Powered by Techcity

Cuộc phiêu lưu của những chàng trai người Mông nơi đất khách

Trong nhà người Mông, đứa trẻ con ăn cơm mà quỳ gối thì ngay lập tức sẽ bị nói: “Sau này lớn lên, mày cũng chỉ là kẻ làm thuê cho người khác”. Câu nói này để chỉ ra rằng người Mông không thích đi làm thuê. Người giàu nghĩa là đủ ăn trên những mảnh ruộng bậc thang của mình. Những chàng trai trong bài viết dưới đây chẳng nghĩ nhiều như vậy, với họ, đói thì đầu gối phải bò…

Cuộc phiêu lưu của những chàng trai người Mông nơi đất kháchVinh làm công nhân cho một công ty sản xuất phông bạt tại Hàn Quốc.

Vươn đến những đỉnh núi xa hơn

Buổi sáng, Lâu Văn Vinh, sinh năm 1992, ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) thường dậy từ rất sớm, lặng lẽ đi ra sau nhà, ngước nhìn cả bản vẫn còn chìm trong làn sương. Vinh muốn bản giữ được nếp xưa, đủ ấm đủ no với mảnh ruộng, lợn gà, đùm bọc nhau trong không gian văn hóa riêng của mình. Thế nhưng, lối sống và tiêu dùng của nhiều gia đình ở bản đã hòa nhập vào nền kinh tế thị trường.

Cầm tấm bằng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Vinh vô định trước ngưỡng cửa tương lai. Lối mòn làm giáo viên, cán bộ địa phương của gia đình đã không còn rộng mở như xưa, Vinh xuống núi cùng những người bạn làm công nhân tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội. Đó là con đường duy nhất cậu nghĩ ra. Vinh kể về những chuyến xe về quê đêm cuối tuần cuối cùng trong tháng. “Người ta xếp chồng lên nhau như xe chở lợn”, cậu tả. Đó là ngày mà những người làm thuê được lĩnh lương, và họ tranh thủ về quê thăm nhà. Người trong bản của Vinh bây giờ đi làm thuê xa hết. Người ta sẽ về đi gặt khi mùa lúa chín vàng. Nhưng tháng 10 qua đi, là đàn ông biến mất, làng chỉ còn người già, trẻ em và phụ nữ.

Học ở Thái Nguyên, làm ở Hà Nội, Vinh có lẽ là người may mắn hơn so với các anh, chị, em trong nhà khi được đi đây đi đó. Nhưng có lẽ đó chưa phải là nơi xa nhất Lâu Văn Vinh đã đến. Năm 30 tuổi, Vinh trở thành một trong hai người dân tộc Mông đầu tiên đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Hàn Quốc. Để có một vé đi XKLĐ, bố Vinh cắm sổ đỏ lấy 100 triệu đồng – số tiền rất lớn với một gia đình người Mông. Bố Vinh – ông Lâu Văn Chá, 73 tuổi, nói rằng: “Mình phải cho con đi để thoát nghèo”. Ngày đưa Vinh xuống Hà Nội để bay sang Hàn Quốc, ông trầm tư lắm. “Đi sang nước khác sẽ ngẩng được cái đầu lên”, ông tự vỗ về sự bất an, lo lắng của mình bằng suy nghĩ ấy. Lúc chia tay, ông Chá giao “gia tài” lại cho Vinh, bớt lại 1 triệu đồng làm lộ phí về bản. Vinh nhớ lúc lên máy bay mắt ông hơi đỏ. “Bố khóc, không biết do cảm động vì mình đi “xa đến thế”, hay vì… sợ lạc đường”.

Cuộc phiêu lưu của những chàng trai người Mông nơi đất kháchLâu Văn Vinh phát triển kinh tế gia đình khi còn ở Việt Nam.

Về mặt địa lý, khoảng cách từ Mường Lát sang Hàn Quốc chỉ khoảng 3.000 cây số, nhưng “khoảng cách thật sự” mà Vinh phải vượt qua lớn hơn thế rất nhiều. Vinh thổ lộ: “Mình đi làm tích cóp kinh tế, hoàn thiện bản thân rồi về quê phát triển. Lúc đó có tiền, làm ăn cái gì cũng dễ”.

Ở Hàn Quốc, Vinh cứ so sánh mãi cái nóng nực ở nơi xa với gió Lào quê mình. Cậu nhớ quê, nhớ suối, nhớ mẹ già tần tảo. Vinh thích sống ở bản, đơn giản vì “nơi này là nhà”. Ở đó có mẹ cha, có dòng suối mát, có cây ngô đồng trước cửa, có chú chó mắt đen ngóng chủ đi nương trở về. Không phải nơi nào cũng cho con người ta cảm giác “thân thuộc”, dù đó có thể là sự lựa chọn tốt hơn để mưu sinh. Nhưng xác định đi xa để trở về, những thứ bản thân đánh đổi bây giờ có thể mang đến nhiều cơ hội hơn cho tương lai, Vinh lại cố gắng để tốt hơn mỗi ngày, để không bị đuổi. Vinh chia sẻ: “Nếu ở Việt Nam mình cố gắng 10 thì ở đây mình phải nỗ lực hàng trăm, hàng ngàn lần. Mình không dám nghĩ đến chuyện đi chơi, nghỉ ngơi vì ở đây ai cũng tận dụng quỹ thời gian triệt để làm thêm kiếm tiền. Ở Hàn Quốc, với một công việc bình thường, nếu chăm chỉ thì mỗi tháng mình có thể kiếm được 30 – 60 triệu tiền Việt Nam, bằng cả năm mình làm ở Việt Nam. Còn nếu ở quê với 2 mảnh nương của gia đình: mảnh lớn trồng lúa, tháng 5 đổ nước, tháng 6 cấy, tháng 7 bón phân, cuối tháng 9 gặt, thu mười bao; mảnh nhỏ trồng ngô, tháng 4 trỉa hạt, tháng 8 thu bắp, được bốn bao… mẹ Vinh phải đi hơn 1.000 phiên chợ – phương cách tăng thu nhập duy nhất của những người phụ nữ trong gia đình Vinh, mới đủ”.

Ngẩng đầu nhìn ra thế giới

Lâu Văn Tông, sinh năm 2003, là cháu của Vinh. Nhà Tông nằm tít trên đỉnh Pa Đén – nơi được xem là “nóc nhà” của xứ Thanh với độ cao gần 1.500m so với mực nước biển. Ở đây, những thanh niên như Tông thường học hết cấp 2 hoặc cấp 3 sẽ rời bản đi làm ở thành phố một thời gian. Sau khi tích cóp được chút tài sản có giá trị như xe máy, con trâu,… thì về quê lấy vợ, lấy chồng. Tùy theo nhu cầu cuộc sống, khi cần tiền họ lại rời bản đi làm thuê. Đây là điểm khác biệt với thế hệ 8X trở về trước. Thế hệ cha chú của họ cả đời chỉ quanh quẩn với bắp ngô trên nương hay con gà thả sau vườn, loay hoay trong nền kinh tế tự cung – tự cấp với mong ước “chất được bao thóc đầy nhà”.

Tông đặc biệt hơn những thanh niên khác trong bản, em là tấm gương về sự “học hành đến nơi đến chốn”, là niềm tự hào của gia đình. Ngày nhỏ, Tông thường đứng trên những mỏm đá cao hướng về xuôi và tự đặt câu hỏi, nơi đó có gì nhỉ? Tông tự nhủ một ngày mình sẽ đi đến những miền xa, học hỏi những kiến thức mới để giúp bản mình thoát nghèo.

Cuộc phiêu lưu của những chàng trai người Mông nơi đất kháchTông và các bạn trong khóa đào tạo học tiếng sang Nhật (ngồi giữa hàng đầu tiên).

Vì thế, Tông muốn kinh doanh, muốn kiếm thật nhiều tiền thay vì trở thành giáo viên hay cán bộ như thế hệ cha, anh đi trước. Trượt nguyện vọng 1 vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tông không buồn. Em xác định con đường đi cho mình là sẽ XKLĐ sang Nhật Bản. Ngày Tông quyết định thông báo với bố về sự lựa chọn của mình, Tông nói: “Con sẽ đi XKLĐ ở Nhật Bản. Đến một đất nước mới, làm việc ở môi trường mới, con sẽ học hỏi được nhiều điều cho bản thân. Trở về với số vốn và kiến thức trong tay sẽ giúp ích rất lớn cho tương lai của con”. Bố của Tông, một thầy giáo nặng lòng với sự nghiệp trồng người chỉ muốn con trai nối nghiệp mình vậy mà lần này ông đã đồng ý: “Con hãy học theo cách con muốn, lựa chọn điều con nghĩ mình nên làm…”. Sau câu nói của bố, Lâu Văn Tông trở thành chàng trai người Mông đầu tiên của bản Pa Đén đi lao động tại Nhật Bản.

