Powered by Techcity

Sầm Sơn phát triển bền vững ngành thủy sản

Với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Sầm Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định Chương trình phát triển thủy sản là một trong ba chương trình trọng tâm.

Phát triển bền vững ngành thủy sảnĐội tàu khai thác hải sản của TP Sầm Sơn.

Nhiều kết quả quan trọng

Nhằm cụ thể hóa chương trình trọng tâm đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Quyết định số 176-QĐ/TU, ngày 30-6-2021 về Chương trình phát triển thủy sản TP Sầm Sơn giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình). Chương trình đặt ra mục tiêu chung là khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản, có tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu và hình thức sản xuất hợp lý; có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái gắn với du lịch; từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của người dân; đồng thời góp phần bảo vệ quốc phòng – an ninh trên các vùng biển.

Trên cơ sở đó, thành phố đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 24.000 tấn (khai thác 23.900 tấn, nuôi trồng 100 tấn trở lên). Tổng số tàu cá có động cơ khai thác biển là 1.062 chiếc (trong đó, tàu có chiều dài từ 12 m trở lên là 367 chiếc (tăng 18% so với năm 2020); tàu có chiều dài dưới 12 m là 695 (giảm 50% so với năm 2020). 100% tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ khai thác tham gia tổ, đội đoàn kết, mô hình liên kết sản xuất giữa khai thác, dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm. Khu neo đậu tránh trú bão có khả năng đáp ứng cho trên 600 tàu. Công suất bến cá, cảng cá đạt 18.000 tấn hàng thủy sản/năm. Xây dựng, phát triển ít nhất 1 mô hình nuôi trồng thủy sản tập trung đạt chứng nhận VietGap (GlobalGAP, ASC.BAP) hoặc công nghệ cao.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 176-QĐ/TU, công tác phát triển ngành thủy sản gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản luôn duy trì ổn định, trung bình giai đoạn 2021-2023 đạt 25.841 tấn/năm (dự kiến đến năm 2025 sản lượng đạt từ 24.000 tấn, đạt mục tiêu Chương trình đề ra). Về phương tiện khai thác, tính đến tháng 6-2023, thành phố có tổng số 1.644 tàu khai thác thủy sản; trong đó: Lmax 15 m là 172 tàu (giảm 109 tàu). Cùng với đó, thành phố đã xây dựng được 24 tổ đoàn kết trên biển, bảo đảm 100% tàu cá xa bờ tham gia tổ đoàn kết. Ngoài ra, các đơn vị đang xây dựng mô hình nuôi cua lột trong lồng tại phường Quảng Cư theo quy trình công nghệ cao.

Đặc biệt, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương nâng cấp Cảng cá Lạch Hới, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền (theo Quyết định số 592/QĐ-TTg, ngày 30-5-2023 về chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nguồn vốn vay của WB). Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 262 tỷ đồng; sẽ nâng cấp cảng Lạch Hới trở thành cảng cá loại I, đáp ứng 120 lượt/ngày; quy mô neo đậu 1.000 tàu; công suất bến cá, cảng cá đạt 25.000 tấn/năm. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 10 bến bãi neo đậu tàu thuyền, bốc dỡ hàng hóa tại các phường Trung Sơn, Quảng Cư, Quảng Hùng, Quảng Châu, Quảng Đại, Trường Sơn, Quảng Vinh. Đồng thời, thành phố đang tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa phường Quảng Châu, phường Quảng Thọ nhằm kết nối, triển khai phát triển tour du lịch “Ngược xuôi sông Mã” và các tuyến du lịch khác trên biển; nghiên cứu xây dựng các hoạt động thủy sản gắn với du lịch như trải nghiệm cùng ngư dân, tham quan mô hình sản xuất thủy sản…

Cùng với tập trung thực hiện các mục tiêu đề ra, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được TP Sầm Sơn đặc biệt quan tâm. Cụ thể, thành phố đã triển khai thực hiện tốt tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Qua đó, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; tình trạng vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản giảm so với những năm trước đây. Từ năm 2021 đến nay, lực lượng biên phòng phối hợp với các đơn vị liên quan đã xử lý 42 vụ/42 phương tiện vi phạm quy định về khai thác thủy sản, với số tiền xử phạt trên 200 triệu đồng.

Công tác nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phòng, chống dịch bệnh thủy sản cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt trên toàn địa bàn hiện là 75,3 ha; trong đó diện tích NTTS tập trung ở khu vực ngoại đê và diện tích nuôi nội đê phân tán, trong ao nuôi hộ gia đình. Điển hình là các mô hình nuôi ốc nhồi, cá chép V1, tôm càng xanh tại xã Quảng Minh; mô hình nuôi cá – lúa tại xã Quảng Minh, Quảng Hùng (Quảng Hùng 20 ha, Quảng Minh 12 ha)… Ngoài ra, thành phố cũng thường xuyên hướng dẫn các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro; hướng dẫn người nuôi phát hiện sớm, chủ động có biện pháp xử lý nhằm khống chế kịp thời dịch bệnh phát sinh. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn chưa xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại trên diện tích NTTS.

Song song với khai thác và nuôi trồng, việc phát triển chế biến và các hoạt động thương mại gắn với các sản phẩm từ thủy sản cũng được TP Sầm Sơn chú trọng. Hiện trên địa bàn thành phố có 8 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sơ chế, bảo quản thủy sản. Có 1 doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản bước đầu đang thực hiện việc chế biến các loại thủy sản xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản như tôm, mực… Cùng với đó là các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất truyền thống tại hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm như nước mắm, các sản phẩm dạng mắm và hải sản khô. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Châu – Quảng Thọ đang được triển khai thực hiện, nhằm thu hút các cơ sở chế biến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện TP Sầm Sơn đã xây dựng 2 sản phẩm OCOP hải sản và được công nhận 3 sao là nước mắm cá trích Bông Sen và chả mực Phước Thịnh. Bên cạnh đó, thành phố đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho 5 sản phẩm từ thủy sản, gồm nước mắm cá nục, mắm chua, moi khô, sứa và tôm nõn tươi. Các sản phẩm OCOP này đã được đưa lên các Website bán hàng riêng và kết nối với các trang thương mại điện tử toàn quốc để quảng bá và đẩy mạnh việc tiêu thụ. Ngoài ra, thành phố còn tích cực đưa các sản phẩm OCOP, các sản phẩm truyền thống tham gia các hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các hội chợ, triển lãm… nhằm giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các tỉnh phía Bắc và miền Trung trong việc xây dựng các sản phẩm từ thủy sản gắn với phát triển du lịch.

Còn những vấn đề đặt ra

TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các mục tiêu trên trong bối cảnh nhiều thách thức. Trong đó, ngư trường khai thác thủy sản dần bị hạn hẹp do Hiệp định nghề cá Việt Nam – Trung Quốc đã hết hiệu lực. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cao trong khi giá sản phẩm khai thác không tăng dẫn đến hiệu quả khai thác thấp. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt, sản phẩm thu hoạch có giá trị kinh tế không cao. Tình trạng sử dụng ngư cụ kết hợp xung kích điện trái quy định, tàu cá hoạt động khai thác sai vùng quy định trong giấy phép khai thác còn diễn ra ở nhiều nơi trên vùng biển.

Các tàu cá trên 15 m hoạt động không hiệu quả, phải dừng hoạt động hoặc bán tàu trả nợ, dẫn đến số lượng tàu cá từ 15 m trở lên giảm mạnh. Trong khi đó, các phương tiện khai thác dưới 12 m vẫn là phương tiện sinh kế chính của nhiều hộ ngư dân, vẫn chưa có điều kiện để chuyển đổi nghề. Ngoài ra, lao động tham gia khai thác thủy sản thường không ổn định, thiếu lao động đi khai thác xa bờ. Mặc dù đã có chủ trương nâng cấp, song dự án vẫn phải chờ. Còn thực tế hiện nay, Cảng cá Lạch Hới vẫn đang trong tình trạng xuống cấp, chưa phát huy được năng lực bốc xếp, dịch vụ hậu cần và hiệu quả của cảng. Hàng năm, việc bồi lắng cát tại cuối hạ lưu sông Mã, âu thuyền và cửa biển dẫn đến luồng lạch ra vào cảng gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù vẫn còn tình trạng phương tiện khai thác vi phạm quy định về khai thác thủy sản, song công tác xử lý các vi phạm vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo được tính răn đe. Trong khi đó nhận thức của một bộ phận ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao, vẫn còn khai thác bằng các hình thức như kích điện, lưới kéo, hoặc khai thác không đúng vùng khai thác.

Thực tế cho thấy, muốn phát triển bền vững ngành thủy sản thì song song với nó phải phát triển mạnh dịch vụ thương mại, chế biến các sản phẩm. Song, hiện các sản phẩm chế biến thủy sản của Sầm Sơn vẫn mới ở dạng sơ chế cấp đông, mẫu mã, thương hiệu còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh…

Trên cơ sở những kết quả đạt được và trên tinh thần nhìn thẳng vào những mặt còn tồn tại, hạn chế, thời gian tới, TP Sầm Sơn sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân, cán bộ quản lý và các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động thủy sản. Qua đó, cung cấp đầy đủ các thông tin về cảnh báo thẻ vàng của EC, khuyến nghị về chống khai thác IUU và các hành vi khai thác bất hợp pháp, cũng như các quy định Nhà nước về khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cộng đồng ngư dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản vùng ven biển nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu phương tiện khai thác ven bờ, định hướng phát triển phương tiện xa bờ.

Cùng với đó, thành phố tiếp tục phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, cải tạo Cảng cá Lạch Hới, khơi thông luồng lạch, nạo vét âu tránh trú bão; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp làng nghề phường Quảng Châu – Quảng Thọ nhằm sớm thu hút doanh nghiệp chế biến thủy sản vào hoạt động. Tiếp tục vận động, kêu gọi giảm tàu thuyền, chuyển đổi nghề phù hợp với tình hình ngư trường khai thác dần bị thu hẹp và nguồn lợi thủy sản suy giảm hiện nay. Chấm dứt khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển, chuyển đổi các nghề khai thác hải sản xâm hại, ảnh hưởng đến nguồn lợi, chuyển đổi tàu khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng đang khai thác hải sản sang các ngành nghề khác. Ngoài ra, thành phố chú trọng phát triển sản phẩm thủy sản, như sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch và các hoạt động trải nghiệm gắn với du lịch…

Bài và ảnh: Trần Hằng

Nguồn

Cùng chủ đề

“Đoàn kết – Nhân ái – Hội nhập

Sáng 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội đại biểu khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; và 128 đại biểu chính thức đại diện cho 3.026 hội viên thuộc Hội người mù tỉnh Thanh Hóa.Các đại biểu dự đại hộiNhiệm kỳ 2019 – 2024, trong điều kiện gặp không...

Đầu tư khoảng 8.200 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng Cảng hàng không Thọ Xuân

Chiều 17/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến vào Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không (CHK) Thọ Xuân và một số nội dung quan trọng khác.Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.Đồng chí Lại Thế...

Sẵn sàng đón khách dịp Tết Dương lịch

Chỉ còn nửa tháng nữa sẽ đến Tết Dương lịch. Tuy chỉ có duy nhất 1 ngày nghỉ, song ngày đầu tiên của năm mới với mọi người luôn là một dấu mốc quan trọng. Nắm bắt được nhu cầu của du khách, các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch đang tích cực chuẩn bị các điều kiện đón tiếp, phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong dịp này.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Samson...

Chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu

Từ năm 2020 đến nay, xuất khẩu (XK) Thanh Hóa liên tục tăng trưởng về quy mô kim ngạch, cơ cấu thị trường. Toàn tỉnh hiện có 303 doanh nghiệp (DN) tham gia XK sang 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 18% so với cùng kỳ và 34 DN so với năm 2020. Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng XK nếu khai thác tối đa thị trường truyền thống tiềm năng và...

Ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên

Chiều 8/12, tại TP Sầm Sơn, Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên năm 2024.Các đại biểu dự ngày hộiPhó Bí thư Tỉnh đoàn Phùng Tố Linh phát biểu khai mạc ngày hội.Phát biểu tại ngày hội, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phùng Tố Linh, nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng có bước phát triển mạnh...

Cùng tác giả

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

Tháo “điểm nghẽn” quỹ đất sạch

Vì nhiều nguyên do lịch sử để lại, nên hiện nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đang thiếu quỹ đất hoặc vướng các thủ tục, quy định về đất hợp pháp. Do đó, nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” quỹ đất sạch, thì sẽ gây cản trở đáng kể đến việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU.Bà Vi Thị Miên ở thôn Tân Sơn (xã Tân Phúc) được lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lang Chánh và...

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Ngành nông nghiệp sẵn sàng phát huy lợi thế cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 27/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị; lãnh đạo các bộ, ban,...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Khởi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn

Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn không chỉ phát điện lên lưới quốc gia mà còn cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 nhân khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát.Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.Sáng 27/12, tại huyện Mường...

Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các làng hoa và vườn cây cảnh ở Thanh Hóa đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Các chủ vườn kinh doanh đang tích cực chăm sóc từng luống hoa, gốc cây, đồng thời nhập thêm nhiều loại hoa và giống hoa mới để đáp ứng nhu cầu trang trí, chơi hoa ngày tết của người dân. Những loại hoa truyền thống như...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất