Powered by Techcity

Mường Lát và bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì”?

Phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cho bà con vùng biên là hướng đi chủ đạo được các cấp chính quyền huyện Mường Lát quan tâm, chú trọng trong nhiều năm qua. Song, bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì” để bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây thoát được cái nghèo đến nay vẫn còn nhiều trăn trở.

Mường Lát và bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì”?Mô hình chăn nuôi bò của anh Vi Văn Đợi, khu Buốn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát.

Nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún…

Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 29-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ, sau hơn 25 năm thành lập huyện, bên cạnh những kết quả đạt được, về cơ bản huyện Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh và là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Trong đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cung, tự cấp; chưa xác định được cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng; chưa có nhiều con nuôi đặc sản để trở thành hàng hóa có giá trị…

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do điều kiện địa hình, địa bàn, khí hậu thì nguyên nhân chủ quan được chỉ ra, đó là do tư duy chậm đổi mới, “ngại” thoát nghèo của bà con, sự dựa dẫm vào chính sách hỗ trợ trực tiếp còn nặng nề. Đơn cử, trong chăn nuôi, Mường Lát thuận lợi để phát triển nhiều loại vật nuôi như: dê, bò, lợn mán, vịt cổ rụt… Tuy nhiên, những mô hình chăn nuôi trên chỉ mang tính nhỏ lẻ hộ gia đình, chưa được xây dựng phát triển thành những mô hình sản xuất mang tính hàng hóa. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt thương phẩm, dù lợi nhuận đem lại khá cao, thị trường ổn định, song chưa có nhiều người nuôi, chỉ tập trung số ít ở một bộ phận thanh niên trẻ. Người dân chưa chú trọng, phát triển theo hướng nuôi thả tự do trên đồi núi, công tác chuồng trại, nguồn thức ăn cũng như phòng dịch cho vật nuôi chưa được quan tâm.

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, cho biết: Đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi từ Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… Tuy nhiên, sau hỗ trợ, số vật nuôi không những không tăng mà việc duy trì mô hình này cũng đang là bài toán chật vật. Vật nuôi chết do thiếu chăm sóc, chăm sóc không đúng kỹ thuật, dịch bệnh… Hệ quả là thay vì thoát nghèo, cuộc sống người dân vẫn luẩn quẩn trong khó khăn.

Vật nuôi không mang lại sự đổi thay thì bà con lại hy vọng vào cây trồng với quỹ đất rộng lớn, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Ông Vi Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu thừa nhận việc phát triển cây xoan trên địa bàn xã sau hơn 10 năm là thất bại. Thời gian qua, các cấp chính quyền từ huyện đến xã cũng đã xây dựng, phát triển nhiều mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu (như cam, quýt, gai xanh…), song hiệu quả đem lại cũng không thực sự rõ rệt. Nguyên nhân do tư duy sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế, lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung; yếu tố thị trường thiếu ổn định, đầu ra thiếu bền vững; kỹ thuật chăm sóc, ứng dụng khoa học, kỹ thuật của người dân còn hạn chế, dẫn đến chất lượng nông sản chưa cao, chưa được thị trường đánh giá.

Phát huy nguồn lực, tận dụng thời cơ

Hiện tại huyện Mường Lát đã, đang được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (XDNTM; Xóa đói, giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), đặc biệt là Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 29-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, phong tục tập quán, trình độ sản xuất của người dân, Nghị quyết số 11-NQ/TU đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là phân chia 8 xã, thị trấn của huyện Mường Lát thành 4 khu vực để định hướng phát triển kinh tế. Theo đó, khu vực 1 (gồm 3 xã Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung), tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản khu vực lòng hồ thủy điện Trung Sơn. Khu vực 2 (gồm 2 xã Quang Chiểu và Mường Chanh), xây dựng thành nơi sản xuất nông nghiệp tập trung, chú trọng phát triển vùng trồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Khu vực 3 (gồm 2 xã Pù Nhi và Nhi Sơn), tập trung phát triển vùng trồng cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao theo quy trình sản xuất sạch, an toàn, gắn với thị trường tiêu thụ. Khu vực 4 (thị trấn Mường Lát), tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, xây dựng thành trung tâm giao thương hàng hóa, đầu mối của các hoạt động dịch vụ, thương mại của huyện Mường Lát với các địa phương trong tỉnh…

Để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Lát đã phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách 16 chương trình tín dụng ưu đãi theo quy định. Chủ động khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện để đáp ứng nhu cầu vay phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Điển hình như, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đã hình thành nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu trong lực lượng đoàn viên, thanh niên, như: mô hình trồng sắn cao sản, chăn nuôi bò thịt của thanh niên Vi Văn Đợi, ở khu phố Buốn, thị trấn Mường Lát; mô hình nuôi con đặc sản vùng cao của thanh niên Lò Thị Quyến, ở khu 2, thị trấn Mường Lát…

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát cho biết thêm: Mới đây, ngày 21-8-2023, Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa công bố, bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng – Nông hóa huyện Mường Lát. Đây được xem là chiếc “chìa khóa” để huyện Mường Lát triển khai trồng các loại cây trên từng khu đất cho phù hợp với loại đất, khí hậu, cũng như lựa chọn chăn nuôi thích ứng với các kiểu khí hậu, thời tiết phù hợp.

“Dựa trên định hướng từ Nghị quyết 11, cũng như bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa, thời gian tới, huyện sẽ tập trung tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con để phát triển một số loại cây trồng chủ lực như: lát, trẩu, thông, đào, mận, chuối, măng tre bát độ, lúa nếp Cay Nọi… Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, tận dụng nguồn vốn ưu đãi để bà con phát triển, nhân rộng các mô hình chăn nuôi, các loại vật nuôi mang tính hàng hóa, giá trị cao.” – ông Thắng nhấn mạnh.

Bài và ảnh: Đình Giang

Nguồn

Cùng chủ đề

Thông báo kết quả xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm

Ngày 29/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa có Thông báo số 285-TB/UBKTTU về kết quả xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.Ảnh minh họa.Theo đó, ngày 04/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với các đảng viên vi phạm sau:1. Đồng chí Trần Văn Công, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, nguyên Phó...

Một số điểm du lịch vẫn còn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”

Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do, chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành.Du khách tham quan vùng trồng cam trên địa bàn huyện Thạch Thành.Huyện Thạch Thành với rất nhiều điểm đến đã được “định danh” như: thác Voi, thác Mây, Chiến...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh tiếp Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội

Sáng 29/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng hương Thanh Hoá tại Hà Nội làm trưởng đoàn về thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó...

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Cùng tác giả

Bệnh nhi nguy kịch sau khi đắp lá điều trị rắn cắn

Ngày 1.12, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh nhi N.T.T.A (15 tuổi, ngụ H.Triệu Sơn) sau 4 ngày điều trị vết thương rắn cắn, đến nay sức khỏe đã hồi phục và vừa được xuất viện. Bệnh nhi A. khi điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ẢNH: BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA Trước đó, bệnh nhi A. chơi ở gần nhà thì bị rắn cắn vào gót chân trái. Người thân không đưa bệnh nhi...

Gần 40 nghìn đại biểu dự hội nghị quán triệt, triển khai, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp...

Sáng1/12, tại phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội (TP Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo...

“Đoàn kết, sáng tạo, phát triển”, xây dựng thành công huyện nông thôn mới nâng cao

Đến hết năm 2023, toàn huyện Thọ Xuân đã có 14/26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt tỷ lệ 53,8%), 2 xã và 18 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao. Ghi nhận của sự quyết tâm, nỗ lực và phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân trong việc thực hiện phong trào chung sức XDNTM, Thủ tướng Chính phủ đã ký...

Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng và kết hợp trực tuyến tới 14.535 điểm cầu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

Bắt giữ kẻ bị truy nã khi đang làm thủ tục xuất nhập cảnh

Ngày 1/12, thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, lực lượng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài vừa phát hiện và bắt giữ 1 người đang bị Công an TP Nha Trang phát lệnh truy nã, khi người này làm thủ tục xuất nhập cảnh. Theo đó, khoảng 9h25 phút ngày 30/11, trong lúc làm thủ tục nhập cảnh cho công dân, Tổ công tác Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài phối hợp Công an huyện Tân...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm cùng Sao Đỏ chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân” 

Tối 30/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Tọa đàm cùng Sao Đỏ với chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân”. Chương trình thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp (DN) tham gia trực tiếp và theo dõi livestream trên fanpage Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa.Chương trình thu hút đông đảo hội viên tham gia trực tiếp.Diễn giả của chương trình là 2 doanh nhân Sao Đỏ: ông Nguyễn Hồng Phong,...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác tưới tiêu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 30/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tưới tiêu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa; lãnh đạo Chi cục Thủy lợi, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Thủy lợi...

Doanh nghiệp dệt may, da giày nỗ lực vượt khó, tiếp cận thị trường mới

Hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may và da giày trên toàn quốc đang ghi nhận những tín hiệu tích cực với tốc độ tăng trưởng mở rộng so với những tháng đầu năm 2024. Cùng chung xu hướng này, các doanh nghiệp (DN) trong nhóm dệt may, da giày tại Thanh Hóa cũng đạt được nhiều kết quả tăng trưởng đáng khích lệ, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho...

Tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh giữa Thanh Hóa

Hai tỉnh Thanh Hóa - Hòa Bình có 135km chiều dài vùng giáp ranh. Đây là khu vực được xác định có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, có nhiều động vật quý hiếm sinh sống. Để bảo vệ an toàn diện tích rừng giáp ranh, những năm qua, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình đã ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy,...

Ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh vận tải hành khách

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế tất yếu trong hầu hết các ngành nghề. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải đã giúp các doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao hiệu quả vận hành, cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo ra sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.Nhân viên Công ty Vận tải quốc tế Đức Phát kiểm tra...

Từ trí thức Nho học đến chí sĩ yêu nước

Là nhà nho yêu nước, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đã để lại gia tài văn chương đồ sộ với hơn 600 bài thơ. Nhưng hơn hết ông là một chí sĩ nổi bật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác động không nhỏ đến các sĩ phu yêu nước của Thanh Hóa.Với những gắn bó, đóng góp cho vùng đất xứ Thanh, Nguyễn Thượng Hiền được đặt tên cho một tuyến đường giữa lòng TP Thanh...

Hành trình 5 năm kiến tạo, khẳng định thương hiệu Bất động sản Bắc Bộ từ những giá trị vững bền

Ngày 29/11/2024 đánh dấu hành trình 5 năm phát triển của Công ty Cổ phần Bất động sản Bắc Bộ. Từ những bước đi đầu tiên đầy thử thách, doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế là một trong những nhà phân phối, phát triển dự án bất động sản hàng đầu khu vực.Đội ngũ nhân sự tràn đầy nhiệt huyết của Bất động sản Bắc Bộ.5 năm - Hành...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất