Trang chủNewsNhân quyềnThành phố Hải Phòng xây dựng, phát triển kinh tế phục vụ...

Thành phố Hải Phòng xây dựng, phát triển kinh tế phục vụ an sinh xã hội, bảo đảm quyền con người

Sau 37 năm đổi mới, thành phố Hải Phòng đạt được nhiều kết quả đáng chú ý trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Là thành phố ven biển với dân số gần 2,1 triệu người, Hải Phòng với thế mạnh của cảng biển, đã mạnh dạn đẩy mạnh phát triển kinh tế, nắm bắt thời cơ đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế để đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp, cơ cấu lại các ngành kinh tế, chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, xây dựng các Khu kinh tế, khu-cụm công nghiệp và có chính sách ưu đãi hấp dẫn để đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhằm phát triển thành phố.

Ảnh minh họa Haiphonggovvn

Hải Phòng xác định vấn đề cốt lõi của công tác đảm bảo quyền con người là xây dựng, phát triển kinh tế, phục vụ chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Để người dân được hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế, xã hội, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt, xây dựng văn bản thực hiện, cụ thể đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo quyền con người.

Trong đó, trọng tâm là Chỉ thị số 12/CT-TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”, Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới; Hiến pháp năm 2013 với 36 điều quy định về quyền con người; Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày 02/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới”.

Thực hiện quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 24/2/1993 và Quyết định số 63/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Chính phủ về thành lập, kiện toàn, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của “Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của chính phủ”, thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về nhân quyền thành phố, qua đó cụ thể hóa và thể hiện quyết tâm của thành phố trong triển khai thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quyền con người trên địa bàn thành phố.

Triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân

Ảnh minh họa

Sau 37 năm đổi mới, thành phố tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ đời sống nhân dân, trong đó, nổi bật là bố trí xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng như: Công viên, bãi đỗ xe miễn phí tại trung tâm thành phố, xây dựng nhiều cây cầu phục vụ di chuyển của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt thành phố theo hướng xanh – sạch – đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Đến nay, đã có trên 60 công viên cây xanh và nhiều bãi đỗ xe miễn phí khu vực trung tâm thành phố.

Thành phố cũng triển khai xây dựng nhiều công trình nhà ở xã hội, thay thế các chung cư cũ, xuống cấp trên địa bàn. Một số công trình nhà ở xã hội đã được triển khai đầu tư xây dựng như: Khu nhà ở xã hội trong Dự án Khu Đô thị – Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, huyện An Dương; Khu nhà ở xã hội 384 Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền; Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền; trong đó, Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, Quận Ngô Quyền với tổng mức đầu tư trên 4.865 tỉ đồng, trên diện tích 53.913 mét vuông, gồm 10 tòa chung cư cao 15 tầng với khoảng 4.456 căn hộ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập trung bình, người dân tại các chung cư cũ đã xuống cấp trên địa bàn các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng; đồng thời đang lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội ở khu vực Cầu Rào, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân…

Thành phố cũng thực hiện chính sách với người có công với cách mạng. Đặc biệt từ năm 2012 đến nay, thành phố đã tập trung triển khai thực hiện Pháp lệnh người có công, Pháp lệnh Phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, giải quyết chế độ cho người có công, chế độ thờ cúng liệt sĩ,… Kết quả, đã vinh danh Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 1.623 trường hợp, quyết định chế độ thờ cúng liệt sĩ 24.002 trường hợp, giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày cho 2.243 trường hợp; thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng là 6.243 người.

Thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo, trợ giúp xã hội

Thành phố Hải Phòng thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, qua đó đã hỗ trợ kinh phí trên 2,5 tỷ đồng triển khai 280 mô hình giảm nghèo về chăn nuôi, nghề thủ công, trồng rau sạch,… và hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo các địa phương nhằm định hướng chuyển đổi nghề, tạo sinh kế, nâng cao năng lực sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời, quan tâm, chăm lo, tặng quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội với mức quà năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân các tỉnh, thành phố lân cận từ 1-1,5 lần.

Hội đồng nhân dân thành phố ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo như: Nghị quyết số 52/2019/NQ-HĐND ngày 9/12/2019 về cơ chế xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025, theo đó đã hỗ trợ xây sửa nhà đối với gần 700 hộ, hỗ trợ trên 16 tỷ đồng; Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2022-2025, theo đó đã thực hiện hỗ trợ hằng tháng đối với trên 16.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; Nghị quyết số 11, số 12/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 quy định chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế các nhóm đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, người cao tuổi từ đủ 70 tuổi đến 79 tuổi không có lương hưu, không trợ cấp xã hội hằng tháng, người nhiễm HIV/AIDS theo quy định, hội viên hội người mù chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và chính sách hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với cố gắng, nỗ lực của thành phố, dự kiến năm 2024 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn áp dụng cho 2022-2025.

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

Huyết áp ở mức 160/90 có nguy hiểm?

Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? ...

Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và phác thảo đô thị “Cội nguồn văn hóa”

(ĐCSVN) – Những năm qua, lãnh đạo huyện Nghi Xuân luôn trăn trở để có những “pháo thảo” về con đường phát triển của huyện. Làm sao khai thác những tiềm năng của một vùng đất xưa nay vẫn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, và trên con đường tìm kiếm ấy đã hé mở sức mạnh nội sinh về văn hóa của vùng đất này. Những khác biệt của vùng đất “địa linh nhân kiệt” ...

Chính thức vận hành thương mại đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội

(Dân trí) - Sáng 9/11, tại ga S8 - Cầu Giấy, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đánh giá, đường sắt đô thị là phương thức vận tải quan trọng, cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy,...

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật để tiến vào kỷ nguyên mới

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật.Đó là nhận định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Mới nhất