Mỗi sáng, Tông phải dậy từ lúc 5 giờ để nấu đồ ăn sáng và chuẩn bị cả bữa trưa mang theo. Tông chia sẻ về cuộc sống của mình nơi đất khách: “Em xác định đi không phải để chơi, mà làm để trả nợ, để thành công khi trở về và tìm ra lối đi cho tương lai mình! Nơi đây không chỉ cho em tiền, mà còn cam kết tương lai sẽ thành công, bởi nó cho em một “môi trường” làm việc chuyên nghiệp: Đi làm đúng giờ, làm việc cật lực đến một giây cuối cùng với 100% công suất. Ở Việt Nam, giường là nơi để ngủ, nhưng ở Nhật, giường là một chỗ ngồi trên tàu điện, là một góc trong công xưởng hay đơn giản chỉ là một cái giá để hàng. Sang Nhật, thay vì là một đóa hoa hướng dương, người Nhật dạy em cách sống của một loài cỏ dại: mùa Đông vùi mình trong lớp băng tuyết lạnh giá, mùa Xuân vươn lên đâm chồi mạnh mẽ”.

Nói đến những bản làng người Mông, người ta sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài ở vùng Tây Bắc. Không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của những bản người Mông nằm bên dòng sông Mã. Cũng chẳng ai quan tâm đến những thanh niên người Mông ở Mường Lát, họ chỉ là những thanh niên “vô danh” đang chật vật giải bài toán mưu sinh của đời mình. Tông vẫn kiên trì quay những video về cuộc sống của bản thân đưa lên TikTok để chia sẻ nguồn năng lượng tích cực về một thế hệ gen Z khỏe mạnh, yêu thể thao, cầu tiến và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. Chú cháu Vinh – Tông đều có niềm tin, bản làng họ một ngày sẽ thay đổi. Những thanh niên trong bản, nhờ học hết cấp 3 ở trường dân tộc nội trú, nhờ những câu chuyện của người đi xa trở về như chú cháu Vinh – Tông… đã chạm tay vào nhiều hơn thế giới ngoài kia… Vinh chia sẻ: “Bây giờ em hiểu rằng để thay đổi cộng đồng mình, em phải thay đổi chính những người trong gia đình mình trước. Rồi những người đó sẽ tạo ra sự thay đổi cho 5- 7 người khác. Cứ thế sự thay đổi sẽ đến dần”.

Tôi không biết Vinh và Tông sẽ làm được gì trong tương lai. Nhưng tôi ghi lại câu chuyện này, vì thấy nó thật đẹp; và thành tâm mong giấc mơ của những chàng trai Mông bên dòng sông Mã sẽ thành đạt!

Bài và ảnh: Tăng Thúy

Nguồn

Cùng chủ đề

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ khôi phục sản xuất, kinh doanh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 vào giữa tháng 9 vừa qua, nhiều khách hàng vay vốn bị thiệt hại nặng nề và đang rất cần các ngân hàng trên địa bàn có chính sách hỗ trợ để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau mưa lũ. Theo đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh...

Cuộc hội ngộ của những yêu thương…

70 năm đã qua đi nhưng ký ức, hoài niệm về những ngày sinh sống, học tập trong các ngôi trường học sinh miền Nam trên đất Bắc mãi là “tài sản tinh thần” vô giá mà học sinh miền Nam nâng niu, trân trọng trên mỗi bước đường đời. Để rồi hôm nay, trong ngôi nhà nhỏ của gia đình thầy giáo Lê Ngọc Lập (đường Bùi Thị Xuân, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa), cả thầy và...

Họa sĩ Đỗ Chung ra mắt sách

Sáng 16/10, Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa đã tọa đàm sách ảnh “Họa sĩ Đỗ Chung”. Tham dự có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, các văn nghệ sĩ xứ Thanh và bạn bè, gia đình họa sĩ Đỗ Chung.Toàn cảnh buổi tọa đàm giới thiệu sách của họa sĩ Đỗ Chung.Với hơn 10 triển lãm mỹ thuật cá nhân tổ chức tại Thanh Hóa, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,...

Sáng 2/10 sơ kết Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế

Hội nghị sơ kết việc thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ giai đoạn 2023 - 2024; Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2024 - 2025 sẽ được tổ chức vào sáng 2/10.TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025.Ngày 23/9 Báo...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

[Góc nhìn]: Lại cháy!

(Baothanhhoa.vn) - Lại cháy! Không ai muốn nghe điều này cả, nhưng rồi nó vẫn xảy ra. Các bạn đang theo dõi một Góc nhìn tiếp theo về cháy của Báo Thanh Hóa Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/goc-nhin-lai-chay-229805.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 9/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 9/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-9-11-2024-229869.htm

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất