Trang chủDi sản“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống


VHO – Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều giá trị di sản, quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc…

  Đây là những vấn đề được nhìn nhận tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch” do Viện VHNT quốc gia Việt Nam (VICAS), Sở VHTT Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích phối hợp tổ chức mới đây tại TP Ninh Bình.

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống - ảnh 1
Di sản văn hóa luôn được xác định là kho báu vô giá, cần bảo vệ và phát huy. Trong ảnh: Du khách tham quan cố đô Hoa Lư. Ảnh: TR.HUẤN

Nhiều hạn chế, bất cập

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện VHNT quốc gia Việt Nam nhìn nhận, trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển đất nước, các di tích lịch sử, văn hóa đã và đang được Nhà nước, cộng đồng nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp chung tay bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.

Tuy nhiên, quá trình này bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, điển hình như việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích có lúc, có nơi chưa bảo đảm các quy định của pháp luật; chất lượng nhân lực quản lý, thực hiện bảo tồn, tu bổ di tích còn hạn chế. Vai trò của các bên tham gia bảo tồn, tôn tạo di tích, khai thác phát triển kinh tế, du lịch, đặc biệt là vai trò của cộng đồng chưa có sự phân cấp, xác định trách nhiệm, phân chia lợi ích rõ ràng.

Theo KTS Trần Quốc Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích (Bộ VHTTDL), thông qua bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và du khách về bản sắc, giá trị di sản văn hóa; thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, phát triển các sản phẩm văn hóa, kinh tế, dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân thời gian qua đã được đẩy mạnh.

Thế nhưng, nhìn tổng quan thì quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa gắn với công tác giáo dục, phát triển văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra yêu cầu sớm có các giải pháp, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa trong thời gian tới.

Từ thực trạng nói trên, nhiều chuyên gia đã phân tích, đề xuất các giải pháp, mô hình, bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa phục vụ giáo dục, phát triển kinh tế, du lịch. Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương có thế mạnh về di sản văn hóa cũng như những bước đi hiệu quả nhằm bảo tồn, phát huy giá trị kho báu di sản này, Giám đốc Sở VHTT Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ, Ninh Bình luôn xác định di sản văn hóa là tiềm năng và thế mạnh, từ đó, đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch, nhất là hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu.

“Đã có hàng nghìn lượt di tích được trùng tu tôn tạo; nhiều di tích đã phát huy tốt giá trị, góp phần giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc; nhiều di tích, danh thắng đã trở thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế…”, ông Cường cho biết.

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống - ảnh 2
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: ANH TUẤN

Đảm bảo tính liên tục, không đứt gãy

Nhìn nhận về chiến lược bảo tồn giá trị di sản và phát huy bản sắc đô thị Việt Nam, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn (Chủ tịch NgoViet Architects & Planners) lưu ý, quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội. Tuy nhiên cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị, đặc biệt về quy hoạch, kiến trúc và môi trường.

Việt Nam với hàng năm lịch sử, có nhiều đô thị cổ kính. Nhưng đến nay mới chỉ có Huế, Hội An xác định được khu vực trung tâm lịch sử và áp dụng các chính sách bảo tồn hiệu quả. TSKH Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, đa số các đô thị khác, đặc biệt là các đô thị đang phát triển mạnh như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long…, nhiều giá trị di sản quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh: “Việc nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam hiện nay chỉ tập trung bảo vệ công trình di tích mà coi nhẹ sự cần thiết của giải pháp tổng thể cho các khu trung tâm lịch sử và vùng di sản là một sai lầm chiến lược”. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều không gian di sản bị xâm phạm gián tiếp bởi công trình lân cận. Mặt khác, nhà quản lý đã bỏ qua cơ hội vàng để chỉnh trang những khu phố di sản hấp dẫn về văn hóa lịch sử, có sức thu hút, đem lại nguồn thu ngân sách lớn. Trên thế giới, các đô thị di sản quan trọng đều nhận thức rõ vai trò của việc bảo tồn khu vực trung tâm lịch sử, phát triển các khu vực đô thị mới hiện đại.

Chuyên gia này cũng đặc biệt lưu ý, việc cho rằng bảo tồn di sản không đem lại hiệu quả kinh tế cao, để lấy cớ cho việc xây dựng mới các khu vực lịch sử xuống cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho địa phương, là một quan điểm sai lầm thường được sử dụng để biện minh cho các dự án xâm phạm di sản. “Nhiều nhà quản lý đô thị chưa nhận ra rằng giá trị kinh tế của việc bảo tồn di sản có thể cao hơn nhiều so với việc phá bỏ để xây dựng các công trình cao tầng hiện đại”, theo KTS Ngô Viết Nam Sơn.

PGS. TS Bùi Thanh Thủy (Đại học Văn hóa Hà Nội) đề cập đến các mô hình thực tiễn liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, giáo dục truyền thống thông qua du lịch. “Các di tích lịch sử văn hóa luôn và cần được bảo vệ, phát huy nhằm giáo dục truyền thống, kết nối quá khứ và tương lai cho các thế hệ sau. Đây là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời, là những chứng tích, vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về quá khứ cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc, là bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc…”, PGS.TS Bùi Thanh Thủy nhấn mạnh

Nhấn mạnh ý nghĩa lớn nhất của công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích là đảm bảo tính liên tục, không đứt gãy của truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, PGS.TS Bùi Thanh Thủy cho rằng, việc bảo tồn sẽ làm cho đời sống của cộng đồng trở nên phong phú, sâu sắc, trở thành “thành lũy” của các giá trị truyền thống, lịch sử, bản sắc trong xu thế hội nhập. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/thanh-luy-cho-cac-gia-tri-truyen-thong-110016.html

Cùng chủ đề

Trao giải cuộc thi viết về bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Ngày 28/11, Báo Kinh tế và đô thị tổ chức lễ tổng kết chương trình truyền thông và trao giải cuộc thi viết về "Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024". ...

Vì sao bác bảo vệ hơn 60 tuổi vẫn phải đóng BHXH bắt buộc?

(Dân trí) - Nhiều người lao động lớn tuổi vẫn được các doanh nghiệp thuê làm bảo vệ. Họ có hợp đồng lao động nên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, dù đã đủ tuổi nghỉ hưu. Công ty của chị Hoa thuê một số lao động lớn tuổi làm bảo vệ. Chị Hoa ngạc nhiên khi biết hằng tháng những bảo vệ này vẫn trích lương để đóng BHXH bắt buộc.Chị Hoa thắc mắc: "Văn...

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa đảo trực tuyến”. ...

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo sẽ bổ sung những quy định nhằm bảo vệ nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Cùng chuyên mục

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Mới nhất

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Mới nhất