Trang chủDi sảnThành nhà Hồ - Hành trình đến với di sản văn hóa

Thành nhà Hồ – Hành trình đến với di sản văn hóa

Tỉnh Thanh Hóa đang bước những bước vững chắc với kỳ vọng sẽ ghi danh Thành Nhà Hồ vào danh sách các Di sản văn hóa thế giới.
Với hàng loạt những hoạt động tiêu biểu như đón đoàn chuyên gia ICOMOS (Hộiđồng quốc tế về Di tích và Di chỉ – Cơ quan tư vấn của UNESCO) về thẩm tra thựcđịa; chuyến thăm của đoàn ngoại giao các nước Thường trực Ủy ban Di sản thếgiới; hoàn thành và trình UNESCO hồ sơ khoa học Thành Nhà Hồ… tỉnh Thanh Hóađang bước những bước vững chắc với kỳ vọng sẽ ghi danh Thành Nhà Hồ (huyện VĩnhLộc) vào danh sách các Di sản văn hóa thế giới.

Sức sống ở một kinh đô cổ

Đến Thành Nhà Hồ-Vĩnh Lộc những ngày đầu xuân, ta có thể cảm nhận được sức sốngmãnh liệt ở mảnh đất cố đô. Vĩnh Lộc ngày nay đang trở thành vùng đất hứa hẹnnhiều tiềm năng kinh tế, với những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.

Thêm vàođó là sự hình thành của nhiều vùng chuyên canh trồng lúa và cây công nghiệp,nhiều mô hình kinh tế mới đang được xây dựng và mở rộng cho hiệu quả kinh tếcao, hướng đến sản xuất hàng hoá tập trung như mô hình cá-lúa, chăn nuôi trangtrại.

Xung quanh khu vực Thành Nhà Hồ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ vàhuyện Vĩnh Lộc đã tiến hành cắm xong hơn 200 cột mốc chỉ giới tại 3 vùng lõigồm: Thành nội, Đàn tế Nam Giao và khu vực La thành (đê Đại La). Việc cắm cáccột mốc chỉ giới nhằm mục đích công khai phạm vi khoanh vùng bảo vệ vùng đề cửtại Di sản Thành Nhà Hồ, mặt khác giúp chính quyền và nhân dân địa phương chủđộng trong kế hoạch bảo vệ và tuyên truyền cho di sản.

Tại các hố khai quậttrong Di tích Đàn tế Nam giao (di tích vệ tinh của Thành Nhà Hồ), những ngườicông nhân vẫn hối hả làm việc trong tiết trời rét buốt, những mong góp phần côngsức nhỏ nhoi của mình để tìm kiếm dưới lớp đất cũ xưa kia những di vật quý giá,những dấu tích kiến trúc để các nhà khảo cổ, các nhà khoa học có thêm nhữngchứng cứ thuyết phục trong hành trình mở ra cánh cửa bí mật về sự hình thành,phát triển của di tích Thành Nhà Hồ và vị vua Hồ Quý Ly.

Lần theo bước chân các nhà khảo cổ, những ai đến với Thành Nhà Hồ, với Đàn tếNam Giao sẽ được chứng kiến những dấu tích nền móng kiến trúc và cấu trúc chínhcủa Đàn Nam Giao hay dấu tích của con đường linh đạo được lát bằng những phiếnđá xanh mài nhẵn – đó chính là con đường trước kia vua đã đi để vào khu vực tếtrời.

Hai năm sau khi lên ngôi, năm 1402, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng Đàn tế Nam Giaocạnh chân núi Đốn Sơn, cách trung tâm Thành Nhà Hồ chưa đầy 2km… như là mộtdấu ấn hoàn thiện cho việc định đô của vương triều Hồ. Đây chính là nơi hàng nămvương triều Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc vào nhữngdịp đại xá thiên hạ.

Sau nhiều cuộc khai quật, nghiên cứu quy mô các nhà khoahọc khẳng định đây là đàn tế duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn về mặt ditích và là Đàn Nam Giao có quy mô hoành tráng, hòa quyện giữa kiến trúc và cảnhquan thiên nhiên. Các nhà khoa học đã khẳng định, qua các thành phần kiến trúccòn lại hoàn toàn có thể phục dựng được diện mạo của Đàn Nam Giao thời Hồ.

Đến những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc

Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất An Tôn xưa (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc), cũnglà tìm về gốc tích của Thành An Tôn, Thành Tây Đô – những tên gọi khác của Thànhnhà Hồ. Thành Nhà Hồ được vua Hồ Quý Ly xây dựng vào năm Đinh Sửu (1397). Theocác tài liệu sử sách ghi lại thì ngôi thành bằng đá hoành tráng và độc nhất vônhị này được hoàn thành trong khoảng thời gian 3 tháng, để rồi chính nơi đây đãtrở thành kinh đô của nước Đại Ngu những năm đầu thế kỷ 15 (1400-1407).

Mặc dù chỉ tồn tại một khoảng thời gian ngắn ngủi trong lịch sử dân tộc,nhưng triều đại nhà Hồ đã để lại cho kho tàng nghệ thuật kiến trúc Việt Nam mộtcông trình đặc sắc chính là thành đá Nhà Hồ. Bức tường thành đồ sộ với chu vihơn 3km, chiều cao trung bình 5-6m, có chỗ cao tới 10m là một bằng chứng về sứclao động vĩ đại và tài năng tiềm tàng của nhân dân Việt Nam, là sự phản chiếu vềmột triều đại – triều đại nhà Hồ – với nhiều dấu ấn đậm nét.

Lịch sử đã từng “lãng quên” và phủ nhận những gì Hồ Quý Ly đã làm được trongkhoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ. Nhưng sau Cách mạngtháng Tám năm 1945, lịch sử đã nhận thức đúng đắn về các triều đại phong kiến vàtriều Hồ được coi như một triều đại chính thống trong lịch sử.

Và chính Hồ Quý Ly là người đã từng bước tiến hành một cuộc cải cách rộng lớntrên các mặt: kinh tế, văn hoá, xã hội… thời bấy giờ. Đó là người đề xướngphát hành tiền giấy đầu tiên ở Việt Nam; là người trọng dụng chữ Nôm với mongước chấn hưng nền văn hóa dân tộc; là người mở thêm nhiều trường học và định lạiphép thi cho có quy củ; là người mở những bệnh viện công (ngày đó gọi là “QuảngTế Thư”) để chữa bệnh bằng châm cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo… Vìnhiều lý do, những chính sách, cải cách của Hồ Quý Ly chưa thành công, nhưngnhững cải cách tiến bộ của Hồ Quý Ly đã được các triều đại sau tiếp nối, pháttriển rực rỡ sau khi đất nước giành được độc lập vào năm 1428.

Hơn tất cả, Thành Nhà Hồ là di sản được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạnđầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tưtưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc. Giống như kiến trúc Đại La và HoàngThành, Thành nhà Hồ được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam-Bắc dài hơn 900m, Đông-Tây dài hơn 700m, tường thành cao trung bình từ 7-8m,bên trong ốp đất, bên ngoài có hào sâu rộng từ 20-40m, có hệ thống 4 cửa ở cácmặt thành xây cuốn vòm, trong đó cổng phía Nam là cổng lớn nhất với chiều rộngtới 38m, cao 10m cùng 3 mái vòm lớn.

Nét độc đáo của Thành Nhà Hồ nằm ở chỗ nó được xây cất từ những khối đá tảngcực lớn, gọt đẽo vuông vức rồi ghép lại với nhau một cách tự nhiên. Ở nhiều đoạntường thành có thể thấy những khối đá tảng rất lớn, dài khoảng 7m với khối lượngkhoảng 20 tấn mỗi khối.

Để hôm nay, Thành Nhà Hồ trở thành một công trình mang giá trị nổi bật toàncầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừalà một pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúcvới cảnh quan văn hóa và thiên nhiên. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng cácvật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 nămvới nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn được bảo tồnrất tốt trong cảnh quan thiên nhiên còn hầu như nguyên vẹn.

Theo khẳng định của các nhà nghiên cứu, đây là một trong số ít các di tíchkinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, còn được bảo tồngần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng quy môkiến trúc ở khu vực Đông Nam Á. Đúng như nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier đãtừng viết: “Công trình Thành nhà Hồ là một trong những tác phẩm đẹp nhất củakiến trúc An Nam.”

Để rồi chính bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam sauchuyến thăm thực địa tại Thành Nhà Hồ hồi giữa tháng 1/2011 đã phải kinh ngạcthốt lên: “Tôi rất ấn tượng với việc xây Thành Nhà Hồ bằng việc gắn những phiếnđá rất lớn lại với nhau mà không cần đến một chất kết dính nào trong một khoảngthời gian rất ngắn, lại thực hiện hoàn toàn bằng sức người. Đây là một trong rấtnhiều bí ẩn của Thành Nhà Hồ mà các nhà khoa học Việt Nam cần tiếp tục nghiêncứu, tìm hiểu.”

Và bà Katherine Muller-Marin mong muốn rằng dù có hay không trởthành di sản văn hóa nhân loại, thì chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hoá vẫncần tiếp tục nghiên cứu những bí ẩn của Thành Nhà Hồ cũng như tiếp tục có sự đầutư thoả đáng cho công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị của ditích để nơi đây luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Với những giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc nổi bật toàn cầu nói trên, cùngnhững động thái tích cực trong quá trình vận động các nước ủng hộ đề cử Di sảnvăn hoá Thành nhà Hồ tại Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban Di sản văn hóa Thế giớitổ chức tại Bahrain vào tháng 6 tới, hy vọng Thành Nhà Hồ sẽ được ghi danh là Disản văn hóa thế giới./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thanh-nha-ho-hanh-trinh-den-voi-di-san-van-hoa-post79486.vnp

Cùng chủ đề

Agribank vinh dự đồng hành cùng “Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản”

Ngày 9/1/2025, chương trình “Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản” tổ chức tại tỉnh Lai Châu nhằm tri ân đồng bào biên giới luôn giúp đỡ, đồng hành cùng cán bộ, chiến sỹ biên phòng trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đây cũng là dịp sẻ chia tình cảm của các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và...

Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang

Năm 2025, ngành du lịch Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút nhóm du khách hạng sang, nhằm đạt mục tiêu đón trên 30 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng. Năm 2025, ngành du lịch Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút nhóm du khách hạng sang, nhằm đạt mục...

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ là kiệt tác do con người sáng tạo, công trình kỳ vĩ, độc đáo ở khu vực Đông - Nam Á. Đặt di tích trong không gian văn hóa Tây Đô, mở rộng liên kết vùng là giải pháp làm tăng sản phẩm văn hóa-du lịch, bảo lưu giá trị nổi bật toàn cầu. Mặt trong cổng phía nam Thành nhà Hồ. Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Thủ tướng Nga sắp thăm Việt Nam

(NLĐO)- Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15-1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam-Lào phấn đấu nâng kim nghạch hai nước lên tới 5 tỷ USD

Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, hai bên nhất trí phấn đấu nâng kim nghạch hai nước lên tới 5 tỷ USD trong thời gian tới. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, sáng 10/1, tại thủ đô Vientiane,...

Tiền Giang: Thăm "vương quốc rắn" độc nhất vô nhị ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với hơn 50 loài khác nhau.Tiền Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái BèTiền Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch làng cổ gắn với xây dựng nông thôn mớiTiền Giang: Liên kết...

Khách du lịch quốc tế đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, du khách quốc tế đắm mình trong chương trình nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa Chăm, thưởng thức các vũ điệu nghệ thuật dân gian Chăm trong không gian huyền thoại. Du khách tham quan bộ sinh thực khí liền khối Linga-Yoni. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Sau một ngày tạm hoãn, ngày 22/11, hơn 40 khách du lịch quốc tế đã đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Ấm áp chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

Chương trình nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới, hải đảo đón Tết đầm ấm, vui tươi và đầy đủ hơn, là một minh chứng sống động về tình đoàn kết quân-dân. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu và Đài Truyền hình...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Cùng chuyên mục

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ là kiệt tác do con người sáng tạo, công trình kỳ vĩ, độc đáo ở khu vực Đông - Nam Á. Đặt di tích trong không gian văn hóa Tây Đô, mở rộng liên kết vùng là giải pháp làm tăng sản phẩm văn hóa-du lịch, bảo lưu giá trị nổi bật toàn cầu. Mặt trong cổng phía nam Thành nhà Hồ. Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Chiêm ngưỡng ngôi điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế sau 5 năm trùng tu

Sau gần 5 năm từ thời điểm khởi công phục hồi và tôn tạo, di tích điện Kiến Trung bên trong Đại nội Huế đang dần hoàn thiện các hạng mục chính và dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành. Điện Kiến Trung là công trình đặc biệt quan trọng trong hệ thống kiến trúc các cung điện của triều Nguyễn. Ngôi điện được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến...

Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

Với những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh được UNESCO vinh danh, đến nay Thừa Thiên - Huế là tỉnh thành duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản thế giới, gồm 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) được vinh danh là Di sản tư liệu thế giới ngày 8/5/2024, là niềm tự hào...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Mới nhất

Tăng 3 phiên liên tiếp

Giá vàng chiều nay 10/01/2025: Giá vàng thế giới tăng 3 phiên liên tiếp, áp sát mốc 2.700 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng trong nước đồng loạt đi ngang. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 10/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một...

Nông dân Vĩnh Phúc sành công nghệ, xây nền nông nghiệp bền vững

Mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, những năm qua, nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tận dụng tốt thời cơ, tạo động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp bứt phá, phát triển. Nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, thanh long trái vụ đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông...

Tổng thiệt hại do cháy rừng ở Los Angeles ước tính khoảng 50 tỷ USD

(CLO) Vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Los Angeles đang gây ra tổn thất kinh tế và bảo hiểm lớn chưa từng thấy, với tổng thiệt hại ước...

Gần Tết, làm sao giải quyết hiện tượng ‘Holiday click-off’?

'Holiday click-off' là hiện tượng bồn chồn háo hức trước mọi kỳ nghỉ lễ, Tết. Ngày lễ, Tết càng gần, trạng thái nôn nao càng cao và hiệu suất công việc càng giảm. ...

Mới nhất

Tăng 3 phiên liên tiếp