với Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh sẽ luôn chú trọng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản; đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của các di sản, các yếu tố văn hóa truyền thống đến cộng đồng bằng nhiều hình thức.

Bài và ảnh: Quỳnh Chi

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

[Góc nhìn]: Lại cháy!

(Baothanhhoa.vn) - Lại cháy! Không ai muốn nghe điều này cả, nhưng rồi nó vẫn xảy ra. Các bạn đang theo dõi một Góc nhìn tiếp theo về cháy của Báo Thanh Hóa Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/goc-nhin-lai-chay-229805.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 9/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 9/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-9-11-2024-229869.htm

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất