Trang chủChính trịNgoại giaoThành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến...

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, ông sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS+ cuối tháng này, sau một cuộc điện đàm vừa được thực hiện giữa hai nhà lãnh đạo.

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp thượng đỉnh BRICS+, mục tiêu gia nhập tới rất gần?
Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp thượng đỉnh BRICS+, mục tiêu gia nhập đã tới rất gần? (Nguồn: Youtube)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dự kiến ​​diễn ra tại Kazan, Tatarstan thuộc Liên bang Nga, từ ngày 22-24/10. Điện Kremlin hy vọng, Hội nghị sẽ có thêm các cuộc thảo luận chiến lược, mang đến cơ hội mở rộng tầm ảnh hưởng và xây dựng các liên minh kinh tế chặt chẽ hơn.

Bước đi chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng trước, các báo cáo và phương tiện truyền thông cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ – thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS. Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhỹ Kỳ, ông Omer Celik cũng đã xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết, quá trình xin gia nhập khối vẫn đang diễn ra và đơn xin gia nhập sẽ được xem xét thảo luận tại Thượng đỉnh BRICS+ tháng 10 này.

Theo một tuyên bố được chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội của Ban truyền thông Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdoğan và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc điện đàm vào ngày 7/10. Tuyên bố tiết lộ, trong cuộc điện đàm, quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu, đã được thảo luận.

“Trong cuộc trò chuyện, Tổng thống Erdoğan bày tỏ sự hài lòng với việc củng cố và phát triển quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga, nhấn mạnh việc tiếp tục đối thoại chính trị cấp cao và tuyên bố rằng, họ sẽ tiếp tục giải quyết triệt để nhiều vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu trong giai đoạn sắp tới”, tuyên bố viết.

Tuyên bố của Ban truyền thông Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đề cập việc nhà lãnh đạo nước này đã chúc mừng sinh nhật lần thứ 72 của ông Putin (7/10).

Cùng lúc, Điện Kremlin cũng đã ban hành một thông báo liên quan đến cuộc trò chuyện của hai nhà lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Điện Kremlin xác nhận, ông Erdoğan và ông Putin sẽ có các cuộc gặp mặt trực tiếp bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan.

Thế giới đang trải qua quá trình tái định hình địa chính trị. Trong khi căng thẳng giữa các cường quốc định hình quan hệ quốc tế, các liên minh kinh tế cũng đang vận động với tốc độ chưa từng có. Ở trung tâm của trật tự thế giới mới này, BRICS – một khối các nền kinh tế lớn mới nổi, đang trong quá trình khẳng định mình là một nhân tố chủ chốt, có khả năng định hình lại cán cân toàn cầu.

Nhóm này, trước đây chỉ giới hạn ở 5 thành viên, nhưng gần đây đã mở cửa cho các ứng cử viên mới, bổ sung những “gã khổng lồ” như Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào hàng ngũ của mình. Trong bối cảnh này, Thổ Nhĩ Kỳ, do tổng thống Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo, đang tìm cách gia nhập liên minh có ảnh hưởng này.

Truyền thông quốc tế bình luận, đây là một quyết định chiến lược được đưa ra khi triển vọng gia nhập Liên minh châu Âu đang mờ nhạt, thúc đẩy Ankara đa dạng hóa các quan hệ đối tác kinh tế và địa chính trị của mình.

Tính toán của Tổng thống Erdoğan – BRICS có đồng ý?

Tuy nhiên, về phía BRICS, như giới quan sát nhận định, dường như các thành viên chủ chốt vẫn đang trong giai đoạn củng cố sau lần mở rộng mới nhất. Họ có thể sẽ cần củng cố, trước khi tiếp tục đưa ra quyết định kết nạp thêm thành viên mới, dù BRICS đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của hơn 20 quốc gia muốn gia nhập nhóm, bao gồm khoảng 10 nước đã có đơn xin chính thức như Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một cuộc họp báo mới đây, sau Phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tuyên bố, BRICS hiện không xem xét việc kết nạp thêm thành viên mới.

Xác nhận số lượng các nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS như trên, ông Lavrov cũng cho biết rõ lý do, “các thành viên hiện tại cho rằng cần phải củng cố khối trước khi xem xét việc mở rộng thêm. Giai đoạn thích ứng này là cần thiết để đảm bảo sự hòa nhập hài hòa của các thành viên mới vào tổ chức”.

Quan điểm thận trọng này nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS trong việc duy trì sự cân bằng giữa các thành viên cũ và những thành viên mới, trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Việc thêm 5 quốc gia mới vào nhóm ban đầu đã mở rộng đáng kể phạm vi địa chính trị và kinh tế của BRICS, hiện chiếm 45% dân số thế giới và gần 28% GDP toàn cầu. Sự mở rộng nhanh chóng này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh nội bộ trước khi chấp nhận các thành viên mới, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia đặt mục tiêu đa dạng hóa quan hệ đối tác sau nhiều lần bị cản trở trong quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, tại sao Ankara muốn gia nhập BRICS+?

Quyết định gia nhập nhóm BRICS+ của Tổng thống Erdoğan xuất phát từ thực tế là ông đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế, như lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ Lira… Do đó, bằng cách gia nhập nhóm kinh tế rộng lớn và sôi động bậc nhất, Ankara sẽ vừa có thể tiếp cận các thị trường lớn hơn và các nguồn tài chính từ các nền kinh tế mới nổi khác, vừa theo cách để “chữa lành” nền kinh tế, lại vừa đạt mục tiêu ngày càng ít phụ thuộc vào phương Tây.

Nằng cách gia nhập BRICS+, nền kinh tế nằm trên cả hai lục địa Âu-Á sẽ có thể đạt được sự độc lập về mặt chiến lược, vì quốc gia này vẫn luôn cố gắng khẳng định mình là một bên tham gia tự chủ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào động lực do phương Tây áp đặt. Do đó, BRICS+ sẽ đại diện cho một giải pháp thay thế hợp lệ về mặt hợp tác chính trị, cho phép Ankara “qua lại” dễ dàng hơn với các đối tác khác nhau trong bối cảnh quốc tế.

Hơn nữa, trong những năm qua, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng hướng tới châu Á, châu Phi và Trung Đông. Đây là những thị trường thiết yếu cho hoạt động xuất khẩu của nước này và sự phục hồi của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Trở thành thành viên của BRICS+ sẽ cho phép Ankara tăng cường quan hệ thương mại và nắm bắt các cơ hội mới ở các quốc gia có nền kinh tế không ngừng tăng trưởng.

Do đó, chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ khá rõ ràng là – chơi trên nhiều bàn, xây dựng ngoại giao trên nhiều hướng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Ankara đang bế tắc do một mặt là các mối quan hệ, chẳng hạn với Israel ngày càng xấu đi và mặt khác là do các cuộc chiến ở Gaza và Lebanon đang khiến Trung Đông rối ren.

Hơn nữa, mục tiêu của Tổng thống Erdoğan là biến quốc gia Á-Âu này thành một “quốc gia cầu nối”, nói cách khác, là điểm tiếp xúc và đối thoại giữa các khối quyền lực chiếm ưu thế trong cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, giới phân tích bình luận, chính những căng thẳng xung quanh chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là lập trường mơ hồ của nước này đối với Nga và Ukraine, đang làm tăng thêm sự phức tạp cho mục tiêu ghi danh là thành viên của BRICS+.

Ankara, mặc dù không tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Kiev – điều này có thể làm phức tạp thêm quá trình hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vào một khối mà Nga đóng vai trò trung tâm.

Hiện tại, bất chấp những trở ngại này, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng, sức mạnh kinh tế và vị thế chiến lược của mình giữa châu Âu và châu Á sẽ là lợi thế riêng, đặc biệt là để củng cố mối quan hệ với các thành viên mới nổi khác của BRICS, với hy vọng tìm ra các giải pháp thay thế cho các liên minh phương Tây.

Như các nhà phân tích quốc tế bình luận, trong khi đơn xin gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh mong muốn rõ ràng là thoát khỏi cái bóng của phương Tây, thì nó lại đặt ra câu hỏi về tính thống nhất trong chính sách đối ngoại và khả năng điều hướng giữa các liên minh đôi khi mâu thuẫn với nhau. Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan có thể đưa ra một số giải thích, nhưng hiện tại, sự hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vào nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu vẫn chưa thể nói trước điều gì.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thanh-vien-nato-chuc-mung-sinh-nhat-ong-putin-xac-nhan-den-nga-hop-thuong-dinh-brics-co-hoi-gia-nhap-da-toi-rat-gan-289302.html

Cùng chủ đề

Tham vọng nâng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ

Việc Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực mở rộng ảnh hưởng không chỉ tại các nước OTS mà còn là châu Phi cho thấy Trung Á và châu Phi là không gian tiềm năng để Ankara có thể trở thành một thế lực toàn cầu.

Nga “bật mí” điều khiện gia nhập BRICS, không có rào cản với EU hay NATO, nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ

Mới đây, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov thông tin, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không đưa ra điều kiện cho những quốc gia muốn trở thành thành viên và đối tác của nhóm.

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.

Hủy 4 chuyến công du nước ngoài, Tổng thống Brazil được khuyến cáo “không nên đi xa”

Ngày 31/10, Chính phủ Brazil thông báo Tổng thống Lula da Silva đã hủy chuyến đi dự cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 14-15/11.

Việt Nam sẽ nghiên cứu quy chế nước đối tác của BRICS

Kinhtedothi - Việc Việt Nam tham gia các cơ chế đa phương trong khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam, theo đại diện Bộ Ngoại giao. Ngày 31/10, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi về triển vọng hợp tác của Việt Nam với nhóm BRICS trong tương lai. Về vấn đề này,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Knapper khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ từ lưỡng đảng, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.  Theo đó, những nhân tố từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như ông John McCain và ông John Kerry đã ủng hộ sự phát triển quan hệ mạnh...

Tỷ phú Elon Musk có lý do “tất tay” ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?

Giới quan sát cho rằng, tỷ phú Elon Musk và đế chế kinh doanh của ông có thể gặp nhiều rủi ro trong mùa bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Cùng chuyên mục

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Mới nhất

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

Ngày 8/11, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa vận động Nguyễn Văn Hiếu (SN 2002, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) - kẻ trốn truy nã ở Campuchia, về nước đầu thú.Theo hồ sơ vụ việc, ngày 15/7/2023, Nguyễn Văn Hiếu cùng với Nguyễn Văn Tạo (trú thôn Vinh Huy,...

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Miễn học phí đến hết cấp THCS cho học sinh Hà Nội

"Thành phố nên có chính sách hỗ trợ, bao cấp kinh phí (bao gồm miễn học phí) đến hết cấp THCS ở các trường công lập đại trà phổ cập giáo...

Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn

Đầu tuần qua, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã chính thức đón thêm một máy bay thân hẹp A320 gia nhập đội tàu khai thác. Sau khi hạ cánh tại Nội Bài, máy bay mang số hiệu JU-1410 được kiểm tra và thực hiện các công tác phủ livery nhận diện Hãng, chuẩn bị đưa vào...

Mới nhất