Powered by Techcity

Nghề chế tác đá làng Nhồi

Có lẽ, nguồn nguyên liệu dồi dào và nhiều loại đá quý hiếm ở núi Nhồi cùng bàn tay tài hoa của những người thợ chế tác qua các thế hệ, đã làm nên thương hiệu làng nghề truyền thống chế tác đá làng Nhồi của xứ Thanh, sánh cùng với các làng đá nổi tiếng cả nước như làng đá Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), làng đá Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam), làng đá ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), làng đá Bửu Long (Đồng Nai)…

Anh Lê Thọ Tú đã hơn 30 năm gắn bó với nghề chế tác đá. Ảnh: Vân Anh

Núi Nhồi thuộc làng Nhồi, tên chữ là núi An Hoạch, xưa còn gọi là núi Khế hay Nhuệ Sơn, nay thuộc địa phận phường An Hưng (Thanh Hóa). Đây là một di tích nghệ thuật thắng cảnh cấp quốc gia, nơi có làng nghề chế tác đá nức tiếng. Vùng đất này có nguồn nguyên liệu dồi dào với nhiều loại đá quý hiếm ít thấy trên cả nước, là điều kiện lý tưởng để hình thành và phát triển nghề chế tác đá.

Theo Tuyển tập văn bia Thanh Hóa: Trên văn bia chùa Báo Ân, núi An Hoạch dựng năm 1100, cho biết: Lý Thường Kiệt là người đầu tiên mang nghề đục đá đến cho dân làng Nhồi – An Hoạch (khi chưa sáp nhập). Nội dung văn bia ghi rõ: “Ở phía Tây Nam huyện, có một quả núi lớn và cao tên là An Hoạch, là nơi sản xuất ra nhiều loại đá đẹp. Đá núi này là sản vật quý của Nhà nước. Sắc óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt. Sau này đục đá làm khí cụ, ví như đẽo thành khánh, đánh lên thì tiếng kêu muôn dặm, dùng làm bia, văn chương thì còn bền mãi nghìn đời. Thế là Thái úy Lý công (tức Lý Thường Kiệt) sai một viên thị giả là Giáp thủ Vũ Thừa Thao đem người hương Cửu Chân dò tìm trong núi, chọn lấy đá tốt…”. Theo truyền văn nghề chạm khắc đá ra đời ngay khi phát hiện nguồn đá quý. Ban đầu chỉ có một số hộ đục đá, tạo vật dụng phục vụ đời sống hàng ngày, về sau số lượng ngày càng lớn hơn.

Người dân làng Nhồi sinh ra giữa tứ bề là đá, họ sống bằng nghề làm đá. Đá đã nuôi sống họ hàng trăm, nghìn năm nay. Thế nên dân làng Nhồi gắn bó thủy chung với đá, tạo nên sức sống bền bỉ cho làng nghề và từ đá tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, lưu truyền muôn đời sau.

Ở thời Lý, khi Phật giáo trở thành quốc giáo, chùa chiền được xây dựng nhiều, nhu cầu sử dụng đá làm văn bia tăng cao kéo theo sự phát triển mạnh mẽ nghề làm đá làng Nhồi cả về số lượng và chất lượng. Số lượng người làm và theo nghề không ngừng tăng, đồng thời tay nghề thợ ngày càng khéo léo và điêu luyện. Sự nổi tiếng về chất đá, sự tài hoa của người thợ và những sản phẩm danh bất hư truyền, nghề chế tác đá làng Nhồi có sức lan tỏa, ảnh hưởng khá mạnh mẽ. Không những người thợ làng Nhồi đi khắp nơi hành nghề mà một số người thợ tài hoa còn có vai trò truyền nghề cho nhiều cộng đồng cư dân.

Ở các triều đại tiếp theo Trần, Lê, Nguyễn, danh tiếng của các nghệ nhân làng Nhồi được “Vua biết mặt, Chúa biết tên” tiếp tục góp sức vào nhiều công trình quan trọng của đất nước và các công trình kiến trúc tôn giáo như đình, chùa, lăng tẩm đến điện đài, cung vua… trong cả nước. Một số công trình, kiến trúc quốc gia in dấu nghệ nhân làng Nhồi như Văn miếu Quốc Tử Giám, thành Thăng Long… Tại Thanh Hóa, Di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như Thành Nhà Hồ, chùa Báo Ân, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh… đều có dấu ấn của nghệ nhân chế tác đá làng Nhồi xưa.

Song cũng như số phận của nhiều làng nghề truyền thống khác, làng chạm khắc đá núi Nhồi cũng có lúc thăng trầm. Vào năm 1980, làng nghề mai một, tiếng đục đẽo thưa thớt, trầm lắng theo thời gian. Từ năm 1990, làng nghề được khôi phục, phát triển hưng thịnh với hàng trăm hộ theo nghề, mang lại nguồn thu nhập chính cho hơn 80% người dân địa phương và thu hút lực lượng lao động từ các nơi khác. Ngày nay tiếp nối nghề truyền thống cha ông, vẫn còn khoảng 60 hộ làm nghề với khoảng 500 lao động.

Theo ông Lê Thiều Hoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phường An Hoạch (giữ tên khi chưa sáp nhập) thì từ năm 2003 trở lại đây nhu cầu sử dụng đá tăng, thị trường cũng được mở rộng, là điều kiện thuận lợi để nghề phát triển bền vững. Hầu hết các hộ đều mở xưởng riêng, thuê thêm nhân công, đồng thời đầu tư máy móc, thiết bị, cải tiến kỹ thuật, từ đó nâng cao năng suất lao động, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện tại, nghề chế tác đá làng Nhồi vẫn giữ nét truyền thống, nhiều công đoạn thực hiện bằng tay vì vậy, sản phẩm của làng Nhồi mang đậm phong cách và giá trị truyền thống cũng như tư tưởng văn hóa của làng nghề, góp phần tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật bằng đá.

Ông Hoa là một trong những nghệ nhân tài hoa của làng Nhồi, được học nghề từ cha, giờ đây hai con trai của ông cũng rất thành thạo nghề. Ngoài ra, ông thường xuyên tham gia dạy và truyền nghề cho những người trẻ với mong muốn nghề truyền thống được giữ gìn và phát huy đến muôn đời. Hiện ở đây có 60 hộ vẫn đang làm nghề chế tác đá. Với anh Lê Thọ Tú, chủ cơ sở sản xuất Bản Tú, anh là đời thứ 3 theo nghề. Bản thân anh học nghề từ khi 8 tuổi, 14 tuổi đã thành thạo chạm khắc hoa văn, truyền thần… Đến nay, sau hơn 30 năm làm nghề, anh đã mở được xưởng chế tác riêng với 5 lao động, có mức lương trung bình 550 nghìn đồng/ngày với thợ chính và 350 nghìn đồng/ngày với thợ phụ. Doanh thu đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo anh Tú, khó nhất trong chạm khắc đá là tạc tượng. Đá là vật vô tri vô giác, để khắc nên đường nét, tính cách, tạo “hồn” cho đá đòi hỏi người làm phải có “lực”. “Lực” được đúc kết từ kinh nghiệm và tài năng của bản thân. Chính vì vậy, khi truyền nghề cho các bạn trẻ, anh Tú luôn nỗ lực khơi dậy tình yêu, lòng đam mê với nghề. Bởi, có yêu, có đam mê mới dám hy sinh và theo nghề đến cùng.

Được biết, thợ chế tác đá làng Nhồi được phân chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất chuyên tạc theo lối hoa văn truyền thống. Nhóm thứ hai chuyên tạc theo đơn đặt hàng. Nhóm thứ ba tạc theo phong cách tự sáng tác, những người theo lối thứ ba này đều là các bậc cao thủ về tuổi đời lẫn tuổi nghề.

Vân Anh

Cùng chủ đề

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Đại biểu Quốc hội lo nước dừa cũng bị đánh thuế, Phó thủ tướng trấn an

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) – Ảnh: Quochoi.vn Chiều 27-11, tại phiên thảo luận ở hội trường về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội. Bổ sung diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng cần làm rõ đối tượng Nhất trí bổ sung nước giải khát có đường theo...

[Bản tin 18h] Tối thiểu 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025

27/11/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Tối thiểu 122.250 tỷ đồng phát triển...

Cùng tác giả

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Đặc sản nem ống tre người sành ăn mới biết ở Thanh Hóa

Ngoài đặc sản nem chua Thanh Hóa đã thành thương hiệu, du khách không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nem ống tre nổi tiếng. Nhắc đến Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem chua đặc sản với nhiều cách chế biến, đóng gói khác nhau. Trong đó, vùng đất Như Thanh nổi tiếng với món nem ống tre, hay còn gọi là nem lợn mán hay nem lợn cắp nách. Khác với hầu hết các loại...

Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này

Sầm Sơn - tâm điểm du lịch mùa hè của xứ Thanh đón khoảng 6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm, chiếm 65% lượng khách toàn tỉnh. Bên cạnh lợi thế bãi biển đẹp cùng giao thông thuận tiện, Công viên nước Sầm Sơn cùng các công trình do Sun Group đầu tư chính là “át chủ bài” đóng góp vào sức nóng của du lịch phố biển hè này. Du khách hào hứng với các trò chơi tại...

Ngắm ruộng bậc thang đẹp bình yên mùa nước đổ ở Thanh Hóa

Những thửa ruộng bậc thang ở xã vùng cao Yên Thắng (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) vào mùa nước đổ đẹp như tranh, bình yên và thơ mộng. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 130km, xã Yên Thắng nằm ở phía Tây của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có đông đảo đồng bào Thái sinh sống, quanh năm chủ yếu làm nông nghiệp. Toàn xã Yên Thắng có gần 45ha ruộng bậc thang, chủ yếu ở...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Đặc sản nem ống tre người sành ăn mới biết ở Thanh Hóa

Ngoài đặc sản nem chua Thanh Hóa đã thành thương hiệu, du khách không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nem ống tre nổi tiếng. Nhắc đến Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem chua đặc sản với nhiều cách chế biến, đóng gói khác nhau. Trong đó, vùng đất Như Thanh nổi tiếng với món nem ống tre, hay còn gọi là nem lợn mán hay nem lợn cắp nách. Khác với hầu hết các loại...

Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này

Sầm Sơn - tâm điểm du lịch mùa hè của xứ Thanh đón khoảng 6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm, chiếm 65% lượng khách toàn tỉnh. Bên cạnh lợi thế bãi biển đẹp cùng giao thông thuận tiện, Công viên nước Sầm Sơn cùng các công trình do Sun Group đầu tư chính là “át chủ bài” đóng góp vào sức nóng của du lịch phố biển hè này. Du khách hào hứng với các trò chơi tại...

Đẹp nao lòng mùa lúa chín Pù Luông

Đã hơn 10 năm nay, địa danh Pù Luông dần trở nên quen thuộc trong cộng đồng người yêu du lịch trong cũng như ngoài nước. Vốn là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, trước đây vùng đất này chẳng bao giờ xuất hiện trong bản đồ du lịch, có chăng chỉ những ai ưa khám phá, yêu nhiếp ảnh mới tìm đến. Vậy mà giờ...

Ghé Pù Luông thưởng thức đặc sản ốc đá

Ốc đá là món ăn đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm vùng núi xinh đẹp Pù Luông. Ốc đá luộc là cách chế biến được ưa chuộng nhất, dùng kèm chẻo - một loại gia vị chấm độc đáo do người Thái sáng tạo nên. Đây là món ăn thú vị và độc đáo với hương vị thơm ngon đặc trưng mà có lẽ khó có thể tìm thấy ở nơi nào...

Ngôi đền hơn 1.500 năm thờ Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu được dựng từ thời vua Lý Nam Đế, toạ lạc trên núi Gai, để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân Đông Ngô. Đền thờ Bà Triệu nằm gần quốc lộ 1A, ngay dưới chân núi Gai ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hóa gần 18km về phía bắc và cách Hà Nội khoảng 140km về...

Rực rỡ mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Những ngày tháng 10 này, đi dọc các cung đường bên những thửa ruộng bậc thang tại các xã Thành Sơn và Thành Lâm (Bá Thước), du khách sẽ bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của mùa vàng lúa chín...

Nem chua Tuyên Minh – Món quà đặc sản xứ Thanh

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong sản xuất và kinh doanh, nem chua Tuyên Minh (cơ sở nem, giò, chả Tuyên Minh), có địa chỉ số 115, đường Lê Lai, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa mang hương vị thơm ngon, cùng công thức chế biến gia truyền đã và đang là địa chỉ uy tín, lựa chọn của người dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Đặc sản ẩm thực xứ Thanh Đất nước hình...

Vựa cói xứ Thanh mùa thu hoạch

Vào tháng 6, huyện Nông Cống, Thanh Hóa phủ kín màu xanh của cánh đồng cói mênh mông, bao quanh là con sông Yên uốn lượn. Nhiếp ảnh gia Đan Khôi, sinh sống tại Hà Nội đầu tháng 6 có chuyến đi đến huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Anh Khôi chia sẻ đây là lần thứ hai anh quay lại Nông Cống vì ấn tượng với đồng cói như "tấm thảm xanh khổng lồ" và yêu thích khí hậu nơi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất