Powered by Techcity

Gửi vào đời một thông điệp yêu thương

“Tôi đi qua mỗi ngày, vui buồn đều có cả. Tôi có những ước mơ nhỏ, có những niềm vui nhỏ, có những yêu thương lớn, có những run rẩy tận tâm can, có những bí mật để giấu kín, có những say mê để đắm chìm, cũng có cả những món tài sản mà tôi trân quý, có đầy lòng biết ơn nữa. Sống một cuộc đời như thế này, chẳng phải đáng lắm sao. Và tôi thích, mình là viên than đỏ vùi sâu dưới lớp tro tàn, khi cần sẽ nhóm lên một ngọn lửa”, Nhà văn Đỗ Bích Thúy (tập tản văn “Than đỏ dưới tro tàn”, NXB Hội Nhà văn liên kết Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt, 2023).

Gửi vào đời một thông điệp yêu thương“Than đỏ dưới tro tàn” là tập tản văn thứ 5 của nữ nhà văn Đỗ Bích Thúy. Ảnh: N.L

Nhà văn Đỗ Bích Thúy là tác giả của 23 cuốn sách, trong đó có 6 cuốn tiểu thuyết, còn lại là các tập truyện ngắn, truyện vừa và tản văn, hầu hết các tác phẩm của chị viết về miền núi, về các vùng văn hóa tộc người Mông, Tày, Dao… Trong đó, nhiều truyện ngắn của chị đã được chuyển thể thành các tác phẩm phim truyền hình ấn tượng như: “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” chuyển thể thành phim điện ảnh “Chuyện của Pao” (đạo diễn Đỗ Quang Hải) – đạt giải Cánh diều Vàng năm 2005, “Lặng yên dưới vực sâu” chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên, phát sóng năm 2017…

“Than đỏ dưới tro tàn”, tập tản văn thứ 5 của Đỗ Bích Thúy, từ cái tứ gợi lên qua tựa đề quyện cùng màu hồng đượm của “áo sách”, minh họa tinh tế của họa sĩ Lê Thiết Cương, đã “chinh phục” độc giả ngay từ lần đầu chạm mặt. Tất cả đã kết một nhịp cầu êm ái đưa người đọc vào những trang văn sâu lắng và tinh khôi, giản dị thôi mà bừng bừng khát khao sống, yêu thương với tất cả lòng biết ơn dành cho cuộc đời này.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy ưa thích xê dịch… Đi để biết và viết, ấy là tận hưởng. Cũng như vai trò, ý nghĩa của bếp lửa không bao giờ tắt trong ngôi nhà của người miền núi, Thúy sống với đời như “một viên than đỏ được vùi dưới tro”, tình yêu của Đỗ Bích Thúy với cuộc đời này chính là viên than đỏ ấy, trong đốm lửa đỏ đã cho thấy sự hồi sinh. Điều Thúy thích nhất và là căn cốt của mọi niềm yêu thích khác trên cõi đời này, đó là sống. “Ngọn hải đăng của tôi là niềm tin cậy vào cuộc đời có trước có sau, trao yêu thương để nhận yêu thương, chân thành, tha thiết, hết lòng. Cứ sống thật hết lòng, cuối đường sẽ có hoa nở. Cuối đường bao giờ cũng là đích đến”, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã trải lòng mình như thế.

Là người gắn bó máu thịt với núi rừng nên những trang viết của Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng ngồn ngộn chất liệu, nhung nhớ, trăn trở về đất và người nơi ấy. Cũng từ đây, chị ươm gieo những hạt giống tâm hồn, nuôi lớn tài năng, khát vọng để có một Đỗ Bích Thúy tài năng, dồi dào bút lực, chan chứa tình yêu đời, yêu người, nặng lòng với núi rừng như văn đàn Việt đã có hôm nay: “Tôi sẽ không thành nhà văn, không thành một tác giả ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc được như ngày hôm nay nếu không viết về miền núi”. Trong thăm thẳm yêu thương và tràn đầy nhựa sống ấy, vùng núi và đồng bào dân tộc hiện diện trong văn Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng đẹp, cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, trong trẻo hồi ức, của tình cảm chân thật, lòng người giản đơn dẫu cuộc sống còn bộn bề thiếu khó.

Đỗ Bích Thúy viết về những ngọn núi, thung lũng bạt ngàn xanh: “Tôi thích sự bình thản của những ngọn núi. Dù hàng triệu năm qua đi, dù bao nhiêu kiếp người được sinh ra và mất đi, dù có phải gánh trên thân mình bao nhiêu vết thương, những ngọn núi vẫn mặc nhiên đứng đó, nhìn sông suối gió mây. Kiên định, bất khuất, tĩnh tại, nhiệt thành […] Dù ở dưới thung lũng hay ở trên những ngọn núi, tôi đều có thể tìm lại được cái phần mình đã làm rơi khi rời nơi này ra đi”.

Gửi vào đời một thông điệp yêu thươngMinh họa độc đáo, tinh tế của họa sĩ Lê Thiết Cương trong tập tản văn “Than đỏ dưới tro tàn” của tác giả Đỗ Bích Thúy. Ảnh: N.L

Đỗ Bích Thúy bồi hồi nhớ lại ký ức tuổi thơ ở cái thung lũng lặng im: “Cũng những buổi chiều như thế này. Mặt trời bắt đầu lặn thì tôi từ trên núi về nhà với một bó củi ở trên vai. Tôi là một đứa trẻ gầy guộc […] Nhà tôi ở dưới chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm. Không biết chiều nay mẹ nấu món gì. Một nồi cá kho với dưa chua, hay một ít thịt ba chỉ kho với rất nhiều trám, thật là nhừ, xem xém lửa, thơm ơi là thơm. Cái bụng lép kẹp của tôi bắt đầu sôi trong khi rừng ồn ào lên bởi những cơn gió đã bắt đầu phảng phất hơi lạnh”…

Và trong cuốn sách của mình, Đỗ Bích Thúy lưu lại biết bao mến yêu, trân trọng với cuộc sống này. Thật lạ! Tình yêu dành cho núi rừng, những con người hiền hậu, chất phác nơi đây, những hoài niệm về thời thơ ấu trong Thúy to lớn, mênh mang, thẳm sâu chừng nào thì những chỉ dấu về nó lại nhỏ bé vô chừng. Đó đơn thuần chỉ là một vệt nắng, một bóng hoàng hôn, tiếng một loài chim kêu rêu vọng lại, hình dạng một con cánh cam bé bỏng hay vườn cam lớn bằng tuổi mình… Có lẽ, Thúy nhớ rừng, nhớ quê hương bằng tất cả mọi giác quan nên “thương mến tỏa hương” từ muôn hình vạn trạng.

“Tôi trả tôi về bên những ngọn núi, để sống cuộc đời mê say” – Lời xác quyết này chính là lời tri ân chân thành nhất được viết bởi trái tim ấm nóng tin yêu, hoài thương bóng núi… Dẫu đã gắn bó với đô thị cả 2 thập kỷ, Đỗ Bích Thúy vẫn thấy mình như “hạt ngô bị văng ra thật nhanh khỏi máy xay”. Để rồi khi về với rừng, với điệp trùng đồi núi lại thấy như tìm được tất cả háo hức, say mê, thích thú mà bộn bề cuộc sống đời thường nhiều khi vô tình cuốn lấp: “Khi tôi nhấn chân ga và hạ thấp xuống một chút cửa, thấy mùi của rừng ngập trong không gian, thấy hơi thở của tôi lẫn vào hơi thở của rừng, thấy tim tôi đang đập những nhịp đập của rừng”.

Từng trang văn của Đỗ Bích Thúy tựa hồ “những vân ánh sáng đẹp một cách kỳ ảo”. Với Đỗ Bích Thúy, văn chương dường như là khởi nguồn cũng sẽ là bến đợi cuối hoàng hôn, là sự cô đơn đẹp đẽ, yên ấm vô cùng, an toàn vô hạn. Và cũng chính từ văn chương, Đỗ Bích Thúy gửi gắm thông điệp sống tích cực vào đời: “Tôi nhớ là tôi luôn rất thích sống bất kể hoàn cảnh như thế nào. Làm trẻ con tôi cũng thích, làm người lớn tôi cũng thích, làm mẹ tôi cũng thích, có lẽ sau này làm bà tôi cũng thích vô cùng. Tôi thích đời sống này dù có biết bao nhiêu là nỗi buồn, bao nhiêu là tổn thương, bao nhiêu khó khăn. Tôi luôn muốn sống từng ngày một, tận dụng hết thời gian mình có để làm những điều mình muốn. Ngay cả những nỗi buồn hay những đứt gãy vỡ nát đều có giá trị của nó. Giá trị lớn nhất khiến chúng ta nâng niu trân quý mọi khoảnh khắc bình yên còn lại…”.

Điều quan trọng hơn tất thảy, “sống trong đời sống cần một tấm lòng đủ rộng mở để yêu thương, để quan sát và suy nghĩ, để rung động trước cái đẹp, để trân quý những giá trị”.

Vậy nên, Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng sẵn sàng tâm thế trả mình “về bên những ngọn núi, để cuối cùng có thể sống nốt cuộc đời mê say”…

Nguyên Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Thanh Hóa đoạt Giải “Tập thể xuất sắc” và 2 giải C Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của...

Tối 20/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 - năm 2024” đã tổ chức Lễ trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc, các tập thể đạt thành tích cao tại cuộc thi.Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh...

Câu lạc bộ nữ văn nghệ sĩ xứ Thanh

Từ cách đây gần 30 năm, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã quan tâm thành lập Câu lạc bộ (CLB) nữ văn nghệ sĩ xứ Thanh với mục đích tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và chia sẻ, động viên nhau cả về hoạt động sáng tạo lẫn trong cuộc sống đời thường. Trong quá trình xây dựng và phát triển, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, CLB thu hút...

Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào Thái

Người Thái là cư dân gắn bó với nước, giỏi trồng lúa, lấy nước từ sông suối qua hệ thống thủy lợi: mương, pai, lái, lịn tưới cho nương cao, ruộng thấp. Qua thực tiễn cuộc sống, người Thái từng đúc kết “khúc sông, vụng cá”. Nước là khởi nguồn của sự sống, có nước thì con người “không đói cơm đói gạo, không thiếu cá, canh rêu” và “có nước mới có ruộng/có mường mới có Tạo”.Đua thuyền...

Tiềm năng du lịch dưới cánh rừng ngập mặn

Những năm qua, cánh rừng ngập mặn, rừng phi lao phòng hộ luôn đóng vai trò ngăn sóng, giữ cát bảo vệ cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ven biển; đồng thời là nơi trú ngụ của vô số loài thủy hải sản. Không những thế, nơi đây còn có tiềm năng để xây dựng mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn.Không gian yên bình ở rừng ngập mặn Đa Lộc.“Điều hòa nhiệt độ” ngoài trờiCó một...

Sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Ngày 18/1/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024 (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024 sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó. Đến thời điểm này, cùng với các bộ, ngành ở Trung ương, các địa phương trong cả nước, tỉnh Thanh Hóa và ngành chức năng của tỉnh đang tích cực triển khai các nhiệm vụ theo...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất