Powered by Techcity

Nhìn thẳng bất cập từ cảng biển Nghi Sơn

Hệ thống cảng biển Nghi Sơn được Bộ Giao thông – Vận tải đánh giá có tốc độ phát triển hạ tầng nhanh nhất tại Việt Nam, hiện đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thương hàng hóa và nguồn thu thuế vào ngân sách tỉnh Thanh Hóa. Nhưng, cần sớm giải quyết những bất cập hiện nay để mở ra cơ hội mới….

Nhìn thẳng bất cập từ cảng biển Nghi SơnTàu hàng quốc tế cập cảng biển Nghi Sơn.

“Gà đẻ trứng vàng” thu ngân sách

Với lợi thế và tiềm năng đặc biệt, hệ thống cảng biển Nghi Sơn có sức hút với hàng hóa xuất – nhập khẩu đến tận các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hòa Bình… Chưa kể, khi hệ thống giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, hàng hóa của Bắc Lào, Nam Thái Lan cũng thuận lợi vận chuyển đường bộ đến với cảng biển Nghi Sơn.

Thống kê từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện thủ tục xuất – nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn. Các chính sách thu hút doanh nghiệp xuất – nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn, nhất là Nghị quyết số 248/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thanh Hóa về hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container, đã thu hút thêm được nhiều doanh nghiệp đến với hệ thống cảng biển Nghi Sơn. Hãng tàu CMA-CGM đã thực hiện đều đặn trở lại tuyến vận tải container quốc tế đến Cảng Nghi Sơn với tần suất 1 chuyến/tuần. Hiện các đơn vị khai thác cảng cũng thu hút thành công một số doanh nghiệp tỉnh Nghệ An xuất khẩu hàng hóa qua cảng.

Trong những năm gần đây, tỷ trọng hàng hóa thông qua cảng biển Nghi Sơn hàng năm đạt trên 41 triệu tấn, bằng cả cảng biển của Nghệ An và Hà Tĩnh cộng lại. Số liệu 6 tháng đầu năm 2023 của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn cho thấy, tổng kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu làm thủ tục qua cảng biển Nghi Sơn đạt 4,244 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 779 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 3,5 tỷ USD.

Hàng hóa xuất khẩu qua cảng biển Nghi Sơn hiện chủ yếu là đá xây dựng các loại, clinker, dăm gỗ, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng các loại, hải sản, sản phẩm may mặc, chế phẩm lọc hóa dầu. Hàng hóa nhập khẩu qua cảng chủ yếu là dầu cọ tinh luyện, sản phẩm dầu thô, than đá, sắt thép phế liệu, giấy phế liệu, máy móc thiết bị, thạch cao, nguyên phụ liệu cho ngành may mặc và da giày…

Con số thu ngân sách nhờ thuế xuất – nhập khẩu qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn trong những năm gần đây cũng tăng trưởng nhanh, bởi năm 2017 mới đạt 1.430 tỷ đồng, năm 2018 đã đạt 6.362 tỷ đồng, năm 2020 đạt hơn 10.400 tỷ đồng và năm 2022 đã đạt tới gần 20.000 tỷ đồng, chiếm tới 93% tổng thu ngân sách của Hải quan Thanh Hóa và bằng gần 40% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

Thống kê mới nhất từ Cục Hải quan Thanh Hóa, 7 tháng năm 2023 số tiền thuế xuất – nhập khẩu hàng hóa thu về cho ngân sách đạt hơn 9.637 tỷ đồng. Mỗi chuyến tàu hàng xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cảng có thể thu về ngân sách tỉnh hàng tỷ đồng. Đặc biệt, mỗi chuyến tàu chở dầu thô nhập khẩu của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể mang về hàng chục tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu. Thời gian gần đây, nguồn thu thuế hàng hóa xuất – nhập khẩu qua cảng biển Nghi Sơn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm.

Chưa khai thác hết tiềm năng

Nghi Sơn là cảng biển nước sâu, được che chắn bởi dãy Biện Sơn nên lặng gió, ít sóng và đặc biệt ít bị bồi lắng như nhiều cảng biển khác tại Việt Nam. Theo thiết kế, cảng biển Nghi Sơn có thể đón tàu có tải trọng từ 70.000 đến 100.000 DWT.

Nhìn thẳng bất cập từ cảng biển Nghi SơnHàng hóa tập kết để chờ hãng tàu vận chuyển xuất khẩu.

Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam Nghiêm Minh Tiến đã ví von rằng: “Hệ thống cảng biển Nghi Sơn là món quà thiên nhiên ban tặng cho Thanh Hóa mà khó có địa phương nào có được”.

Đại diện cho ngành hàng có 90% sản lượng sản phẩm bột sắn xuất khẩu bằng đường biển này, ông Tiến đánh giá cao những chính sách khuyến khích, thu hút hãng tàu vận tải và doanh nghiệp xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển Nghi Sơn. Chỉ tính riêng tinh bột sắn, 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình đã có 5 nhà máy chế biến, đang duy trì xuất khẩu khoảng 50 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, số hàng hóa này xuất khẩu qua cảng biển Nghi Sơn còn ít, mà chủ yếu qua Cảng Hải Phòng. Trớ trêu thay, quãng đường từ 5 nhà máy này về Nghi Sơn chỉ từ 70 đến trên dưới 100 km, trong khi ra Cảng Hải Phòng phải vận chuyển quãng đường hơn 200 km (?!).

Đó là chưa kể, một số nhà máy sắn ở Lào do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, mỗi năm xuất khẩu 300.000 tấn bột sắn, đều vận chuyển bằng đường bộ qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), sau đó đi qua Nghi Sơn để ra Hải Phòng.

“Vừa qua, chúng tôi cũng mới tiếp xúc với tham tán thương mại Việt Nam tại Lào, nói về hàng hóa từ Lào về cảng biển Nghi Sơn thì họ còn khá “lơ mơ”, chỉ biết nhiều đến Hải Phòng. Có thể công tác quảng bá của Thanh Hóa chưa tốt, họ chưa thấy hết được những ưu điểm và các chính sách khuyến khích của tỉnh”, ông Tiến nói.

Giám đốc Cảng Quốc tế Nghi Sơn Phan Đào Vũ thông tin: Từ đầu năm 2023 đến nay lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container qua cảng chúng tôi đạt 10.000 TEU. Tuy nhiên qua khảo sát, số lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container của 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An cùng thời điểm là khoảng 250.000 TEU. Đó là chưa tính hàng hóa của các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hòa Bình… hoàn toàn có thể về Nghi Sơn. Như vậy, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu qua cảng biển Nghi Sơn đang rất nhỏ so với tiềm năng.

Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn, thì hệ thống cảng biển Nghi Sơn gồm có 51 bến và khu bến, trong đó có 10 bến container, 21 bến tổng hợp, còn lại là các bến và khu bến chuyên dụng. Đến tháng 8-2023 đã có 21 bến đi vào hoạt động. Hiện cảng biển Nghi Sơn có năng lực lưu chuyển hàng hóa với công suất dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng trong 6 tháng đầu năm 2023 mới đạt 22,8 triệu tấn. Qua tìm hiểu của phóng viên, nhiều năm qua lượng hàng hóa qua cảng mới chỉ đạt trên dưới 50% công suất bốc xếp.

Chỉ ra bất cập và hiến kế từ doanh nghiệp

Theo Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam Nghiêm Minh Tiến, phải mạnh dạn chỉ ra những tồn tại để tỉnh Thanh Hóa và các bên liên quan cùng chung tay đưa cảng biển Nghi Sơn phát triển. Không chỉ tinh bột sắn mà các sản phẩm từ lâm sản xuất khẩu cũng ít qua Cảng Nghi Sơn. Nguyên nhân là bởi nếu qua cảng biển Nghi Sơn phải chờ tàu hoặc vỏ container có khi mất 10 đến 15 ngày, đã đánh mất đi cơ hội và nhiều yêu cầu về thời gian từ phía đối tác nước ngoài – yếu tố rất quan trọng trong giao thương quốc tế. Khi đơn hàng bị kéo dài, chắc chắn có thêm nhiều rủi ro cho cả người mua và người bán.

Nhiều doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu còn quan tâm đến tính chuyên nghiệp trong các khâu dịch vụ liên quan qua cảng.

“Cũng hàng bột sắn đưa đến cảng, nhưng ở Nghi Sơn mỗi container chỉ đóng được trung bình 17,3 tấn, trong khi chúng tôi đưa đi Hải Phòng, họ đóng được 18 tấn trong mỗi container. Theo đó, chi phí cho cả lô hàng sẽ giảm đi. Điều đó cho thấy kỹ năng tổ chức quản trị dịch vụ cũng như tính chuyên nghiệp của các khâu liên quan ở Nghi Sơn cần phải cải thiện”, đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam so sánh.

Phải từng bước đa dạng hóa ngành hàng và sản phẩm dịch vụ liên quan nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển Nghi Sơn. Tỉnh Thanh Hóa cũng nên có chiến lược cụ thể để kích hoạt, kêu gọi hàng hóa xuất – nhập khẩu trong vùng ảnh hưởng về với Nghi Sơn. Ví như, tỉnh Nghệ An đang có tới 6 nhà máy sắn, thường xuyên xuất khẩu bột sắn với sản lượng khoảng 250.000 tấn mỗi năm, nếu kêu gọi tốt, họ sẽ xuất qua cảng biển Nghi Sơn bởi lợi thế vận chuyển gần hơn nhiều đi Hải Phòng.

Một điều đáng tiếc khác là trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa có cả trăm doanh nghiệp may mặc và giày da nên lượng hàng xuất khẩu lớn, nhưng đa phần lại chấp nhận chuyên chở đi xa hơn để ra Cảng Hải Phòng.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn Lê Hồng Phong: “Chúng tôi đã tiếp cận và kêu gọi, đặc biệt là gặp gỡ Tập đoàn Hồng Phú có hàng chục nhà máy may tại Thanh Hóa, ban đầu họ cũng quan tâm, nhưng sau lại chuyển hẳn ra Hải Phòng. Nguyên nhân là từ Cảng Hải Phòng có rất nhiều hãng tàu chở hàng container đi nhiều cảng trên thế giới. Còn từ Nghi Sơn đi chỉ có hãng CMA – CGM chở hàng container đi một số cảng của châu Á nên không đáp ứng được yêu cầu của họ. Điều này đặt ra cho Nghi Sơn là phải thu hút thêm nhiều hãng tàu”.

Là khách hàng quen thuộc, nhưng Chủ tịch Hiệp hội Đá Thanh Hóa Nguyễn Văn Thọ cũng thẳng thắn chỉ ra 2 nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà xuất khẩu hàng hóa qua cảng biển Nghi Sơn. Đó là, giá mỗi container hàng có thời điểm còn cao hơn so với Cảng Hải Phòng từ 300 đến 500 USD. Nguyên nhân là do hãng tàu quốc tế về Nghi Sơn không có nhiều hàng nhập nên không đủ vỏ container để đóng hàng xuất. Các doanh nghiệp không những phải chờ mất thời gian mà còn mất thêm chi phí do hãng tàu thuê thêm một chuyến tàu chở vỏ container từ Hải Phòng hoặc các cảng khác về để đóng hàng. Hiện Thanh Hóa cũng chưa có doanh nghiệp chuyên vận tải container trên đất liền để vận chuyển hàng từ các nhà máy về cảng. Các công ty có hàng hóa xuất khẩu luôn bị động, chịu giá cao khi vận chuyển đến cảng, trong khi có lần lại phải thuê doanh nghiệp từ Hải Phòng về trung chuyển hàng hóa đi Nghi Sơn. Từ đó, ông Thọ cũng mong muốn tỉnh Thanh Hóa khuyến khích thu hút các công ty chuyên vận tải container trên đất liền để hạ giá thành và giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong vận chuyển hàng hóa đến với cảng biển Nghi Sơn.

Muốn có nhiều hãng tàu về với cảng biển Nghi Sơn thì phải có nhiều hàng hóa xuất – nhập khẩu qua đây theo quy luật có cầu ắt sẽ có cung. Do vậy, trong thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn nói riêng và cả tỉnh nói chung, về lâu dài tỉnh nên chú trọng và định hướng thu hút các nhà máy sản xuất ngành hàng có tỷ lệ xuất và nhập khẩu cao. Khi có nhiều hàng hóa xuất – nhập khẩu thì tình trạng mất cân đối giữa nguồn nhập và nguồn xuất, giữa hàng rời và hàng container sẽ được khắc phục, đồng thời sẽ dần giải quyết được bài toán thiếu vỏ container khiến doanh nghiệp phải mất thêm thời gian và chi phí thuê chở từ các cảng khác về như hiện nay.

Nếu sớm giải quyết được thách thức này, cũng chính là mở ra cơ hội cho cảng biển Nghi Sơn, bởi hiện nay nhiều cảng biển ở khu vực Đông Bắc Á như Thượng Hải, Thanh Đảo, Phòng Thành (Trung Quốc) hay nhiều cảng của Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển mạnh, có sự kết nối khắp thế giới. Hàng hóa xuất khẩu ở miền Bắc hiện chủ yếu trung chuyển qua các cảng này, theo đó cần kêu gọi thêm hãng tàu mở tuyến để kết nối Nghi Sơn với nhiều cảng ở châu Á này thì mới thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước đưa hàng hóa thông quan qua Nghi Sơn.

Với nhiều nỗ lực tháo gỡ khó khăn và sẵn sàng nhìn thẳng những tồn tại để khắc phục, Thanh Hóa đang từng bước hoàn thiện hạ tầng và nâng cao năng lực của hệ thống cảng nước sâu đầy tiềm năng của mình. Những chính sách hỗ trợ để thu hút hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như vận tải hàng hóa đến với cảng biển Nghi Sơn đang phát huy tác dụng, mang theo kỳ vọng đưa cảng biển Nghi Sơn thành mắt xích quan trọng trong vận chuyển hàng hải quốc tế.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Nguồn

Cùng chủ đề

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia góp ý về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cơ bản thống nhất với báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Tham vấn hoàn thiện sản phẩm “Du lịch Thanh Hóa

Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi các sự kiện xúc tiến, kích cầu du lịch năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa. Sự kiện nhằm tranh thủ những góp ý, gợi mở của các thành viên đoàn khảo sát đến từ các tỉnh, thành phố Đông Nam bộ nhằm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.Toàn cảnh hội nghị.Chiều 17/11, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội...

Thực hiện Chiến lược phát triển thương mại cho nông sản

Để tạo bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tích cực hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và quốc tế.Các sản phẩm của Công ty CP Mía đường Lam Sơn tham gia trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ CAEXPO lần...

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Cùng chuyên mục

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư

23/11/2024 14:50 (Baothanhhoa.vn) - Chương trình OCOP là một trong những động lực quan trọng giúp xã...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Nơi biến thời gian nông nhàn thành giá trị kinh tế

Hợp tác xã (HTX) Tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, nằm tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, là một mô hình kinh tế nổi bật, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo ra những giá trị xã hội và kinh tế hiệu quả, ý nghĩa.Với việc tập trung vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, chế biến sản phẩm thủ công, HTX Tiểu thủ công...

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất