Với những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp, những năm qua các cấp, ngành chức năng các huyện biên giới xứ Thanh đã bám sát tình hình thực tế, có nhiều cách làm sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân. Qua đó, tạo bước đột phá trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân ở địa bàn biên giới.Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phân bố chủ yếu trên địa bàn 31 tỉnh. Với các chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn đã có bước phát triển mới.Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.Công trình cấp nước ấp Cồn Chim là một trong 3 công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đầu tư (bao gồm: Trạm cấp nước ấp Cồn Cò, trạm cấp nước ấp Cồn Phụng và trạm cấp nước ấp Cồn Chim) , với tống mức đầu tư 13 tỷ đồng.Nhằm nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 2820/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng ngày 30/10/2024 về Thực hiện Tiểu dự án 2, Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.Nói đến miền Tây Bắc, không thể không nhắc tới những con đèo nổi tiếng là hùng vĩ và hiểm trở, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách mọi miền. Và từ lâu, người ta vẫn nhắc tới danh tiếng của “Tứ đại đỉnh đèo” của miền Tây Bắc Việt Nam với bao điều kỳ thú vẫy gọi con người chinh phục để khám phá.Theo thông tin từ Ban Tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024, Hội chợ sẽ được tổ chức trong 5 ngày, từ 6 – 10/12, tại Sân vận động huyện biên giới Thường Xuân.Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phân bố chủ yếu trên địa bàn 31 tỉnh. Với các chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn đã có bước phát triển mới.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong tuần qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã triển khai 3 lớp tập huấn phần mềm quản lý tài chính nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các chủ rừng của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang triển khai thí điểm ERPA. Đây là phần mềm nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 4362/UBND-NNTN, chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai hiệu quả chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum vừa ban hành Thông báo số 85/TB-SKHĐT về chấm dứt hoạt động dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.Sở Công Thương Bình Định đôn đốc nhà thầu khẩn trương tập kết các thiết bị, tranh thủ thời tiết nắng ráo hoàn thành việc lắp điện cho người dân làng O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.Trước thực trạng thời gian gần đây, các xe chở dăm gỗ rơi vãi trên nhiều tuyến đường gây ô nhiễm môi trường, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang nghiên cứu lắp 5 Camera giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý.
Điển hình như tại huyện Quan Hóa, đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực. Trong đó, nổi bật là việc thực hiện Dự án 10 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Thông qua các hoạt động như, hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới từng thôn bản, góp phần giúp đồng bào dân tộc nơi đây hiểu rõ quy định của pháp luật, qua đó đồng bào hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong chấp hành pháp luật.
Chỉ tính riêng trong năm 2024, toàn huyện đã tổ chức phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật được 241 cuộc. Đối tượng tham gia là lãnh đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, công chức các xã, thị trấn; Bí thư kiêm Trưởng bản, các đoàn thể, Người có uy tín và người dân trên địa bàn 107 bản, khu phố, với tổng số người được tuyên truyền trực tiếp là 18.354 lượt người; cấp phát 18.354 tài liệu về pháp luật.
Ông Hà Văn Hưng, một người dân xã Hiền Kiệt, chia sẻ: “Thông qua các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật tại địa phương, tôi đã hiểu rõ hơn về những luật cơ bản gắn liền với đời sống hàng ngày như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ rừng, và Luật Hôn nhân và Gia đình. Những kiến thức này không chỉ giúp tôi nâng cao nhận thức mà còn trang bị kỹ năng để bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn”.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Tư pháp huyện Quan Hóa chia sẻ, các buổi tuyên truyền không chỉ mang đến những kiến thức pháp luật cần thiết mà còn tạo cơ hội để bà con trao đổi, đặt câu hỏi và nhận được giải đáp cụ thể, từ đó áp dụng hiệu quả pháp luật vào cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là hoạt động mang tính thời điểm mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật trong cộng đồng…
Tại huyện Mường Lát, để nâng cao nhận thức pháp luật trong Nhân dân, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát đã đưa nội dung công tác tuyên truyền PBGDPL vào nghị quyết để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.
Đồng thời, duy trì hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL và đội ngũ báo cáo viên pháp luật; thường xuyên bổ sung và cập nhật các đầu sách pháp luật; các văn bản pháp luật mới ban hành tại tủ sách pháp luật ở 8 xã, thị trấn. Những địa bàn có vùng biên giới, việc tuyên truyền, PBGDPL cho người dân thường được kết hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, công an và cấp ủy, chính quyền địa phương.
Trưởng Phòng Tư pháp huyện Mường Lát Lại Phạm Sơn cho biết: Thời gian qua, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã xây dựng các văn bản tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác PBGDPL; nội dung, hình thức tuyên truyền được định hướng ngay từ đầu năm.
Các kế hoạch, chương trình được cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, từng địa phương. Trên cơ sở đó, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã được củng cố, kiện toàn gồm 22 người; số đội ngũ tuyên truyền viên các xã, thị trấn có 96 người; 88 tổ hòa giải ở cơ sở, với 456 hòa giải viên các thôn, bản.
Để công tác tuyên truyền thực sự mang lại hiệu quả, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã lựa chọn những báo cáo viên, tuyên truyền viên là người dân tộc, giàu kinh nghiệm, am hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt địa phương, trực tiếp tham gia các buổi tuyên truyền bằng tiếng địa phương…
Các hình thức tuyên truyền cũng được đa dạng như trình chiếu video, hình ảnh minh họa, phát các tờ rơi pháp luật tạo sự gần gũi, thu hút sự chú ý lắng nghe của người dân, giúp người dân dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện. Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến các luật, quy định mới ban hành, các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm nhất là Luật Biên giới quốc gia, Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, công tác tuyên truyền, PBGDPL đã góp phần nâng cao hiểu biết luật cho người dân, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, hạn chế, ngăn ngừa, các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Đặc biệt, từ đầu năm 2024 đến nay, Phòng Tư pháp huyện Mường Lát đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền, PBGDPL được 2 hội nghị với 514 lượt người tham gia, đối tượng là cán bộ tư pháp – hộ tịch các xã, thị trấn; tổ trưởng các tổ hòa giải, tổ viên tổ hòa giải, bí thư chi bộ thôn bản trên địa bàn.
Nội dung tập trung giới thiệu một số điểm cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật Thanh tra năm 2022; Luật Phòng chống, bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022… UBND các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền, PBGDPL được 46 cuộc, với 8.123 lượt người tham dự. Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Thanh Hóa tổ chức triển khai tư vấn pháp luật miễn phí cho Nhân dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo cần trợ giúp theo quy định của pháp luật.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác PBGDPL tại các huyện biên giới xứ Thanh đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật của Nhân dân các dân tộc, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-hoa-nhieu-hinh-thuc-dua-phap-luat-den-voi-nguoi-dan-vung-bien-1733364277530.htm