Powered by Techcity

Khởi nghĩa Lam Sơn – dấu son rạng ngời sử sách (Bài 3): Hội thề Lũng Nhai

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phất cao ngọn cờ: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”, do đó đã quy tụ nhân tâm, thu phục được lòng người. Cũng từ ngọn cờ đại nghĩa ấy đã làm nên Hội thề Lũng Nhai – hội thề lịch sử, hội thề của tinh thần quyết chiến, quyết thắng!

Khởi nghĩa Lam Sơn - dấu son rạng ngời sử sách (Bài 3): Hội thề Lũng Nhai - hội thề lịch sử!Địa điểm được cho là nơi tổ chức Hội thề Lũng Nhai (thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân ngày nay). Ảnh: tư liệu

Trong nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, cùng với việc xác định được đội quân tiên phong, thì xây dựng được bộ tham mưu – cơ quan đầu não lãnh đạo – được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có tính quyết định nhất đến sự thành bại của cuộc khởi nghĩa. Điều này càng đúng với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (năm 1418), khi Lê Lợi không chỉ biết dựa vào lực lượng xã hội – quần chúng Nhân dân lúc bấy giờ là cơ bản; mà còn chọn được bộ tham mưu trung thành nhất. Để khi thời cơ đã điểm thì chính thức phất cờ khởi nghĩa, dựng nên cơ đồ đại nghiệp.

Theo các nhà nghiên cứu thì Hội thề Lũng Nhai được diễn ra vào một ngày đầu tháng 2 năm Bính Thân (1416). Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất đã đến làng Lũng Nhai (thuộc hương Lam Sơn xưa, nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) – một địa điểm kín đáo ẩn sâu trong rừng núi, thuộc hữu ngạn sông Âm, tả ngạn sông Chu, cách Lam Sơn khoảng 10km về phía Tây – để tổ chức tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em.

Hội thề trang nghiêm, được đất trời chứng giám: “Trời ban cho năm tốt lành, là năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão là ngày Sóc, đến ngày 12 là ngày Canh Dần.

Phụ đạo lộ Khả Lam, nước Nam, thần là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Nanh, Lê Kiệm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến, kính cẩn đem lễ vật, sinh huyết, thành kính dâng lời tấu cáo cùng: Hạo Thiên Thượng Đế, Hậu Thổ Hoàng Địa kỳ và đến các Tôn linh thần bậc Thượng, Trung, Hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin rủ lòng soi xét cho:

Rằng: Có bạn từ phương xa đến, kết giao vui vẻ, cốt giữ lòng tin, thì phải tấn cáo, đó là việc lễ vậy.

Nay ở trong nước, Phụ đạo chính thần là Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, tuy họ hàng, quê quán có khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như cùng một Tổ liền cành, phận vinh hiển tuy có khác nhau, nguyện tình nghĩa cùng chung một họ không khác.

Giả sử như có bằng đảng ra ý định xâm chiếm, bày chuyện xâm cướp [hay] tụ tập hống hách làm hại, như vậy, thì Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, sẽ đều chung sức, đồng lòng, chống giữ địa phương, để xóm làng được yên ổn. Sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt. Chúng thần cúi xin:

Trời đất cùng các vị Thần linh chứng giám, ban cho trăm điều phúc lành tự mình cho đến nhà mình, tổ tông con cháu đều được yên vui, hưởng nhiều lộc trời.

Nếu như thần là Lê Lợi, cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, muốn theo đường khác, cầu ơn trước mắt, tối tăm quên nhau, không cùng một lòng, bỏ lời thề ước son sắt, thì bọn Thần cúi xin:

Trời Đất cùng các vị Thần linh giáng xuống trăm tai ương tự mình cho đến nhà mình, tổ tông con cháu đều bị tru diệt theo hình phạt của Trời.

Kính cẩn tấu cáo”.

Theo “Văn bản “Hội thề Lũng Nhai” – khảo đính và luận giải” của PGS. TS Nguyễn Minh Tường, bài “Văn thề” trên được viết vào tháng 2 năm Bính Thân (1416), để Lê Lợi và 18 nhân kiệt của ông thề: Cùng chung sức đồng lòng chống lại lũ “bằng đảng”, tức bọn Việt gian thời bấy giờ như Tri huyện Đỗ Phú, hay Tri phủ Lương Nhữ Hốt… Trong Văn thề Lũng Nhai chưa nói đến việc cùng nhau chống giặc Minh xâm lược, theo nhà nghiên cứu này vì 2 lẽ: một là, lực lượng quân sự của Lê Lợi bấy giờ chưa đủ để có thể nhắm tới nhiệm vụ trọng đại như vậy; hai là, dù cho mục đích cuối cùng của Hội thề Lũng Nhai là đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, thì về sách lược, Lê Lợi cũng cần che giấu, chưa để lộ ra làm gì.

Khởi nghĩa Lam Sơn - dấu son rạng ngời sử sách (Bài 3): Hội thề Lũng Nhai - hội thề lịch sử!Khởi nghĩa Lam Sơn – dấu son trong trang sử vàng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận, áng “Văn thề” đã toát lên tinh thần yêu nước và khẳng định quyết tâm đánh giặc cứu nước của chủ tướng Lê Lợi, 18 người thân tín, cũng như những người tham gia hội thề. Vì “Giả sử như có bằng đảng ra ý định xâm chiếm, bày chuyện xâm cướp [hay] tụ tập hống hách làm hại, thì Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, sẽ đều chung sức, đồng lòng, chống giữ địa phương, để xóm làng được yên ổn. Sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt”! Hội thề Lũng Nhai là nơi bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn “dâng lễ vật”, “sinh huyết” và “lập lời thề son sắt” để tấu cáo cùng thần linh, trời đất. Đó là hành động mang “tính thiêng”, dựa trên chữ “tín” của bậc trượng phu và được người xưa hết sức tin tưởng, đề cao, coi trọng. Xuất phát từ điều đó nên hội thề này đã vượt ra ngoài khuôn khổ, phạm vi hạn hẹp và có ý nghĩa cũng như tác động sâu sắc đến lịch sử dân tộc. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn ví, Hội thề Lũng Nhai có tính chất quốc gia, dân tộc tương tự như Hội thề Sông Hát được Hai Bà Trưng tổ chức vào mùa xuân năm Canh Tý (40 SCN).

Xuất phát từ ý nghĩa lớn lao đó của Hội thề Lũng Nhai, PGS Hà Đình Đức cho rằng, lời thề trong Hội thề Lũng Nhai trịnh trọng và thiêng liêng như một bản tuyên ngôn đầu tiên của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Kể từ đó Lê Lợi và những người cộng sự đã chiêu mộ nghĩa quân và bàn mưu kế đánh giặc. Các anh hùng hào kiệt và những người dân yêu nước bốn phương lần lượt hội tụ về Lam Sơn. Bọn tướng giặc Trương Phụ, Trần Trí, Mã Kỳ đã chú ý theo dõi và tìm cách mua chuộc. Bề ngoài, Lê Lợi lo lót của cải tỏ ra “quy phục”, nhưng bên trong vẫn ngầm chuẩn bị lực lượng chờ đợi thời cơ. Khi điều kiện đã chín muồi, Lê Lợi đã họp bộ tham mưu quyết định khởi nghĩa.

Từ sau Hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được đẩy mạnh và khẩn trương hơn. Núi rừng Lam Sơn thực sự trở thành nơi hội tụ sức mạnh của cả nước và vì thế cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của quân Minh dồn sức tấn công tiêu diệt. Nhận thấy không còn thời gian và điều kiện tiếp tục hoạt động bí mật, trước khả năng quân Minh có thể đánh úp vào căn cứ nghĩa quân bất cứ lúc nào, Lê Lợi quyết định “đại hội tướng sĩ, bàn tính việc khởi binh”. Tháng 1 năm Mậu Tuất (1418), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Tinh thần của cuộc khởi nghĩa như Nguyễn Trãi đã khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo”: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa/ Chốn hoang dã nương mình/ Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống/ Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời/ Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối/ Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh /Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ”. Đó cũng chính là tinh thần cốt lõi đã được nhấn mạnh trong “Văn thề” Lũng Nhai: “Giả sử như có bằng đảng ra ý định xâm chiếm, bày chuyện xâm cướp [hay] tụ tập hống hách làm hại, như vậy, thì Lê Lợi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến, 19 người, sẽ đều chung sức, đồng lòng, chống giữ địa phương, để xóm làng được yên ổn. Sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt”.

Có thể khẳng định, Hội thề Lũng Nhai là nơi bộ tham mưu của khởi nghĩa Lam Sơn ghi tạc lời thề non sông – lời thề cứu nước, cứu giống nòi khỏi họa nô dịch tàn bạo, họa đồng hóa thâm độc của kẻ thù – đã được đất trời chứng giám, được lòng người thuận theo. Lời thề ấy đã trở thành “bệ đỡ tinh thần” giúp Lê Lợi và 18 vị nhân kiệt, cùng nghĩa quân Lam Sơn đi qua chặng đường 10 năm đấu tranh gian khổ, ác liệt để đi đến thắng lợi cuối cùng với chiến thắng Đông Quan lẫy lừng cuối năm 1427. Để rồi, cùng với khởi nghĩa Lam Sơn, Hội thề Lũng Nhai sẽ mãi ghi dấu ấn đậm nét vào trang sử vàng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Bài và ảnh: Trường Giang

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn).

Bài 4: Dấu tích khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều chỉ tiêu quan trọng vượt kế hoạch và nằm trong nhóm dẫn đầu cả tỉnh

Sáng 29/11, Thường trực Huyện ủy Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình kết quả thực hiện năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, sở, ngành cấp tỉnh, đặc biệt với...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường chứng kiến sự gia tăng đột biến trong nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là vào dịp lễ, tết. Thanh Hóa, với dân số đông và nền kinh tế năng động, đã và đang trở thành một trong những điểm sáng về hoạt động thương mại tại khu vực Bắc Trung bộ. Theo số liệu từ Sở Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng và kết hợp trực tuyến tới 14.535 điểm cầu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

Bắt giữ kẻ bị truy nã khi đang làm thủ tục xuất nhập cảnh

Ngày 1/12, thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, lực lượng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài vừa phát hiện và bắt giữ 1 người đang bị Công an TP Nha Trang phát lệnh truy nã, khi người này làm thủ tục xuất nhập cảnh. Theo đó, khoảng 9h25 phút ngày 30/11, trong lúc làm thủ tục nhập cảnh cho công dân, Tổ công tác Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài phối hợp Công an huyện Tân...

Du khách Hà Nội vây kín xem ‘robot nấu phở’, chờ hàng giờ để thưởng thức

Hai ngày cuối tuần, hàng ngàn người dân và du khách đã tới tham gia Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội diễn ra tại Công viên Thống Nhất. Lễ hội quy tụ hơn 80 gian hàng với rất nhiều món đặc sản của Hà Nội, 8 tỉnh thành khác trong nước (Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình) và 16 đại sứ quán như Ấn Độ, Nhật Bản,...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 1/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 1/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-1-12-2024-231985.htm

Tọa đàm cùng Sao Đỏ chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân” 

Tối 30/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Tọa đàm cùng Sao Đỏ với chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân”. Chương trình thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp (DN) tham gia trực tiếp và theo dõi livestream trên fanpage Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa.Chương trình thu hút đông đảo hội viên tham gia trực tiếp.Diễn giả của chương trình là 2 doanh nhân Sao Đỏ: ông Nguyễn Hồng Phong,...

Cùng chuyên mục

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Bên cạnh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp diện mạo, thời gian qua, nhiều chương trình, sự kiện, hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh được tổ chức tại Công viên Hội An. Trong đó, việc kêu gọi, kết nối các cá nhân, tổ chức tham gia các không gian văn hóa tại phiên bản dãy phố cổ Hội An cho thấy những nỗ lực, đổi mới...

Một số điểm du lịch vẫn còn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”

Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do, chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành.Du khách tham quan vùng trồng cam trên địa bàn huyện Thạch Thành.Huyện Thạch Thành với rất nhiều điểm đến đã được “định danh” như: thác Voi, thác Mây, Chiến...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất