Powered by Techcity

Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm

Tại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.

Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 30/9, Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Chín và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được khai mạc dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo báo và thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng của năm 2023; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia và đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Kết quả tháng sau cao hơn tháng trước; quý sau cao hơn quý trước

Các đại biểu đánh giá trong tháng Chín và từ đầu năm đến nay, tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp; nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và những tồn đọng kéo dài. Song với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả,” Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ. Trong đó, đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhất là cử 26 Tổ công tác của Thành viên Chính phủ trực tiếp làm việc với địa phương và 05 Tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.

Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời, hiệu quả một khối lượng lớn các nhiệm vụ, công việc thường xuyên; từng bước giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài và xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh; triển khai thiết thực, hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế quan trọng, đặc biệt là chuyến thăm lịch sử cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nhờ đó, kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy phục hồi; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu phục hồi, phát triển ổn định, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp tiếp tục tăng trở lại. Đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Công tác quy hoạch được đẩy mạnh; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư. Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực.

GDP quý 3 ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng tăng 3,16%. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, lãi suất tiền gửi và cho vay mới bình quân đã giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022. Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, với giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý 3 tăng 4,57%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,61%.

Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đạt 75,5% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; 9 tháng ước xuất siêu 21,68 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký 9 tháng đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 51,38% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ và số tuyệt đối cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế được chú trọng; an sinh xã hội và đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được đẩy mạnh. Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường. Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam. Trong đó, HSBC đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài; ADB dự báo Việt Nam sẽ hồi phục trong thời gian ngắn…

Các đại biểu nêu và phân tích những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức; đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân cần khắc phục như một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm được sửa đổi; khó khăn, vướng mắc của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản chưa được xử lý căn cơ, triệt để.

Cùng với nêu các nguyên nhân khách quan, các đại biểu thừa nhận, nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do công tác nắm tình hình, phản ứng chính sách, phối hợp ở một số cơ quan, lĩnh vực còn chưa chủ động, kịp thời; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu; công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chưa thực sự nghiêm túc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…

Kiên định mục tiêu tổng quát

Lãnh đạo một số địa phương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành một số vấn đề và được các Bộ trưởng giải đáp cụ thể về: điều chỉnh một số quy hoạch như xây dựng khu công nghiệp, khoáng sản; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng; tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; điều chỉnh giới hạn tốc độ, bổ sung các nút giao, thêm làn đường tại các tuyến các cao tốc mới; hướng dẫn cụ thể để địa phương thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công tư…

Cơ bản nhất trí với ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh kết quả Hội nghị đạt được là “thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng; tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.”

Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp, khó lường trên các lĩnh vực. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, khó khăn thách thức vẫn nhiều hơn như áp lực tăng trưởng lớn; sức ép lạm phát tăng; thị trường quốc tế tiếp tục bị ảnh hưởng; thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống…

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiên định mục tiêu tổng quát là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; chú trọng an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; giữ gìn môi trường hòa bình, điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Thủ tướng lưu ý trong bối cảnh đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục nắm chắc tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả; đồng thời chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản, giải pháp ứng phó dứt khoát, hiệu quả, kịp thời, không để bị động, bất ngờ, không trông chờ, ỉ lại, né tránh; trên tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, trong đó tập trung cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, với mục tiêu tăng trưởng khoảng 10% trong quý 4 tới để bù cho mức tăng trưởng thấp những quý trước.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phân cấp, phân quyền; tích cực tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho sản xuất, kinh doanh; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu mới; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa… nhằm tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững.

Nêu bật các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế -xã hội tháng 10 và những tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, phải điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách, nhất là các chính sách tài khóa, tiền tệ; thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công , thực hiện quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch…

Cùng với đó, chú trọng tận dụng thời cơ, phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng như sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…; thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thông tin truyền thông.

Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm

Các đại biểu tham dự Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Đối với các đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo giải quyết; yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải phối hợp với nhau để giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong quá trình phát triển. Trong đó, điều phối các mỏ cung cấp vật liệu san lấp, thí điểm sử dụng cát biển cho san lấp, làm nền đường giao thông.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo thuận lợi, tăng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Bộ Tài chính triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đang áp dụng nếu cần kéo dài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, hoàn thiện quy định thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Bộ Công Thương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp; thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán, ký kết FTA với Brazil, Khối thị trường chung Nam Mỹ…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào cuối năm; tập trung đẩy mạnh xuất khẩu; theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại. Bộ Xây dựng khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản.

Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh hoàn thành báo cáo đánh giá tác động, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật để sử dụng cát biển, vật liệu xây dựng mới; thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, quy định pháp luật về đất đai, khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 03 chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguyên, vật liệu san lấp, phục vụ xây dựng các dự án cao tốc qua địa bàn; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng hấp thụ vốn.

Các địa phương phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số quốc gia; thực hiện quyết liệt Đề án 06; giải quyết ngay các vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, mặt bằng… để đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư; khẩn trương hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương chuẩn bị thật tốt, phục vụ Hội nghị Trung ương và Kỳ họp Quốc hội sắp tới; phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, Thủ tướng Chính phủ cũng tin tưởng các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực rồi nỗ lực hơn nữa, đã quyết liệt rồi quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi hiệu quả hơn nữa, tiếp tục tập trung cao độ với tinh thần quyết tâm cao, hành động quyết liệt, khắc phục những hạn chế, bất cập, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, tiến tới hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra./.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 16/11/2024

Hôm nay (16/11) diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng; các đồng chí lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri và dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại một số địa phương.NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-16-11-2024-230499.htm

Cùng tác giả

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Cùng chuyên mục

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 24/11, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 80mm. Từ chiều tối 24/11 mưa lớn giảm dần. Từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (24/11) diễn ra hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa; Tỉnh đoàn tổ chức hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu về chuyển đổi số. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-24-11-2024-231218.htm

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 24/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-24-11-2024-231227.htm

Ngày làm việc thứ hai Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 năm 2024: Thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội...

Ngày 22/11/2024, Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 tiếp tục được diễn ra dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tỉnh năm 2025.Tham dự Phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia góp ý về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cơ bản thống nhất với báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất