Powered by Techcity

Gỡ khó cho người dân trồng nứa, vầu ở huyện Quan Sơn

Có thời “ăn nên làm ra” nhờ vào cây nứa, vầu, với thu nhập lên tới cả triệu đồng mỗi ngày. Nhưng giờ đây, nhiều hộ nông dân ở huyện vùng biên Quan Sơn đang gặp khó khăn khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoặc chỉ cầm chừng.

Gỡ khó cho người dân trồng nứa, vầu ở huyện Quan SơnCơ sở sản xuất tăm mành của hộ gia đình anh Lê Sỹ Ích ở khu phố Păng, thị trấn Sơn Lư hoạt động cầm chừng, do sản phẩm khó tiêu thụ.

Huyện Quan Sơn có hơn 54 nghìn ha rừng luồng, nứa, vầu, phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, diện tích rừng nứa, vầu thuần loài là hơn 27 nghìn ha và hơn 13 nghìn ha rừng nứa, vầu hỗn giao. Các xã có nhiều diện tích rừng nứa, vầu là Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Na Mèo…

Nhờ có chất lượng tốt, nên cây nứa, vầu ở Quan Sơn được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hoặc làm tăm mành, chân hương. Cũng vì thế mà từ trước năm 2020, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây nứa, vầu, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp với mức thu nhập ổn định.

Anh Lò Văn Nơi (sinh năm 1993), ở bản Ngàm, xã Tam Thanh cho biết, do trên địa bàn xã có nhiều cơ sở thu mua, chế biến, nên thời điểm trước năm 2020, mỗi một tạ nan nứa, vầu bán với giá từ 250 nghìn – 280 nghìn đồng. Cao điểm có ngày mỗi lao động có thể thu hoạch được 4 – 6 tạ nan nứa, vầu, cho thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng.

“Ngày ấy, cây nứa, vầu thu hoạch về thì thương lái, hoặc chủ cơ sở chế biến trong và ngoài xã đến tranh giành nhau thu mua. Bán xong lấy tiền luôn, người dân trong bản ai cũng hào hứng trồng và chăm sóc nứa, vầu”, anh Lò Văn Nơi cho biết thêm.

Do có thu nhập, nên những hộ gia đình có diện tích nứa, vầu lớn đã phải thuê lao động từ các huyện lân cận đến làm. Tiền công được thanh toán theo khối lượng sản phẩm làm ra với 100 nghìn đồng/tạ nan nứa, vầu. Trong khi đó, thời gian thu hoạch những loại cây này kéo dài tới 10 tháng trong năm, nên nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, giá nứa, vầu nguyên liệu trên địa bàn liên tục giảm sút. Hiện nay, giá chỉ còn dao động khoảng từ 130 nghìn – 180 nghìn đồng/tạ. Mặc dù giá xuống thấp, nhưng nhiều diện tích nứa, vầu được thu hoạch, chẻ ra và buộc thành bó nhưng không có người đến thu mua. Nếu như trước đây, đi dọc các trục đường lớn trên địa bàn huyện Quan Sơn thường dễ dàng bắt gặp cảnh xe tải vào/ra chuyên chở nan nứa, vầu, thì nay quang cảnh trở nên đìu hiu. Phía bên đường, nan nứa, vầu được chất thành đống, mốc xanh, nhưng vẫn chưa có người đến thu mua, chuyên chở.

Là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân, nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, hoặc chậm, nên trong hai năm trở lại đây, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện đã phải rời quê đi làm ăn xa. Như anh Lò Văn Nơi, cũng đi làm thuê tại một cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thị trấn Sơn Lư với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng.

Tại cơ sở sản xuất tăm mành của hộ gia đình anh Lê Sỹ Ích (sinh năm 1978) ở khu phố Păng, thị trấn Sơn Lư tuy vào mùa cao điểm nhưng cũng chỉ có 2 lao động đang làm việc. Anh Ích cho biết, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cơ sở của gia đình anh có 10 lao động làm việc đều đặn, với mức thu nhập bình quân từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/người. Hoạt động trở lại từ cuối năm 2022 đến nay, cơ sở của gia đình anh chỉ duy trì được 2 lao động.

“Tuy có 2 lao động, nhưng tháng nào cao điểm, cơ sở chỉ sản xuất được 10 ngày. Số ngày còn lại phải cho lao động nghỉ, do không bán được sản phẩm. Tôi cũng đã liên hệ, tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhưng không thành công. Cũng có doanh nghiệp ở Hà Nội nhận thu mua sản phẩm sau sơ chế, nhưng họ nợ tiền. Vốn mình ngắn, nên không theo được”, anh Ích chia sẻ.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, trên địa bàn hiện có 60 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây tre, luồng, nứa, vầu. Tuy nhiên đa phần các cơ sở này hoạt động cầm chừng, số ít thì chưa hoạt động trở lại do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ rất chậm. Cũng vì thế mà nan nứa, vầu khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người nông dân.

Theo tìm hiểu, các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây nứa, vầu trên địa bàn huyện thường thu mua nguyên liệu của bà con về sơ chế, rồi bán sản phẩm thô cho doanh nghiệp ở TP Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định… Sản phẩm đến doanh nghiệp tiếp tục được chế biến tinh, rồi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan là chủ yếu. Dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát trong thời gian dài, nhưng chuỗi cung ứng sản phẩm này vẫn chưa được phục hồi ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua cây nguyên liệu nứa, vầu trên địa bàn huyện Quan Sơn. Và thực tế, tính trong 9 tháng năm 2023, sản lượng khai thác cây nứa, vầu trên địa bàn huyện ước đạt trên 47 nghìn tấn và khoảng 7 triệu cây luồng. Nhưng con số này không cao hơn là bao so với cùng kỳ năm 2022, thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới.

Ngoài giá bán nguyên liệu thấp, người trồng luồng, nứa, vầu ở Quan Sơn còn gặp phải tình trạng cây trồng bị thoái hóa. Nếu không thực hiện chăm sóc, phục tráng, thì nhiều diện tích cây trồng này sẽ bị sụt giảm năng suất, sản lượng khai thác chỉ trong thời gian ngắn. Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, cho rằng, do điều kiện kinh tế người dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh cần có cơ chế, chính sách để nâng mức hỗ trợ thâm canh, phục tráng rừng luồng, nứa, vầu theo Nghị quyết 185/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm, hỗ trợ huyện trong thu hút đầu tư, nhất là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm tinh từ cây luồng, nứa, vầu.

Bài và ảnh: Đồng Thành

Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành thuế Thanh Hóa đạt nhiều kết quả nổi bật

Chiều 6/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tặng cờ thi đua của Bộ tài chính cho Chi cục thuế khu vực Quan...

Khẳng định vai trò, vị thế của ngành Tuyên giáo trong tình hình mới

Sáng 6/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Các đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự hội nghị.Các đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Chiều 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2024.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên...

Bầu các chức danh chủ chốt HĐND và UBND thành phố

Sáng 1/1, HĐND TP Thanh Hoá đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất, HĐND TP Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2021-2026 (sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hoá) để kiện toàn bộ máy chính quyền của TP Thanh Hoá và quyết định các nội dung theo quy định của pháp luật.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, phó các Ban HĐND thành phốDự kỳ họp có...

“Mốc son” mới trong thu ngân sách nhà nước

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước (NSNN), thực thi các chính sách ưu đãi thuế, phí hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thu ngân sách Thanh Hóa đạt con số kỷ lục, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả...

Cùng tác giả

[Bản tin 18h] WHA cam kết đầu tư thêm các khu công nghiệp và dịch vụ logistics tại Thanh Hóa

07/01/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay, ngày 7/1 có những thông tin đáng chú ý...

Tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án năng lượng trọng điểm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương và các doanh nghiệp ngành năng lượng nhằm triển khai Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 3/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 của Đảng ủy...

Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa và Kế hoạch của Đảng ủy Quân khu 4, ngày 7/1, tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Đảng ủy Quân khu 4 tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân khu năm 2025.Quang cảnh hội nghị.Đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương,...

Tập đoàn WHA ký cam kết nghiên cứu đầu tư thêm các khu công nghiệp và Khu dịch vụ logistics tại Thanh Hóa

Cùng với cam kết triển khai sớm hạ tầng KCN WHA Smart Technology - Thanh Hóa (Hoằng Hóa) và KCN WHA Smart Technology 2 thuộc KCN Giang Quang Thịnh (Thiệu Hóa), Tập đoàn WHA sẽ nghiên cứu đầu tư thêm 2 KCN và 1 Khu dịch vụ logistics mới tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Toàn cảnh buổi làm việc.Sáng 7/1, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Thêm đại chiến bóng đá Việt Nam-Thái Lan ngay ngày mai, Chanathip có thể ra sân

Chỉ 3 ngày sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại đối đầu nhau. Cuộc đối đầu lần này là cấp câu lạc bộ. Đại diện bóng đá Việt Nam là CLB Đông Á Thanh Hóa đấu với Pathum United – đội bóng hàng đầu của Thái Lan. Trận đấu này thuộc vòng bảng giải vô địch các câu lạc bộ Đông Nam Á mùa giải 2024-2025. Pathum United và Thanh...

Cùng chuyên mục

Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất 

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất và để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất, góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 52/UBND-KTTC...

Kiên định sứ mệnh “tam nông”

Cùng với toàn hệ thống Agribank, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, trở thành những ngân hàng chủ lực dẫn vốn về khu vực nông thôn, góp phần đưa nghị quyết về “tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) của Đảng đi vào cuộc sống. Qua đó, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế -...

Triệu Sơn trở thành huyện thứ 3 của tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 6/1/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 31/QĐ-TTg công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.Một góc thị trấn Triệu Sơn.Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Triệu Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về...

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục, mức cao nhất trong 4 năm

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp đã đẩy...

Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng

Trước những khó khăn do tác động của kinh tế toàn cầu và những biến động trong nước, việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đã trở thành chiến lược quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN). Đây không chỉ là giải pháp ngắn hạn giúp DN vượt khó mà còn là cách thức hiệu quả để kích thích sự phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.Nhiều hội chợ được Sở Công Thương tổ...

16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Theo Nghị quyết số 608/NQ- HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 có 16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.Dự án nhà ở xã hội tại Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) (tháng 11/2024). Ảnh Đồng Thành.Trong đó có 9 khu đất các dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa thuộc các phường: Lam Sơn, Quảng Hưng, Đông Hương, Đông Sơn,...

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp

Phát huy sức trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp, những năm qua đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, không chỉ giúp thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.HTX mắc ca Thành Phát, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân thu hoạch sản phẩm từ cây...

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất