Powered by Techcity

Phát triển HTX ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn

Nhằm khai thác lợi thế về điều kiện đất đai, sản phẩm đặc trưng, nhiều HTX tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh được thành lập, tạo việc làm, nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát triển các HTX bền vững, theo định hướng của thị trường rất cần trợ lực từ phía cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Phát triển HTX ở khu vực miền núi còn nhiều khó khănDiện tích sản xuất cây đu đủ lấy hoa của HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước (Bá Thước) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hội viên.

Đa phần người dân xã Ái Thượng (Bá Thước) phát triển kinh tế từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình khó khăn, trình độ sản xuất của Nhân dân còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Xã có HTX dịch vụ nông nghiệp nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa phát huy được vai trò “bà đỡ” cho sản xuất. Từ thực tế đó, năm 2022, 7 thành viên đã phối hợp thành lập HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước với mong muốn trở thành trụ đỡ trong sản xuất cho người dân.

Hiện nay, HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước đang tổ chức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho khoảng 2,5 ha cây đu đủ lấy hoa, 2,75 ha cà gai leo và hơn 500 đàn ong mật tại địa phương… trở thành một trong những HTX tiêu biểu, năng động trong cơ chế thị trường của khu vực miền núi.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước: “Do số vốn điều lệ thấp, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, phát triển sản phẩm nổi trội và tiếp cận thị trường nên hiệu quả hoạt động chưa cao. HTX mong muốn được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan để có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh và thêm cơ hội để kết nối tiêu thụ trên thị trường”.

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, 11 huyện miền núi có khoảng 385 HTX đang hoạt động. Hằng năm, có hàng chục HTX thành lập mới. Trong đó, có nhiều đơn vị đã phát huy được vai trò trong hỗ trợ người dân, là cầu nối quy tụ, tập hợp những người sản xuất vào HTX, đưa ra mô hình sản xuất và tạo ra sản phẩm có quy mô lớn hơn. Đồng thời, làm cầu nối đưa sản phẩm ra thị trường và cung ứng các dịch vụ đầu vào cho người dân sản xuất. Tuy nhiên, các HTX ở vùng miền núi của tỉnh Thanh Hóa quy mô vẫn còn nhỏ, số lượng thành viên ít. Hoạt động của HTX chủ yếu mới làm được khâu dịch vụ đầu vào, chưa làm tốt khâu đầu ra và tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả hoạt động của nhiều HTX chưa có sức lan tỏa, chưa tạo sự gắn kết cho thành viên và người dân, việc sản xuất, kinh doanh, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ truyền thống, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, giống, vật nuôi mới vào sản xuất chậm. Ngành nghề kinh doanh không đa dạng, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó tiêu thụ, còn mang tính tự phát, chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa…

Bà Lương Thị Niệm, Giám đốc HTX Nông nghiệp an toàn và hữu cơ Lang Chánh, xã Đồng Lương (Lang Chánh) chia sẻ: “Do thiếu vốn sản xuất và hạn chế trong ứng dụng kỹ thuật hiện đại nên thành viên HTX vẫn duy trì phương thức thủ công, như: làm đất, lên luống, trồng và chăm tưới cho cây trồng. Điều này vừa tốn nhân công, chất lượng lại không đồng đều. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất chúng tôi cần được hỗ trợ từ các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất và đẩy mạnh khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm”.

Thực trạng nói trên đã và đang diễn ra ở hầu hết các HTX thuộc khu vực miền núi của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các HTX đang thiếu người quản lý năng động, có tư duy kinh tế thị trường và chịu khó để tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm của HTX cũng đang ở quy mô nhỏ, đặc biệt mô hình sản xuất và sản phẩm chưa có yếu tố nổi trội, vượt lên. Ngoài ra, trình độ quản trị của nhiều HTX còn yếu, phần lớn quản trị theo kinh nghiệm; khả năng tiếp cận các chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) vẫn còn thấp kém, nhất là đường giao thông, hệ thống thủy nông thủy lợi…

Theo Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lê Hồng Hải: Để tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho KTTT và HTX ở khu vực miền núi phát triển bền vững, cần vận dụng các cơ chế, chính sách, các chương trình dự án của Trung ương, tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ quản lý HTX và người dân. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phổ biến kiến thức về KTTT, HTX, về ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức của đồng bào về công tác dân tộc; biểu dương những cá nhân, HTX tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh và nhân rộng những mô hình phát triển sản xuất phù hợp với năng lực, trình độ sản xuất của người dân địa phương; hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, Liên minh HTX đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ sản xuất và khả năng tiếp cận, thích ứng với thị trường cho các HTX khu vực miền núi, góp phần tạo động lực cho các HTX phát triển bền vững, hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Hòa

Nguồn

Cùng chủ đề

“Ngân hàng tại làng”

Với giá trị cốt lõi “gần gũi, thân thiện, hiệu quả”, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ tài chính mà được xem như người bạn đồng hành với khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, yếu thế, mang lại niềm tin và động lực cho khách hàng, đặc biệt là phụ nữ và các hộ thu nhập thấp tại khu vực nông thôn, miền núi.Giá trị cốt lõi...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Chủ động ứng phó với diễn biến của siêu bão MAN-YI

Ngày 17/11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá (PCTT, TKCN & PTDS) ban hành Công điện số 39 về chủ động ứng phó với bão MAN-YIHướng đi của siêu bão MAN-YI.Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 17/11, vị trí tâm siêu bão MAN-YI ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 123,0 độ Kinh Đông,...

Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân xây dựng những mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của thị trường. Bước đầu, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông...

Cùng tác giả

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn”

Ngày 28/11/2024, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 204 năm ngày sinh của Ph. Ăngghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của C.Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của C.Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.Bổ sung, làm rõ lý luận về con...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI

Ngày 28/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.Các đại biểu tham dự hội nghị.Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đã đạt được...

Cùng chuyên mục

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Mở ra tầm nhìn cho tương lai

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước, vài năm trở lại đây, thành phố đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.TP Sầm Sơn chú trọng phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh.Những...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất