Trang chủDi sảnThành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ là kiệt tác do con người sáng tạo, công trình kỳ vĩ, độc đáo ở khu vực Đông – Nam Á. Đặt di tích trong không gian văn hóa Tây Đô, mở rộng liên kết vùng là giải pháp làm tăng sản phẩm văn hóa-du lịch, bảo lưu giá trị nổi bật toàn cầu.
Mặt trong cổng phía nam Thành nhà Hồ.
Mặt trong cổng phía nam Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô

Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây bắc là tòa thành đá đồ sộ, còn khá nguyên vẹn có diện tích gần 1 km2 thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến ngày nay. Được xây dựng vào năm 1397, trải qua 600 năm trường tồn cùng lịch sử dân tộc, Thành nhà Hồ là sản phẩm của thiên tài sáng tạo, thể hiện bàn tay tài hoa, trí tuệ, nghị lực phi thường của con người Việt Nam.

Tháng 6-2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới bởi thỏa mãn tính toàn vẹn, xác thực cùng các giá trị nổi bật toàn cầu. Di sản thành nhà Hồ gắn kết chặt chẽ với không gian văn hóa xứ Thanh, mà vùng trọng điểm là huyện Vĩnh Lộc, nơi có tới 147 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cùng nhiều di sản tinh thần còn được bảo lưu bền vững trong cộng đồng cư dân sở tại. Đó là thắng cảnh động Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, nơi có động Ngọc Long và Tiên Động lưu giữ những nhủ đá muôn hình, thôi thúc ý tưởng khám phá. Phía nam là núi Mai Sơn có nhiều giống trúc nhỏ, sườn núi mở ra một ao sen rộng chừng vài mẫu; phía đông có núi Hang, hai đầu là đầm sâu, du khách có thể du thuyền thưởng ngoạn thiên nhiên hoang dã; tiếp đến là thắng cảnh Động Hồ Công-Chùa Du Anh ở xã Vĩnh Ninh, một quần thể núi hang động, công trình tôn giáo độc đáo. Phía tây Thành nhà Hồ là làng Tây Giai còn bảo lưu được nếp nhà Việt cổ cùng những thiết chế văn hóa cổ truyền. Ngoài cổng thành phía bắc là làng Cẩm Bào từng che chở, bảo vệ các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo sau ngày chiến khu bị vỡ và thực dân Pháp gọi là “làng Đỏ”, nhiều lần xua quân vây ráp, đàn áp.

Ngoài các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật phụ cận như đình Đông Môn, chùa Giáng, Phủ Trịnh-Nghè Vẹt, chùa Hoa Long, di sản thành nhà Hồ còn kết nối với hàng loạt di tích vệ tinh gắn với triều Hồ. Còn đó Ly Cung nhà Hồ, núi An Tôn và hang Nàng, đền thờ Trần Khát Chân, rồi đàn tế Nam Giao, công trình tín ngưỡng triều Hồ kết nối với cổng phía nam thành bằng con đường Hòe Nhai lát đá xanh. Di tích này đã và đang được khai quật khảo cổ học nhằm bổ sung những luận cứ khoa học cho di sản Thành nhà Hồ và phục vụ trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di sản.

Khảo sát không gian văn hóa Tây đô, các nhà nghiên cứu còn sưu tầm được kho tàng di sản văn hóa tinh thần làm gia tăng giá trị di sản trong mối tương hỗ lẫn nhau. Nhiều làng khu vực này còn duy trì hát Bội, một hình thức sân khấu độc đáo trong đời sống, sinh hoạt cộng đồng.

Vĩnh Lộc còn là một trong những trung tâm ca trù trong tỉnh Thanh Hóa và người dân khu vực này thường gọi là hát ca công, hát cửa đình. Kết quả điều tra cho thấy, quanh thành nhà Hồ và vùng phụ cận có tới 36 làng hát ca công, liên kết với nhiều địa phương hát ca công nổi tiếng trong tỉnh, thậm chí kết nối tới Lỗ Khê (Hà Nội), Cổ Đạm (Hà Tĩnh), Đông Môn (Thủy Nguyên-Hải Phòng).

Theo TS Hoàng Minh Tường: Chính phố Hòe Nhai-đường Hoàng cung triều Hồ một thời “vang bóng” tiếng đàn, điệu phách, lời ca của các ca nương vọng vang, vượt qua cả bức tường thành tới Hoàng cung. Chợ Quang Hoàng (Vĩnh Quang) không chỉ là điểm trao đổi thương mại, còn là chợ văn hóa-tình duyên, chợ tình mà nàng Nga mở hội kén chồng, kết duyên cùng Hai mối, dệt nên thiên tình sử “Chuyện nàng Nga-Hai Mối” được lưu truyền sâu rộng ở các vùng Mường. Chính vì lẽ đó, Mường Đủ (Thạch Bình, Thạch Thành) đã kết chạ với Cẩm Hoàng (Cẩm Thủy), một bằng chứng sinh động về tính cố kết cộng đồng bền vững khá đặc trưng ở xứ Thanh. Vĩnh Quang còn có diễn xướng chèo chải mang đậm yếu tố văn hóa cung đình và đã được dân gian hóa. Vùng đất này còn có hát múa chèo thờ ở đình Tam Tổng, thả đèn rước nước ở làng Bồng Trung (Vĩnh Hùng), chèo thuyền, đua thuyền ở các làng ven sông Mã để trong dòng chảy văn hóa dân gian luôn giàu cảm hứng thi ca, nồng nàn tình yêu lao động: “Câu hò ướt đẫm mồ hôi/bao đời vẫn đẩy trăng trôi với thuyền”.

Phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ được công nhận di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Dẫu vậy, đi đôi với việc bảo lưu những giá trị nổi bật toàn cầu, làm thế nào để phát huy giá trị di sản, thiết thực cải thiện, nâng cao chất lượng của cuộc sống nhân dân là câu hỏi lớn đặt ra.

Trăn trở với vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc Lê Quang Tuấn bộc bạch: Xây dựng quy hoạch du lịch phải trên cơ sở lấy Thành nhà Hồ làm điểm trọng tâm, kết nối với các di tích, danh thắng vệ tinh; khôi phục đặc sản địa phương như chè lam phủ quảng, sâm báo (Vĩnh Hùng), dưa don (Vĩnh Yên), cà trắng làng Giáng, bánh tráng, ổi Đa Bút. Nên khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế phục vụ du lịch, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian; hỗ trợ duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ chèo, tuồng hiện có; duy trì, nâng cấp các lễ hội truyền thống trong năm; hỗ trợ người dân có đất canh tác trong khu vực nội thành chuyển giao cho Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ quản lý được tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt thông tin thêm: Sau ngày được công nhận di sản văn hóa thế giới Thanh Hóa càng đề cao vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Chính phủ đã đồng ý và tỉnh đang xúc tiến xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ. Thanh Hóa cũng đã xây dựng chương trình phát triển du lịch đến 2020 đồng thời triển khai quy chế quản lý, bảo vệ di sản theo pháp luật Việt nam và công ước quốc tế; nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên khu vực này và vùng phụ cận.

Đặc biệt Thanh Hóa đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tiến hành khai quật khảo cổ học ở khu vực đàn tế Nam Giao, cổng Nam thành nhà Hồ, khu vực công trường khai thác đá An Tôn; quan tâm bảo đảm vệ sinh môi trường, triển khai chống rò rỉ nước, sụt lở và có phương án phòng chống thiên tai tác động tới Thành nhà Hồ. Ý tưởng biến khu vực Hoàng thành thành công viên khảo cổ được nhiều nhà khoa học đề cập tới và Thanh Hóa đang hướng tới mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao đời sống dân sinh.

Đề cập đến nhóm giải pháp trước mắt, giới chuyên môn trong tỉnh cho rằng cần có kế hoạch di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực bên trong hào thành nhanh hơn nữa để xin nạo vét, khơi đào, kè đá hệ thống hào thành bốn mặt đông-tây-nam-bắc như vốn có để mở rộng không gian tham quan; hỗ trợ nông dân hoàn trả toàn bộ diện tích đang canh tác nông nghiệp trong thành nội cho di tích để tiến hành khai quật khảo cổ học làm phát lộ các công trình kiến trúc cổ đồng thời thu thập hiện vật còn nằm trong lòng đất phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan du lịch được hiệu quả hơn. Riêng trùng tu, tôn tạo là việc làm lâu dài, bền bỉ, cần mẫn, đòi hỏi kiến thức đa ngành, trình độ chuyên môn cao, bảo đảm tái tạo cả phần xác lẫn phần hồn cho di tích.

Trưởng phòng quản lý di sản văn hóa Viên Đình Lưu nhấn mạnh: Ngoài thực hiện đúng Luật di sản văn hóa, Thanh Hóa còn phải bảo đảm các cam kết với UNESCO. “Quy trình tu bổ, phục hồi cần ưu tiên tu bổ các đoạn tường đá bị sụt lở, phục hồi một số hạng mục công trình trọng điểm trong vùng lõi khi đã có tư liệu nghiên cứu chắc chắn của các nhà khoa học; ưu tiên việc bảo tồn nguyên trạng bằng các phương pháp, kỹ thuật hiện đại đối với các di tích khảo cổ khu vực nội thành. Phải dứt khoát quan điểm: không được tôn tạo trong khu vực nội thành; khu vực thuộc vùng đệm, ngoại thành cần thống nhất quan điểm “bảo tồn thích ứng” nhằm hạn chế tối đa việc di dời các công trình dân sinh bền vững hiện tồn”.

Tại hội thảo “Giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ” được tổ chức gần đây, nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về Thành nhà Hồ, tiếp cận không gian văn hóa Tây đô làm phong phú thêm giá trị di sản, gia tăng sản phẩm du lịch.

TS Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho rằng: Du lịch là giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản tốt nhất, du lịch vừa là động lực, vừa là mục tiêu của bảo tồn. Theo đó cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, hình thành các tổ hợp dịch vụ, bổ trợ khách tiếp cận di sản, kết nối di sản với các di tích vệ tinh, khôi phục các làng nghề, các lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian làm giàu có thêm các sản phẩm du lịch.

Quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng riêng có thông qua liên kết khai thác tiềm năng quần thể di sản khu vực này, một số ý kiến lưu ý tới việc tận dụng các thế mạnh ở địa phương để phát triển du lịch cộng đồng, tạo môi trường cho người dân được hưởng thụ, tham gia, sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa mới hay tạo điều kiện cho khách du lịch được “trải nghiệm” khi tham gia các hoạt động vật chất, tinh thần với nhân dân vùng di sản.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, phát huy giá trị di sản, đại diện đô thị cổ Hội An và cố đô Huế nhấn mạnh tới mục tiêu bảo tồn, bảo vệ tính chính danh của di sản; kịp thời ban hành những văn bản quy phạm pháp luật dựa trên sự quan tâm của cộng đồng, xây dựng quy chế cộng đồng, xác lập cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi, ý thức tự giác trong bảo vệ di sản đi đôi với chăm sóc lợi ích của cộng đồng, tăng cường kiểm tra xử lý chủ thể vi phạm. Nhất thiết thành lập cơ quan quản lý chuyên biệt, có thực quyền, quan tâm tăng thời lượng, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục thẩm mỹ cho cộng đồng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu tri thức, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút các nguồn lực cho việc bảo lưu, phát huy giá trị di sản.

Phó Giám đốc Sở văn hóa-thể thao-du lịch Thanh Hóa Doãn Văn Phú nhấn mạnh, tới nỗ lực kết nối di sản với trọng điểm du lịch quốc gia, mở rộng liên kết xây dựng sản phẩm du lịch hành trình đến các kinh đô Việt cổ ở khu vực bắc miền Trung. Đây là sản phẩm du lịch văn hóa-lịch sử độc đáo, kết nối các vùng, miền, trải nghiệm qua nhiều không gian của đất nước từ Đền Hùng – Hoàng thành Thăng Long – Cố đô Hoa Lư – Thành nhà Hồ – Lam Kinh – Phượng Hoàng Trung Đô – Kinh thành Huế… và điểm cuối là Thành Hoàng Đế của tỉnh Bình Định. Muốn vậy phải có sự đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng; quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên có kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp để “thổi hồn vào di sản”.

Muốn xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, tránh trùng lặp do phát triển tự phát, mạnh ai nấy làm; liên kết quảng bá, xúc tiến, tổ chức các sự kiện; tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú, giải trí, mua sắm, đầu tư dự án lớn, có tác động lan tỏa, gắn kết với chiến lược du lịch cụ thể và các địa phương khu vực bắc miền Trung cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy giá trị của các kinh đô cổ.

Nguồn: https://nhandan.vn/thanh-nha-ho-huong-mo-thoi-hon-cho-di-san-post583347.html

Cùng chủ đề

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Thủ tướng Nga sắp thăm Việt Nam

(NLĐO)- Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15-1. ...

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là “quân bài mạnh” với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1 và nhiều chuyên gia dự báo, ông sẽ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào cuộc chiến này.

Lo ngại bảng giá đất mới tại TP HCM sẽ khiến giá nhà tiếp tục tăng phi mã, người thu nhập thấp ‘vỡ mộng’

(CLO) Đại diện Savills Việt Nam lo ngại chi phí sử dụng đất tăng sẽ gây áp lực lên giá thành sản phẩm, đặc biệt ở phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. ...

Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Từ 14/2, Thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lào, Vietnam Airlines và Lao Airlines đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU), mở ra giai đoạn hợp tác chiến lược sâu rộng giữa hai hãng hàng không quốc gia. Vietnam Airlines và Lao Airlines ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU), mở ra giai đoạn hợp tác chiến lược sâu rộng giữa hai hãng hàng không quốc gia. Lễ ký diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc...

Tràng An (Ninh Bình) là một “món quà” đặc biệt của Việt Nam dành cho thế giới

Ngày 27/4, tại Ninh Bình diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”. Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình...

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu...

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y

Nằm dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 1 và 2, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là nơi sinh sống bao đời nay của cộng đồng người Dao Thanh Y. Ðặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có; trong đó, Cháy thui sấy (cháy sấy) là nghi lễ cấp sắc, đặt tên, tập quán xã hội đặc sắc được người Dao bảo tồn...

Chiếc Cúp vô địch Đông Nam Á và sự nhiệt huyết với bóng đá của một doanh nhân

Sau khi giành chiến thắng 3-2 trước Thái Lan trong trận chung kết lượt về ngay trên sân Rajamangala, đưa Việt Nam lên ngôi vô địch ASEAN CUP 2024, Duy Mạnh và Thành Chung - hai cầu thủ của CLB Hà Nội đã chạy tới ôm chầm lấy “bầu” Hiển. “Bác ơi, anh em con làm được rồi” - cùng với cái ôm chặt, Duy Mạnh nhấc bổng vị Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển như muốn thỏa hết nỗi...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Cùng chuyên mục

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Chiêm ngưỡng ngôi điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế sau 5 năm trùng tu

Sau gần 5 năm từ thời điểm khởi công phục hồi và tôn tạo, di tích điện Kiến Trung bên trong Đại nội Huế đang dần hoàn thiện các hạng mục chính và dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành. Điện Kiến Trung là công trình đặc biệt quan trọng trong hệ thống kiến trúc các cung điện của triều Nguyễn. Ngôi điện được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến...

Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

Với những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh được UNESCO vinh danh, đến nay Thừa Thiên - Huế là tỉnh thành duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản thế giới, gồm 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) được vinh danh là Di sản tư liệu thế giới ngày 8/5/2024, là niềm tự hào...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Thánh địa Mỹ Sơn – một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.   Kỳ quan nhân loại Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song...

Mới nhất

Tổng thiệt hại do cháy rừng ở Los Angeles ước tính khoảng 50 tỷ USD

(CLO) Vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Los Angeles đang gây ra tổn thất kinh tế và bảo hiểm lớn chưa từng thấy, với tổng thiệt hại ước...

Gần Tết, làm sao giải quyết hiện tượng ‘Holiday click-off’?

'Holiday click-off' là hiện tượng bồn chồn háo hức trước mọi kỳ nghỉ lễ, Tết. Ngày lễ, Tết càng gần, trạng thái nôn nao càng cao và hiệu suất công việc càng giảm. ...

Hàng ngàn học sinh lớp 7 đến trường làm bài kiểm tra học kỳ 1 sau ‘sự cố’ đề thi

Sáng nay 10-1, hàng ngàn học sinh khối lớp 7 tại TP Thái Bình đã vào lớp để làm bài kiểm tra học kỳ 1 năm học 2024-2025, sau "sự cố" nhầm lẫn ở đề thi môn toán. ...

Ông Trump xác nhận đang dàn xếp gặp Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 9.1 xác nhận phía ông đang dàn xếp cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir...

Mới nhất

Tăng 3 phiên liên tiếp