Trang chủDi sảnThành phố Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc...

Thành phố Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc Trung ương

Ngày 30.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư. Ngay sau sự kiện này, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (ảnh) đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về những định hướng xây dựng và phát triển TP.Huế.

Thưa ông, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư, các bước tiếp theo để chuyển đổi hệ thống chính quyền từ cấp tỉnh sang cấp đô thị sẽ được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Phương: Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc T.Ư, tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Nghị quyết như củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị các cấp; sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư; chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân… Rất nhiều nội dung công việc cần phải thực hiện.

TP.Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc T.Ư- Ảnh 1.

ẢNH: HOÀNG HIẾU MINH

Khi Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới sẽ là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức sẽ phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình xây dựng Đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp xếp bộ máy, nhân sự và việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ, đảm bảo theo quy định của pháp luât.

Kỳ vọng của người dân cố đô khi Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc trung ương

Huế là đô thị thứ 6 trực thuộc T.Ư, nhưng mô hình phát triển của Huế mang tính đặc thù, vậy xin ông cho biết những đặc thù này của Huế là gì?

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nêu rõ quan điểm xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa cả về kinh tế – xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh; không chỉ là của riêng Thừa Thiên-Huế mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Vì vậy, mô hình của TP.Huế trực thuộc T.Ư có đặc thù là đô thị di sản hiện đại, văn minh, thân thiện, ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế – con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”.

TP.Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc T.Ư- Ảnh 2.

Cố đô Huế là hạt nhân của TP.Huế trực thuộc T.Ư, đô thị di sản quốc gia. ẢNH: HOÀNG LÊ

Thưa ông, TP.Huế trực thuộc T.Ư trong tương lai không gian phát triển đô thị Huế sẽ như thế nào?

Không phải đến bây giờ, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư mới phát triển không gian đô thị mà công tác quy hoạch đô thị được tỉnh Thừa Thiên-Huế luôn chú trọng. Theo đó, quá trình xây dựng định hướng phát triển các quy hoạch có liên quan đã định hình và xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực dồn nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản và các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng (khu du lịch, khu công nghiệp, khu vực phát triển nông nghiệp…) đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, tỉnh đã huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại; trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, kết nối, tạo không gian, động lực phát triển mới như: tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Vành đai 3, cầu vượt cửa biển Thuận An trên tuyến đường ven biển… để mở ra không gian phát triển đô thị hiện đại. Về không gian đô thị di sản, thời gian qua, tỉnh đã tập trung hoàn thành Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị… để bảo tồn, tôn tạo và phát triển di sản cố đô Huế.

TP.Huế trực thuộc T.Ư sẽ mở ra cực tăng trưởng cho khu vực và quốc gia, theo ông thời gian tới Huế sẽ có những giải pháp đột phá nào?

Việc trở thành thành phố trực thuộc T.Ư là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Vị thế của thành phố trực thuộc T.Ư cũng sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực để phát triển nhanh hơn, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng được đồng bộ và hiện đại, các chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư, góp phần đẩy mạnh nguồn thu ngân sách xứng tầm đô thị của quốc gia.

TP.Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc T.Ư- Ảnh 3.

Đôi bờ sông Hương là không gian của đô thị di sản Huế. ẢNH: HOÀNG LÊ

Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối, tạo không gian phát triển mới; phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước; nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, phát triển du lịch Lăng Cô – Bạch Mã, đặc biệt là vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và Quần thể di tích cố đô Huế…

Để tạo động lực phát triển, tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi mới cho nhà đầu tư tham gia các dự án, tạo điều kiện thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng phát triển kinh tế và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế trên nền tảng chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị hàm lượng tri thức, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, nhất là kinh tế biển, du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế tuần hoàn, sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi mới cho nhà đầu tư tham gia các dự án, đặc biệt là các dự án bảo tồn và phát triển văn hóa.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: https://thanhnien.vn/tphue-la-do-thi-di-san-hien-dai-truc-thuoc-tu-185241201203610061.htm

Cùng chủ đề

Gấp rút hoàn thiện trụ sở quận mới của thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(Dân trí) - Sau khi thành phố Huế hiện hữu tách thành quận Thuận Hóa và Phú Xuân, một trong 2 đơn vị hành chính mới này sẽ đóng tạm tại trụ sở cũ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo thông tin từ ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Huế, từ đầu năm 2025, thành phố Huế hiện tại sẽ được tách thành hai quận mới là Thuận...

Isaac biểu diễn tại sự kiện mở ra kỷ nguyên mới của thành phố Huế

(Dân trí) - Isaac và nhiều ca sĩ trẻ nổi tiếng sẽ tham gia biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đếm ngược (countdown), chào năm mới 2025 tại thành phố Huế. Chiều 20/12, ông Trương Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, đã thông báo về chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 với chủ đề Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới. Sự kiện sẽ diễn ra tại giao lộ Tố Hữu...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

TP.Huế trực thuộc T.Ư – mô hình đô thị di sản hiện đại khác biệt

Quốc hội ngày 30.11 thông qua Nghị quyết thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư. Mô hình phát triển của Huế được xác định là đô thị di sản hiện đại với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Mô hình này có gì khác biệt với 5 đô thị trực thuộc T.Ư hiện nay? Trong khi 5 thành phố trực thuộc T.Ư hiện nay (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần...

Đưa Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc về văn hóa và du lịch

(Tổ Quốc) - Nhấn mạnh thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, đại biểu Nguyễn Hải Anh kỳ vọng địa phương sẽ có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Váy hoa, trang phục họa tiết dự báo mùa xuân

Mỗi chiếc váy hoa đều xinh đẹp và giống như một sứ giả của khu vườn mùa xuân...

Hàn Quốc chính thức trở thành ‘xã hội siêu già’

Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc thống kê nước này hiện có hơn 10 triệu người từ 65 tuổi, chiếm khoảng 20% dân số. ...

Bài đọc nhiều

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Nón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nón ngựa Phú Gia, ‘kiệt tác’ nón lá của làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) vinh dự đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Không chỉ là chiếc nón Nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) hình thành đến nay đã hơn  200 năm. Từ đó đến nay, người dân làng Phú Gia không ngừng gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa nét đẹp cổ phục Việt trong đời sống hiện đại

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, diễn ra chương trình “Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan” nhằm lan tỏa văn hóa trang phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.  Thứ ba, ngày 24/12/2024 - 19:21   Dù trải qua nhiều thăng trầm của dòng chảy lịch sử, giao lưu tiếp biến với nhiều nền...

Thiên Quang – Hành trình kể chuyện di sản qua nghệ thuật đương đại

Chiều tối 22/12, tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm nghệ thuật đương đại Dấu Xưa Văn Hiến năm thứ 3 với chủ đề “Thiên Quang”.   Cắt băng khai mạc triển lãm. Đây là mùa triển lãm thứ ba trong chuỗi dự án nghệ thuật “Dấu Xưa Văn Hiến”, tiếp nối thành công của hai mùa trước: “Dấu Xưa Văn Hiến” (2022) và “Soi...

Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa không có Vịnh Hạ Long

Ngày 24.12, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa thông tin cho báo chí liên quan đến nội dung Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ với địa điểm này. Theo đó, Cục Di sản Văn hóa cho biết, trong số 56 Di sản thế giới đang nằm trong Danh sách Di sản Thế...

Các chuyên gia hiến kế để phát triển đô thị di sản Huế

Ngày 20-12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương”. Đô thị Huế mang những giá trị riêng biệt Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên - Huế, xây dựng cơ chế chính sách, bộ tiêu chí về thành phố trực...

Bảo vệ giá trị di sản, thu hút du lịch tâm linh

Tại Di tích Đền Chầu Đệ Tứ- Đền Cây Thị (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), UBND xã Hà Ngọc, BQL Di tích Đền Chầu Đệ Tứ vừa trang trọng tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Thủ nhang Đền Chầu Đệ Tứ và Lễ nhập tự Cây Thị linh từ. Ngôi linh từ mang vẻ đẹp trầm tích và oai nghiêm tọa lạc trên địa bàn xã Hà Ngọc sẽ do đồng đền Trần...

Mới nhất

“Nghẹt thở” đồng hành cùng học sinh tuổi dậy thì

Những học sinh hành hạ bản thân bằng cách cắt tay, stress mỗi khi đến trường, yêu đồng...

Các chuyên gia hiến kế để phát triển đô thị di sản Huế

Ngày 20-12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương”. Đô thị Huế mang những giá trị riêng biệt Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch...

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa dịp lễ, Tết cuối năm

Với mức ưu đãi lên đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội 2024 được triển khai với nhiều hoạt động điểm nhấn để tăng cường phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ hướng tới toàn bộ thị trường tiêu dùng truyền thống và tiêu dùng thông minh. Chương trình hứa hẹn sẽ trở thành cú...

Chào đón Tết Dương lịch, siêu thị tăng tốc giảm giá

Chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến 1/1/2025 tổ chức chương trình khuyến mại "Tân...

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị...

Mới nhất