Powered by Techcity

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển mới và đem lại nhiều hiệu quả. Các mô hình trồng cây sẽ được áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm… nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công và bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng phù hợp trong từng giai đoạn sinh trưởng.

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệpKhu nhà màng, nhà lưới được ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel của gia đình ông Trần Văn Thảo, xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của ông Trần Văn Thảo, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) là một điển hình trong đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp. Trong 20.000m2 chuồng trại, gia đình ông cho xây lắp hơn 8.000m2 nhà lưới dành cho trồng rau sạch và dưa Kim Hoàng Hậu. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, gia đình ông Thảo đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là việc lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel với chi phí hơn 100 triệu đồng. Hệ thống được phủ rộng khắp diện tích cây ăn trái của gia đình. Ông Thảo cho biết: Sau khi lắp đặt, chỉ cần mở van, hệ thống tự động sẽ tưới đồng loạt quanh gốc cây ăn trái với giọt phun rất nhỏ đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nước tưới. Thời gian tưới nhanh hơn so với cách truyền thống. Với diện tích vườn hiện tại của gia đình, ông chỉ cần 1 đến 2 người là có thể vừa chạy máy bơm nước, vừa bón phân, mỗi lần chỉ mất 3 – 4 giờ, trong khi trước đây phải mất từ 1 – 2 ngày mới làm xong. Theo ông Thảo, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm còn giúp dễ dàng điều chỉnh vùng tưới, lượng nước, thời gian tưới theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây. Đồng thời, cũng có thể dễ dàng hòa lẫn các loại phân bón nhờ hệ thống ống dẫn thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng nên cây hấp thụ tốt hơn và năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách tưới truyền thống.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương đã có 53.500m2 nhà lưới áp dụng công nghệ tưới tiên tiến. Khi áp dụng hệ thống tưới này các hộ dân vừa tiết kiệm nước và vừa giảm được áp lực về điện. Cụ thể, vào bất cứ khi nào điện ổn định thì các nhà vườn vẫn có thể chủ động về thời gian tưới. Ngoài ra, nếu như trước kia vào mùa nắng nóng, nông dân phải canh trời mưa, không thể bỏ phân dẫn đến hiệu quả rửa trôi thấp thì hiện nay hiệu quả hấp thu phân bón đã lên tới 80% sau khi áp dụng công nghệ tưới tiên tiến. Nhờ đó, năng suất, chất lượng rau, củ, quả trên địa bàn tăng lên rõ rệt; thu nhập người dân cũng được nâng cao, trung bình từ 350 – 400 triệu đồng/ha năm.

Trên địa bàn huyện Yên Định hiện nay cũng đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Điển hình như mô hình trồng cây ăn quả áp dụng tưới phun mưa tại xã Yên Trung, quy mô 12 ha; mô hình trồng cây ăn quả áp dụng tưới nhỏ giọt tại các xã Yên Thọ, Định Bình, quy mô 7 ha; ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới vào sản xuất rau an toàn tại các xã: Định Bình, Yên Thọ, Yên Trường; sản xuất mạ khay tại xã Định Hưng…

Cùng với mục đích giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, tại HTX dịch vụ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Định Hòa cũng đã áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho hơn 1.000m2 diện tích dưa vàng. Hệ thống này sẽ cung cấp nguồn nước, phân bón cho cây thông qua hệ thống lọc nước và van hồi nước. Với chế độ phun sương nhẹ có chức năng rửa lá, không làm tổn thương lá, không tràn trên luống nhiều, tạo khí hậu thích hợp cho cây nên hạn chế được tối đa sự phát triển và lây lan của sinh vật gây hại… Nhờ đó, chất lượng dưa vàng sau khi thu hoạch tươi tốt, được nhiều thương lái trong tỉnh đặt hàng. Hiện mỗi 1 cân dưa vàng, HTX xuất bán có giá từ 28.000 – 30.000 đồng.

Tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 3.600 ha cây trồng đã được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm. Trong đó, tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel chiếm gần 64% diện tích. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp tăng năng suất cây trồng trung bình từ 10 – 30%, giảm 20 – 50% chi phí công lao động, tiết kiệm từ 20 – 40% lượng nước so với phương thức tưới truyền thống. Ngoài tưới nước, việc bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Isarel còn giúp giảm từ 10 đến 30% lượng phân bón, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình canh tác. Đồng thời, thu nhập của người dân, doanh nghiệp cũng tăng 10% – 50% so với không áp dụng công nghệ… Song để phát huy được hiệu quả và nhân rộng mô hình, các địa phương và ngành nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ. Điển hình như đẩy mạnh tích tụ ruộng đất tạo quy mô diện tích sản xuất lớn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho từng loại cây trồng…

Bài và ảnh: Chi Phạm

Nguồn

Cùng chủ đề

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp

Áp dụng chuyển đổi số (CĐS), đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nắm bắt được xu thế này, thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, trang bị cho nông dân những kiến thức mới để ứng dụng vào thực tiễn canh...

Trẻ em gái đam mê trải nghiệm sân chơi công nghệ

Trong số hàng nghìn trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên tham gia STEAMese Festival 2024 để khám phá sức mạnh của giáo dục STEAM, có nhiều trẻ em gái hào hứng với sân chơi công nghệ...

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động

Công nghệ lạc hậu, quy trình sản xuất chưa tối ưu, đội ngũ lao động vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng... Đó là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa vẫn thấp hơn so với nhiều địa phương trong cả nước. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp (DN) dệt may cần tìm ra những giải pháp hiệu quả, để vừa nâng cao năng suất lao động, vừa góp...

Cùng tác giả

Cử tri huyện Nga Sơn kiến nghị việc di dân, tái định cư khu vực ngoài đê sông Hoạt

Cử tri huyện Nga Sơn kiến nghị cấp có thẩm quyền cần có phương án di dân, tái định cư đối với các hộ dân sinh sống ở khu vực ngoài đê sông Hoạt và một số vấn đề dân sinh.Quang cảnh hội nghị.Sáng 6/11, tại xã Nga Trường (Nga Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Thiếu tướng Trần Phú Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Đỗ Ngọc...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân

Sáng 6/11, tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Cầm Bá Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Xuân đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử triTại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) 

Sáng 6/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, cơ bản thống nhất với tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân...

Cử tri huyện Mường Lát đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các dự án tái định cư, đường giao thông

Chiều 5/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát; Thao Thị Dua, viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Mường Lát đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Trung Lý, huyện Mường Lát trước kỳ họp thứ 23,...

Cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Thị xã Nghi Sơn tập trung giải quyết các vấn đề “nóng”, trọng điểm

Năm 2024, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Nghi Sơn đồng thời gắn liền với việc giải quyết nhiều vấn đề “nóng”, trọng điểm. Với phương châm “Kiên quyết, kiên trì, linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. Không nói khó, chỉ bàn để làm”; cấp ủy, chính quyền thị xã đang nỗ lực bằng mọi giải pháp để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu hướng tới.Thị xã Nghi...

Ký kết thoả thuận cung cấp, tiêu thụ hàng hoá tại Hội chợ xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng

Từ ngày 31/10 đến 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP tỉnh Cao Bằng 2024. Thông qua hoạt động quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, các chủ thể OCOP của tỉnh đã tiêu thụ được lượng hàng hoá lớn và ký được 4 thoả thuận cung cấp,...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV khai trương hoạt động chi nhánh BIC Thanh Hóa

Ngày 4/11, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Thanh Hóa tại tầng 5, tòa nhà BIDV Thanh Hóa, số 26 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa). Đây là chi nhánh thứ 36 trong mạng lưới kinh doanh của BIC trên toàn quốc.Các đại biểu cắt băng khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa.Các đại biểu tham dự Lễ khai trương BIC Thanh Hóa.Các đại...

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất