Powered by Techcity

Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Về Lam Kinh những ngày gần kề lễ hội, du khách sẽ được khám phá vẻ đẹp của di sản ở độ cuối thu. Đó là vẻ đẹp vừa trầm mặc, vừa man mác của đất trời mùa thu. Trong không gian thoang thoảng nhang trầm, khói hương là tiếng chiêng lanh lảnh vang vọng lại từ những tòa Thái miếu, sẽ mang đến cho con người cảm giác vừa thư thái, vừa an yên đến lạ…

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - điểm đến tâm linh “níu chân” du khách (Bài 2): Những bảo vật quốc gia vô giáBảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng. Ảnh: Trường Giang

Sau khi dâng hương Chính điện, các tòa Thái miếu, các lăng mộ, du khách nên ghé thăm 5 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Lam Kinh, gồm: bia Vĩnh Lăng (bia Lê Thái tổ), bia Chiêu Lăng (bia Lê Thánh tông), bia Khôn Nguyên Chí Đức (bia Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao), bia Dụ Lăng (bia Lê Hiến tông) và bia Kính Lăng (bia vua Lê Túc tông). Những bảo vật quốc gia này không chỉ là minh chứng sống động về một thời kỳ vàng son trong quá khứ của khu di tích; mà còn khẳng định cho những giá trị bất biến, trường tồn của toàn bộ khu miếu điện Lam Kinh trong tiến trình lịch sử, cũng như trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Ở mỗi bảo vật lại ẩn chứa để kể cho hậu thế một câu chuyện lịch sử thú vị…

Trong số 5 bảo vật, bia Vĩnh Lăng luôn có một vị trí hết sức đặc biệt và vô cùng quan trọng. Bia được dựng tháng 10-1433, nằm cách lăng mộ vua Lê Thái tổ chừng 300m. Nhà che bia Vĩnh Lăng nổi bật bởi kiến trúc bằng gỗ lim, vì kèo theo lối chồng rường 2 tầng mái và 16 hàng chân cột bằng cả sải tay người ôm. Công trình này được phục dựng lại trên nền móng và chân tảng cũ từ những năm 60 của thế kỷ XX, để che công trình chính là tấm bia đá lớn bên dưới. Bia Vĩnh Lăng có màu xám xanh, được làm bằng đá trầm tích nguyên khối. Bia hình chữ nhật, đặt trên lưng rùa. Đầu bia khắc “Lưỡng long chầu nguyệt”, chân bia khắc những vân sóng nước tựa hình người đang ngồi niệm Phật, dường như mang ẩn ý về sự an nhiên, tĩnh tại và trường cửu.

Bia Vĩnh Lăng được dựng tháng 10 năm 1433 (Thuận Thiên năm thứ 6, Quý Sửu). Mặt trước được khắc khoảng 750 chữ Hán, được xem là “bản tổng kết thu nhỏ, nguyên bản” về cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Thái tổ – người đặt nền móng dựng nên cơ đồ nhà hậu Lê trải qua mấy trăm năm lịch sử. Văn bia do quan Vinh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự Nguyễn Trãi vâng soạn, được nhiều học giả đánh giá cao bởi lối văn biền ngẫu khí thế. Bia Vĩnh Lăng mang đầy đủ các giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn nội hàm (văn bia) nên được xem là “một pho tư liệu quý” về nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lê sơ đã đạt đến trình độ cao của sự tinh tế, tỉ mỉ, vừa mềm mại vừa chắc khỏe khoắn.

Đánh giá về vẻ đẹp và giá trị của bảo vật quốc gia này, có tác giả đã viết: Bia Vĩnh Lăng là hồn khí, là trái tim, là não bộ của điện miếu Lam Kinh. Là pho sử liệu sống động, là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn trong kho tàng di sản văn hóa nước Việt. Đá trầm tích, lăng mộ cũng là độ sâu trầm tích của tư duy sáng tạo, của bề dày văn hóa. Dựng bia đặt trước mộ chí như thể là bức bình phong che chắn mọi điều bất lợi hoàn toàn là nét mới mang tính phá cách của triều Lê sơ mà các triều đại trước không hề có!

Cùng với bia Vĩnh Lăng, bảo vật quốc gia Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi (bia Lê Thánh tông), cũng là tấm bia rất giàu giá trị và được cho là đã đánh dấu bước phát triển lên tầm cao mới của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa Việt thời Lê sơ. Bia được dựng vào mùa xuân năm Mậu Ngọ, niên hiệu cảnh Thống thứ nhất (1498) đời vua Lê Hiến tông. Bia Chiêu Lăng được làm bằng đá nguyên khối, màu xanh đen, nhẵn mịn. Bia cao 2,76m, rộng 1,9m, dày 0,28m được đặt trên lưng rùa.

Bia hình chữ nhật, trán bia hình vòng cung, mặt trước trán bia khắc nổi ba hình rồng; chính giữa là một hình rồng lớn, cuộn tròn, mặt hướng ra ngoài; hai bên khắc hai rồng thân hình mập, uốn khúc bay lượn, mặt hướng chầu vào rồng lớn ở giữa. Xung quanh diềm bia có hai đường chỉ nổi, chạy song song với nhau nối từ đỉnh bia xuống đế bia, tạo thành hình chữ nhật ôm trọn toàn bộ chữ Hán. Giữa hai đường chỉ nổi mỗi bên trang trí 6 hình rồng, thân uốn cong nhiều đoạn (rồng yên ngựa), miệng há to phun ra các đao lửa đang trong tư thế vờn lên. Phần diềm phía dưới bia trang trí tương xứng 6 rồng, mỗi bên 3 con nối nhau chầu vào, đầu chạm hình những đao lửa, đuôi uốn lượn tạo hình tam sơn. Hai bên hông bia, mỗi bên khắc một rồng lớn, rồng yên ngựa, đầu rồng chạm hoa văn hình đao lửa, đuôi giống đuôi cá chuối, tư thế vút cao, dưới đuôi rồng trang trí hoa văn hình tam sơn và sóng nước, trên tam sơn là vân mây…

Cùng với hoa văn nổi bật, giá trị của bia Chiêu Lăng còn thể hiện ở văn bia được khắc công phu, nhằm ghi tạc công lao to lớn, vĩ đại của một trong những vị minh quân, đã đưa nền quân chủ phát triển lên đỉnh cao rực rỡ nhất. Bia khắc chữ Hán cả hai mặt. Mặt trước tên bia viết theo lối chữ Triện, gồm 7 chữ “Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bi” (nghĩa là Bia Chiêu Lăng ở Lam Sơn nước Đại Việt). Toàn văn bia khắc kiểu chữ Khải chân, mặt trước có 58 dòng với hơn 3.000 chữ, ghi về thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thánh tông. Bề tôi vâng mệnh soạn văn bia là các Hàn lâm viện: Thân Nhân Trung, chức Quang kiến đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ kiêm Quốc Tử giám Tế tửu, Chính trị khanh; Đàm Văn Lễ, chức Thượng thư bộ Lễ, Gia hạnh đại phu kiêm Đông các Đại học sĩ, khuông mỹ doãn; Lưu Hưng Hiếu, chức Đạt tin đại phu, Đông các Đại học sĩ, tu thiện thiểu doãn.

Văn bia có đoạn ngợi ca công đức vua Lê Thánh tông: “Vua tuy không có ý ở ngôi cao, nhưng bởi cơ nghiệp tổ tông là trọng, vả lại thần liêu đều suy tôn nên lên nối ngôi. Đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Quang Thuận, dâng tôn hiệu cho Nhân tông, đặt huy hiệu cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu, Đào Biểu tử tiết thì đặc ban khen thưởng; Đắc Ninh theo phản nghịch thì giết bỏ để nghiêm trị. Phàm chính lệnh phiền nhiễu đều cách đổi; hình pháp hà khắc thì loại trừ, nhằm sửa đổi nền nếp trong dân, chấn chỉnh kỷ cương triều đình. Tiếp đó xem xét luật pháp, ngôi vua yên ổn. Thi hành tam đức để thuận nhân tâm, coi trọng việc học để hưng văn thơ, đề cao nho học, kính trọng đại thần, khảo xét điển chế cổ để xây dựng kế lâu dài cho nền thống trị. Đối với thưởng phạt thì giữ chữ tín mà chuẩn mực. Đối với hiệu lệnh thì nghiêm khắc mà rõ ràng. Kính trời thì lấy cơ hành làm đầu, cần dân thì cốt nông tang là không chuộng trân kỳ, không thích xa xỉ. Biết phong tục là gốc chủa chính hóa thì dùng đức nhân hậu nhường nhịn để dạy bảo. Biết quan lại là nguồn của trị loạn thì lấy đức thanh liêm, sự răn đe để rèn. Hết mức hiếu kính để phụng thờ mẫu hậu mà mãi đến được niềm vui của sự yên ổn. Dùng ân nghĩa để chế ngự tộc thuộc mà diệt hết được mầm mống của thói kiêu xỉ, đều rành rành trong tai mắt mọi người. Vậy mà vẫn còn biết bao chi tiết điều mục khúc triết tinh vi nữa khó có thể kể hết ra được! Chỉ trong mấy năm, xã hội đạt đến bình yên sung túc, ngày một giàu mạnh”.

Nếu bia Vĩnh Lăng được xem là cái gạch nối giữa thời trước và thời sau; nghĩa là điểm mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của nền nghệ thuật điêu khắc, có sự kế thừa tinh hoa của nền điêu khắc Lý – Trần và truyền thống nghệ thuật dân gian. Đến bia Chiêu Lăng đã tiến tới định hình một phong cách nghệ thuật mới hoàn chỉnh: nghệ thuật thời Lê sơ. Với ý nghĩa và giá trị đó mà khi đánh giá về bảo vật này, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, bia Chiêu Lăng với những đặc trưng tiêu biểu, là hiện vật độc bản mang tính độc đáo, có thể đại diện cho phong cách nghệ thuật của một giai đoạn mới phát triển rực rỡ nhất. Đó là một pho sử liệu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trang trí, điêu khắc đá thời Lê sơ.

Ngoài 2 bảo vật kể trên thì 3 tấm bia còn lại gồm bia Khôn Nguyên Chí Đức, bia Dụ Lăng và bia Kính Lăng cũng là những bảo vật vô giá, rất đáng để du khách tìm hiểu, khám phá khi về với Lam Kinh. Bởi, không chỉ độc đáo và tinh tế về hình dáng, chất liệu hay hoa văn trang trí; mà các bảo vật này còn có giá trị đặc biệt liên quan đến các nhân vật có ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc. Và tựu chung lại, các bảo vật đều truyền tải một hay nhiều thông điệp ý nghĩa, đậm tính nhân văn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và đều hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ!

Trường Giang

Bài 3: Lam Kinh và những câu chuyện ly kỳ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Các ngân hàng bàn giao nhà ở cho hộ nghèo ở huyện Như Xuân

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025”, ngày 18/12 các đơn vị thuộc cụm thi đua số 14, gồm Agribank Nam Thanh Hóa, BIDV Thanh Hóa và BIDV Lam Sơn đã khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa...

Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

Nói về vị trí đắc địa và vẻ đẹp trữ tình của vùng đất Hạc Thành xưa, TP Thanh Hóa nay, người xưa có câu: “Thanh Hoa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”. Để rồi, trải qua hàng nghìn năm với vô vàn biến thiên, vùng đất cổ trên lưng chim Hạc vẫn là cội nguồn phát tích của những truyền thống, những vẻ đẹp đắm say lòng người.Cây cầu huyền thoại Hàm...

BIDV Lam Sơn khai trương trụ sở mới tại số 7 Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa 

Ngày 9/12, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lam Sơn (BIDV Lam Sơn) chính thức khai trương và đưa trụ sở mới tại số 7 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) vào hoạt động. Trụ sở được xây dựng với đầy đủ tiện nghi hiện đại theo chuẩn nhận diện thương hiệu của hệ thống BIDV, góp phần gia tăng tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi cho...

Hyundai Lam Kinh tổ chức thành công sự kiện “Hyundai Share&Care” tại TP. Thanh Hóa

Ngày 8/11,Công ty TNHH Thành Công Thanh Hóa - Đại lý Hyundai Lam Kinh đã tổ chức thành công sự kiện “Hyundai Share&Care” tại Chợ Đình Hương, phường Đông Thọ (TP. Thanh Hóa). Sự kiện đã thu hút sự tham gia của gần 100 khách hàng cùng những người yêu mến dòng xe Hyundai.Tại sự kiện “Hyundai Share&Care”, Đại lý Hyundai Lam Kinh đã tổ chức trao học bổng “Ươm Mầm Xanh”.Sự kiện “Hyundai Share&Care” diễn ra với nhiều...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Cùng tác giả

Thanh Hóa có tân Giám đốc Sở Công Thương

Sáng 27/12, tại Sở Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Giám đốc Sở Công Thương.Dự buổi lễ công bố có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 27/12/2024

Hôm nay (27/12), tại Hà Nội diễn ra Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024; tại Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Doãn Anh thăm, làm việc tại huyện Hà Trung; công bố Giám đốc Sở Công thương; khởi công dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-27-12-2024-234943.htm

Điểm tin nổi bật ngày 27/12

27/12/2024 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hóa tổng kết Nghị quyết số...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 27/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 27/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-27-12-2024-234956.htm

Cùng chuyên mục

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất