Trang chủPolitical ActivitiesThành phố Hồ Chí Minh phải phát huy vai trò quan trọng...

Thành phố Hồ Chí Minh phải phát huy vai trò quan trọng là “hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng”, là “thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo”



(MPI) – Phát biểu kết luận Hội nghị đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với thành phố Hồ Chí Minh về kết quả kinh tế – xã hội và thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98 giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) và UBND thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành thông báo Kết luận của Hội nghị để triển khai thực hiện thời gian tới, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Cùng tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch UBND Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã báo cáo về tình hình, kết quả phát triển kinh tế – xã hội Thành phố; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh được xem là Nghị quyết đầy đủ, toàn diện với 44 cơ chế, chính sách trên 7 lĩnh vực khác nhau. Nghị quyết dựa trên 3 nguyên tắc chính là “khơi thông tối đa các nguồn lực”, “phân cấp phân quyền tối đa” và “cho phép thực hiện một số chức năng nhiệm vụ với quy trình, thủ tục rút gọn”. Đây được xem là đòn bẩy hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững.

Qua hơn 01 năm Nghị quyết số 98 có hiệu lực và 6 tháng kể từ Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo, được sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, cùng với sự vào cuộc khẩn trương, toàn diện của Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan trung ương, tình hình triển khai Nghị quyết số 98 đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Có thể nói Nghị quyết 98 đã được triển khai với tốc độ nhanh, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả ngay, đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2024 như báo cáo của Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, với quyết tâm cao của các Bộ, ngành và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh nhằm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù đã được quy định tại Nghị quyết 98, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 98, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể tập trung triển khai trong thời gian tới.               

Tại Hội nghị, các đại biểu đã phát biểu ý kiến chỉ rõ những kết quả đạt được, các hạn chế, vướng mắc trong triển khai Nghị quyết 98, phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh; xác định nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất phương hướng, cách làm phù hợp cho thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị và các báo cáo, ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, sát thực tiễn tại Hội nghị; tập trung phân tích thêm về vị trí, vai trò, tiềm năng lợi thế phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và nhấn mạnh, thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu của cả nước về kinh tế, tài chính, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 17% GDP của cả nước (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nếu GRDP của thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng 1% thì GDP cả nước tăng thêm 0,18%), thu ngân sách nhà nước chiếm trên 27% cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương tiên phong triển khai các mô hình mới cho phát triển như phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp; sở giao dịch chứng khoán, hệ thống ngân hàng, quỹ đầu tư phát triển; công viên phần mềm, khu công nghệ cao…; những mô hình sáng tạo này góp phần quan trọng giúp Thành phố có sự đột phá rất mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.

Về triển khai Nghị quyết 98, Thủ tướng đánh giá nhìn lại 1 năm qua, việc triển khai Nghị quyết đã mang lại những kết quả bước đầu rất cơ bản, tích cực, tạo tiền đề, nền tảng để phát triển Hồ Chí Minh nhanh, mạnh, bền vững.

Về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, ghi nhận, sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của cả nước trong 7 tháng năm 2024.

Đồng thời nhấn mạnh, thành phố Hồ Chí Minh phải nỗ lực hơn nữa trong khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển kết cấu hạ tầng, giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm nhu cầu của nhân dân về bệnh viện, trường học, nhà ở, hệ thống phúc lợi xã hội; đóng góp tích cực hơn nữa cùng các cơ quan Trung ương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, trong đó có việc sửa đổi Luật Đầu tư công.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến các bài học kinh nghiệm như cần tiếp tục phát huy tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; không để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tăng cường đoàn kết, thống nhất; ổn định chính trị xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế và thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Về công tác thời gian tới, đối với triển khai Nghị quyết 98, Thủ tướng đề nghị phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, làm việc nào dứt điểm việc đó để lấy động lực, cảm hứng làm việc tiếp theo, phát huy hơn nữa tư tưởng tấn công, khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục quán triệt Nghị quyết 98 và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp với tinh thần chủ động, tích cực, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất cấp có thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với nhau trong tổ chức thực hiện, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ kết quả, tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Cách giải quyết, tháo gỡ vướng mắc phải mạnh mẽ hơn, sắc sảo hơn, bài bản hơn; đạt kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước.

Hình ảnh tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các nhiệm vụ đã đề ra để tiếp tục thực hiện, nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố trong sự phát triển chung của cả nước, vùng Đông Nam Bộ; nhận diện rõ các khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế, yếu kém, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; vừa làm vừa mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, chú trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm hiệu quả để tiếp tục phát huy, nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát việc triển khai của từng cấp. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, liêm chính, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Về các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu thành phố Hồ Chí Minh phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, phát huy các cơ chế, chính sách đặc thù hiệu quả hơn với tinh thần 6 “tiên phong”, gồm: Tiên phong trong đổi mới tư duy phát triển đồng bộ, tổng thể, bao trùm, hiệu quả, bền vững, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; tiên phong trong phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tiên phong trong phát triển các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao; tiên phong trong phát triển nhân lực chất lượng cao, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực trọng tâm; tiên phong trong thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, không bỏ ai lại phía sau.

Về một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng trước hết yêu cầu tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết 98 của Quốc hội, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, phấn đấu tăng trưởng kinh tế Thành phố cả năm đạt 7,5-8%.

Đồng thời, thành lập Tổ chuyên trách nhằm tháo gỡ ngay những vấn đề, vướng mắc phát sinh. Phát huy mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; triển khai đồng bộ các giải pháp kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng; kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong xử lý công việc; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng đô thị thông minh, Đề án 06 và tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; tập trung hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

Tăng cường bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội. Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thủ tướng nhấn mạnh, thành phố Hồ Chí Minh phải phát huy vai trò quan trọng là “hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng”, là “thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo”, là “trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước”; bày tỏ tin tưởng Thành phố sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 và các nhiệm vụ đã đề ra./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-8-12/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh-phai-phat-huy-vai-tro-quan-tjupx4i.aspx

Cùng chủ đề

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Tuy nhiên, huyện A Lưới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị, huyện tiếp tục phát huy những thành quả đạt được; phát triển...

Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp

 Xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án BT chuyển tiếp để mở đường cho các dự án mới. “Mục tiêu là làm sao xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án chuyển tiếp, theo đúng tinh thần là tạo thuận lợi cho các dự án để có cơ sở thu hút các dự án mới. Vì các dự án chuyển tiếp mà không thuận lợi thì sẽ không...

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội “bắt sóng” để bứt phá Các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka) mới đây đã có...

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịchDo đã nộp báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, nên cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn sẽ không bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 11/9. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy dòng vốn xanh”

(MPI) - Ngày 10/9/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin chính sách, cũng như các điều kiện hỗ trợ cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn xanh, nhằm hiện...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghệ tiên tiến tại Việt Nam

(MPI) - Phát biểu tại Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 diễn ra ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, những kết quả đạt được 5 năm qua của NIC thể hiện sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự phối...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo...

(MPI) - Ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 nhằm công bố và chia sẻ những nội dung liên quan đến sự kiện mang tầm quốc gia, đánh dấu bước tiến rất lớn của Việt Nam trong quyết tâm và...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng

(MPI) - Trình bày báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 8 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai...

Bài đọc nhiều

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo...

(MPI) - Ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 nhằm công bố và chia sẻ những nội dung liên quan đến sự kiện mang tầm quốc gia, đánh dấu bước tiến rất lớn của Việt Nam trong quyết tâm và...

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo tổ chức phòng chống tốt cơn...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi kiểm tra, xem xét, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại...

(MPI) - Trong hai ngày 07 - 08/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Chuyến đi nhằm tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó, thủy chung Việt Nam - Lào,...

Bộ trưởng Bộ Công Thương tháp tùng Thủ tướng kiểm tra khắc phục thiệt hại bão số 3 tại Quảng Ninh

Để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, báo cáo trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết:Thứ nhất, vào 7 giờ sáng nay (08/9/2024) Bộ Công Thương đã tổ chức giao ban, đánh giá nhanh tình hình và thống nhất phương án xử lý. Ngay sau đó, Bộ đã kịp thời cử các đoàn công tác của các cơ quan chức năng của Bộ và Lãnh đạo Tập đoàn Điện...

Cùng chuyên mục

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 9/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik. Quang cảnh buổi tiếp.Tại buổi tiếp, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định, Bộ Quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ....

Bộ Tổng Tham mưu tổng kết năm học 2023

(Bqp.vn) - Sáng 9/9, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Cùng dự có...

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Chiều 6/9, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ.Tham gia đoàn công tác có ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương; bà Nguyễn Kiều Oanh - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội. Đoàn công...

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại Mộc Châu, Sơn La

UBND tỉnh Sơn La cho biết, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra ngập úng, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, làm 1 người chết, thiệt hại 781 nhà ở, 8 trường học bị ảnh hưởng, 1 cầu qua suối bị xói mòn móng trụ chân cầu, làm hư hại hơn 270ha lúa, 58ha rau màu, 552ha cây hàng năm; 9ha cây ăn quả… một số tuyến giao thông bị sạt...

Thúc đẩy dòng vốn xanh”

(MPI) - Ngày 10/9/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin chính sách, cũng như các điều kiện hỗ trợ cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn xanh, nhằm hiện...

Mới nhất

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu...

Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng

Vào ngày 10/9, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra dọc tuyến đê hữu sông Cầu, từ khu vực xã Tam Đa (huyện Yên Phong) đến phường Vạn An (TP Bắc Ninh). Nhiều ngôi nhà của người dân trong khu vực này đã bị ngập sâu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và tài sản...

Lùi thời hạn nộp bản trả lời vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm plastic Gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi vụ điều tra rà soát chống bán phá giá sản phẩm plastic Ngày 9/9/2024, Cục...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. ...

Mới nhất