Powered by Techcity

Làng nghề nước mắm Khúc Phụ: Chú trọng đầu tư “nâng tầm” sản phẩm

Phát huy truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ, những năm gần đây, cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) chú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến công nghệ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhờ vậy, thương hiệu nước mắm Khúc Phụ ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng.

Tranh thủ trời nắng, bà Nguyễn Thị Liên, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Liên Tuân, thôn Hợp Tân, xã Hoằng Phụ đánh, đảo mắm.

Ngon miệng, đẹp mắt

Nước mắm Khúc Phụ bà Hảo là một cái tên thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với quy mô sản xuất nước mắm đạt 15.000 lít/năm và mắm tép 10 tấn/năm. Trước đây, gia đình chỉ sản xuất nhỏ lẻ nhưng do nhu cầu ngày càng cao của thị trường nên cơ sở đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở rộng nhà xưởng, nhà kho, bể chứa, bể muối với diện tích hơn 400m2 chuyên sản xuất nước mắm, mắm tôm và mắm tép.

Theo anh Nguyễn Văn Đạt, chủ cơ sở sản xuất cho biết: Nguyên liệu làm ra loại nước mắm này phải là cá cơm, cá nục nhỏ tươi nguyên, muối trắng phải được bảo quản trong kho riêng ít nhất 5 tháng trước khi đưa vào sản xuất để giảm vị mặn chát của muối. Tùy loại cá mà cho muối nhiều hay ít, thông thường 2 phần cá, 1 phần muối. Quy trình sản xuất nước mắm phải trải qua các công đoạn xử lý, trộn muối, gài nén, náo đảo, kéo rút, pha đấu, đóng chai, dán nhãn. Sau đó sản phẩm sẽ được cung cấp ra thị trường để tiêu thụ. Các sản phẩm của gia đình khi làm ra luôn cam kết về chất lượng. Cơ sở này đã có 2 sản phẩm (nước mắm và mắm tép) được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Không chỉ những công ty, cơ sở sản xuất đã có thương hiệu được nhiều người biết đến như Lê Gia, bà Hảo, bà Hoan… nhiều cơ sở sản xuất nước mắm ở làng nghề Khúc Phụ đang nỗ lực phát huy thế mạnh của nghề truyền thống, cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường.

Cơ sở sản xuất nước mắm Liên Tuân, thôn Hợp Tân, xã Hoằng Phụ là một trong những cơ sở làm nước mắm gia truyền. Theo bà Nguyễn Thị Liên, 65 tuổi, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Liên Tuân, gia đình bà có truyền thống 4 đời làm mắm, từ thời ông cố truyền dạy lại cho con, cháu và bây giờ bà truyền nghề cho các con trai. Những năm tháng khó khăn, nhiều hộ sản xuất mắm trong làng bỏ nghề thì bà vẫn không từ bỏ mà giữ và duy trì nghề cho đến ngày nay; đồng thời gây dựng được những mối hàng thân thiết nhờ uy tín lâu năm và chất lượng sản phẩm. Năm 2014, gia đình bà là một trong những hộ đầu tiên tham gia vào HTX sản xuất chế biến nước mắm Khúc Phụ. Để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, cơ sở đã biết chú trọng đầu tư thay đổi đa dạng các loại mẫu mã sản phẩm hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau, có loại đóng chai thủy tinh sang trọng, đẹp mắt để làm quà tặng, hay loại chai truyền thống dành cho những khách hàng đã quá quen thuộc với sản phẩm. Với quy mô sản xuất 2 nhà xưởng với tổng diện tích hơn 250m2, cơ sở sản xuất nước mắm Liên Tuân bán ra thị trường trên 2.000 lít/tháng, thị trường tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà chủ yếu vươn ra các tỉnh, thành trong cả nước như: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu, Hải Phòng… “Từ đầu năm đến nay, các nguyên liệu như cá, muối, nhân công đều tăng giá, ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất nhưng cơ sở của gia đình bà vẫn cố gắng khắc phục để duy trì giữ nghề truyền thống”, bà Liên chia sẻ.

Tích cực hỗ trợ nâng tầm sản phẩm

Trong 5 xã ven biển thuộc huyện Hoằng Hóa duy chỉ có xã Hoằng Phụ là có nghề truyền thống làm nước mắm với thương hiệu dân gian Khúc Phụ nức tiếng gần xa. Người dân làng nghề Khúc Phụ luôn tự hào về sản phẩm nước mắm đặc biệt của quê hương mình. Ngon miệng, đẹp mắt, tốt cho sức khỏe, giá cả phải chăng… đó là những điều khiến nước mắm tại làng nghề này ngày càng được nhiều người biết đến.

Điều đặc biệt ở làng nghề nước mắm Khúc Phụ đó là trải qua những giai đoạn thăng trầm của thời gian, thời cuộc, người dân ở làng nghề này vẫn luôn gắn bó với nghề làm mắm, chắt chiu những kinh nghiệm, bí quyết riêng từ quá trình làm nghề, họ truyền dạy lại cho con cháu trong gia đình, dòng họ. Đến thời điểm hiện tại, làng nghề có tuổi đời trên 100 năm, hiện nay, nhiều ông chủ, bà chủ trẻ là thế hệ thứ 2, thứ 3 trong làng nghề vẫn tiếp tục yêu quý, giữ gìn và phát huy. Bên cạnh uy tín, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu thì sự nhanh nhạy với thời cuộc, công nghệ, năng động, sáng tạo, họ đã và đang trên hành trình nâng tầm thương hiệu nước mắm Khúc Phụ. Hiện nay, nước mắm Khúc Phụ cũng đã trở thành đặc sản dùng để làm quà biếu cho người thân, bạn bè ở khắp mọi miền Tổ quốc và có một số sản phẩm được xuất khẩu thành công đến những thị trường như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ Lê Danh Diệu, cho biết: Để thương hiệu nước mắm Khúc Phụ tiếp tục phát triển rộng khắp hơn nữa, địa phương thường xuyên tuyên truyền, lưu ý các cơ sở sản xuất nước mắm trên địa bàn đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ bảo đảm chất lượng, nhất là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các dòng sản phẩm nước mắm Khúc Phụ. Địa phương tuyên truyền, vận động bà con phát triển thương hiệu, xây dựng các sản phẩm OCOP, phấn đấu mỗi năm có thêm từ 2 – 3 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. UBND xã tích cực phối hợp với các phòng, ngành chức năng rà soát, đánh giá, hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị tỉnh xem xét, đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP. Đến nay, trên địa bàn xã Hoằng Phụ đã có tổng cộng 9 sản phẩm OCOP từ 3 – 5 sao, trong đó chủ yếu là nước mắm, mắm tôm, mắm tép. Hy vọng rằng dự án xây dựng làng nghề tập trung kết hợp du lịch trải nghiệm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ sẽ sớm được hiện thực hóa, góp phần tạo “cú huých” vừa phát triển làng nghề, quảng bá thương hiệu, vừa phục vụ phát triển du lịch huyện Hoằng Hóa.

Bài và ảnh: Việt Hương

Cùng chủ đề

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Cùng tác giả

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Đặc sản nem ống tre người sành ăn mới biết ở Thanh Hóa

Ngoài đặc sản nem chua Thanh Hóa đã thành thương hiệu, du khách không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nem ống tre nổi tiếng. Nhắc đến Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem chua đặc sản với nhiều cách chế biến, đóng gói khác nhau. Trong đó, vùng đất Như Thanh nổi tiếng với món nem ống tre, hay còn gọi là nem lợn mán hay nem lợn cắp nách. Khác với hầu hết các loại...

Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này

Sầm Sơn - tâm điểm du lịch mùa hè của xứ Thanh đón khoảng 6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm, chiếm 65% lượng khách toàn tỉnh. Bên cạnh lợi thế bãi biển đẹp cùng giao thông thuận tiện, Công viên nước Sầm Sơn cùng các công trình do Sun Group đầu tư chính là “át chủ bài” đóng góp vào sức nóng của du lịch phố biển hè này. Du khách hào hứng với các trò chơi tại...

Ngắm ruộng bậc thang đẹp bình yên mùa nước đổ ở Thanh Hóa

Những thửa ruộng bậc thang ở xã vùng cao Yên Thắng (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) vào mùa nước đổ đẹp như tranh, bình yên và thơ mộng. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 130km, xã Yên Thắng nằm ở phía Tây của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có đông đảo đồng bào Thái sinh sống, quanh năm chủ yếu làm nông nghiệp. Toàn xã Yên Thắng có gần 45ha ruộng bậc thang, chủ yếu ở...

Đẹp nao lòng mùa lúa chín Pù Luông

Đã hơn 10 năm nay, địa danh Pù Luông dần trở nên quen thuộc trong cộng đồng người yêu du lịch trong cũng như ngoài nước. Vốn là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, trước đây vùng đất này chẳng bao giờ xuất hiện trong bản đồ du lịch, có chăng chỉ những ai ưa khám phá, yêu nhiếp ảnh mới tìm đến. Vậy mà giờ...

Cùng chuyên mục

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Đặc sản nem ống tre người sành ăn mới biết ở Thanh Hóa

Ngoài đặc sản nem chua Thanh Hóa đã thành thương hiệu, du khách không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nem ống tre nổi tiếng. Nhắc đến Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem chua đặc sản với nhiều cách chế biến, đóng gói khác nhau. Trong đó, vùng đất Như Thanh nổi tiếng với món nem ống tre, hay còn gọi là nem lợn mán hay nem lợn cắp nách. Khác với hầu hết các loại...

Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này

Sầm Sơn - tâm điểm du lịch mùa hè của xứ Thanh đón khoảng 6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm, chiếm 65% lượng khách toàn tỉnh. Bên cạnh lợi thế bãi biển đẹp cùng giao thông thuận tiện, Công viên nước Sầm Sơn cùng các công trình do Sun Group đầu tư chính là “át chủ bài” đóng góp vào sức nóng của du lịch phố biển hè này. Du khách hào hứng với các trò chơi tại...

Đẹp nao lòng mùa lúa chín Pù Luông

Đã hơn 10 năm nay, địa danh Pù Luông dần trở nên quen thuộc trong cộng đồng người yêu du lịch trong cũng như ngoài nước. Vốn là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, trước đây vùng đất này chẳng bao giờ xuất hiện trong bản đồ du lịch, có chăng chỉ những ai ưa khám phá, yêu nhiếp ảnh mới tìm đến. Vậy mà giờ...

Ghé Pù Luông thưởng thức đặc sản ốc đá

Ốc đá là món ăn đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm vùng núi xinh đẹp Pù Luông. Ốc đá luộc là cách chế biến được ưa chuộng nhất, dùng kèm chẻo - một loại gia vị chấm độc đáo do người Thái sáng tạo nên. Đây là món ăn thú vị và độc đáo với hương vị thơm ngon đặc trưng mà có lẽ khó có thể tìm thấy ở nơi nào...

Ngôi đền hơn 1.500 năm thờ Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu được dựng từ thời vua Lý Nam Đế, toạ lạc trên núi Gai, để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân Đông Ngô. Đền thờ Bà Triệu nằm gần quốc lộ 1A, ngay dưới chân núi Gai ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hóa gần 18km về phía bắc và cách Hà Nội khoảng 140km về...

Rực rỡ mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Những ngày tháng 10 này, đi dọc các cung đường bên những thửa ruộng bậc thang tại các xã Thành Sơn và Thành Lâm (Bá Thước), du khách sẽ bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của mùa vàng lúa chín...

Nem chua Tuyên Minh – Món quà đặc sản xứ Thanh

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong sản xuất và kinh doanh, nem chua Tuyên Minh (cơ sở nem, giò, chả Tuyên Minh), có địa chỉ số 115, đường Lê Lai, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa mang hương vị thơm ngon, cùng công thức chế biến gia truyền đã và đang là địa chỉ uy tín, lựa chọn của người dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Đặc sản ẩm thực xứ Thanh Đất nước hình...

Vựa cói xứ Thanh mùa thu hoạch

Vào tháng 6, huyện Nông Cống, Thanh Hóa phủ kín màu xanh của cánh đồng cói mênh mông, bao quanh là con sông Yên uốn lượn. Nhiếp ảnh gia Đan Khôi, sinh sống tại Hà Nội đầu tháng 6 có chuyến đi đến huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Anh Khôi chia sẻ đây là lần thứ hai anh quay lại Nông Cống vì ấn tượng với đồng cói như "tấm thảm xanh khổng lồ" và yêu thích khí hậu nơi...

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa

Thanh Hóa có diện tích hơn 11.000 km2, lớn thứ 5 cả nước, đường bờ biển dài 102 km với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đây là khu vực phát triển nhiều loại hình du lịch như khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh. Cầu Hàm Rồng (trái) nổi tiếng tại Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng Mùa đẹp Thanh Hóa có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, trời nắng gắt, mưa nhiều và thường có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất