Bao năm qua, Đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã luôn khẳng định được là những tấm gương điển hình về sự chịu khó, sáng tạo, làm chủ các mô hình kinh tế, đặc biệt họ còn là những người sát cánh hỗ trợ trực tiếp được nhiều gia đình gặp khó khăn về vốn, giống, kỹ thuật và việc làm để vươn lên giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Những hành động, việc làm của Người có uy tín cũng đang góp phần nâng cao nhận thức cho mỗi người dân, cộng đồng thay đổi tư duy trong sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sốngThời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là “cánh tay nối dài” của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, nơi phum sóc, đồng bào xem đội ngũ Người có uy tín là “điểm tựa”, bởi họ luôn gần gũi, tìm cách giúp đỡ khi đồng bào gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.Sáng 04/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa để phòng tránh, ứng phó thiên tai, cần có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi.Bao năm qua, Đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã luôn khẳng định được là những tấm gương điển hình về sự chịu khó, sáng tạo, làm chủ các mô hình kinh tế, đặc biệt họ còn là những người sát cánh hỗ trợ trực tiếp được nhiều gia đình gặp khó khăn về vốn, giống, kỹ thuật và việc làm để vươn lên giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Những hành động, việc làm của Người có uy tín cũng đang góp phần nâng cao nhận thức cho mỗi người dân, cộng đồng thay đổi tư duy trong sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sốngChiều 04/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, trong đó các đại biểu Quốc hội rất chú trọng thảo luận về tình hình biến đổi khí hậu.Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là “cánh tay nối dài” của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, nơi phum sóc, đồng bào xem đội ngũ Người có uy tín là “điểm tựa”, bởi họ luôn gần gũi, tìm cách giúp đỡ khi đồng bào gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.Gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, tỉnh Cà Mau đã đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tập trung hỗ trợ cây, con giống, tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ đồng bào Xơ Đăng trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp đồng bào Xơ Đăng thay đổi tư duy sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.Bản trôi, nhà mất, nhiều phận đời chìm nổi, trắng tay sau cơn cuồng nộ của thiên tai. Cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn. Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sau thiên tai để có cái nhìn toàn diện, có giải pháp khả quan, sát thực tế đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề – Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (Ngày hội) ra đời xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới. Nhìn từ việc tổ chức Ngày hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy, mục đích của Ngày hội đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.Thuốc là mặt hàng đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Vì vậy, việc luật hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử là rất cần thiết .Sáng nay, ngày 4/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Hội giảng năm nay với chủ đề “Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Gương mẫu, sáng tạo, số hóa, hội nhập – Động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, bao trùm”.Những năm gần đây, từ tổ chức và phát huy hiệu quả thực hiện Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi cuộc sống, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên địa bàn huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận).Từ 1/1/2025, người điều khiển mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
Tận tụy với bản làng
Tại huyện Mường Lát, một trong những huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, vai trò của Người có uy tín luôn được đặc biệt coi trọng. Những già làng, trưởng bản không chỉ là “cầu nối” quan trọng giữa Đảng, chính quyền với người dân, mà còn là những người tiên phong trong công cuộc vận động, dẫn dắt đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Già làng Lò Văn Khằng, dân tộc Khơ Mú sống tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, là một minh chứng sống động.
Chúng tôi tìm đến khu phố Đoàn Kết vào một buổi chiều cuối tháng 10. Con đường dẫn vào bản khang trang với những căn nhà sàn kiên cố, khác hẳn với hình ảnh ngôi làng nghèo khó với những căn nhà mái lá lụp xụp của trước kia.
Già Khằng, trong bộ trang phục dân tộc, tiếp đón tôi bằng nụ cười thân thiện. “Khu phố Đoàn Kết có 169 hộ, với 786 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Trước đây, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào việc trỉa ngô trên nương, trên rẫy, cuộc sống rất vất vả. Giờ đây, con cháu người Khơ Mú đã biết trồng lúa nước, trồng sắn, biết chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,” già Khằng chia sẻ.
Theo lời ông Khằng, chính sự thay đổi về nhận thức và phương thức sản xuất của người dân đã góp phần vào sự đổi thay của bản làng. Những ngày đầu triển khai các mô hình kinh tế mới, ông đã không ngại khó khăn, ngày ngày sát cánh cùng Ban Chi ủy khu phố, đến từng nhà vận động bà con thay đổi tập quán cũ. Ông đi từng ngõ, gọi cổng từng nhà, nắm tay từng người dân, kiên trì giảng giải về lợi ích của việc chăn nuôi, trồng trọt theo kỹ thuật mới. Ông Khằng hiểu rằng, để bà con thay đổi tư duy, cần nhất là niềm tin và lòng kiên nhẫn của người đi vận động. “Có những ngày nắng cháy da, tôi cũng cùng bà con ra đồng chỉ bảo cách cấy lúa, cách chăm sóc cây trồng, chỉ mong sao bà con đừng lùi bước mà phải mạnh dạn tiến lên,” ông bộc bạch.
Sự tận tâm của ông không chỉ giúp đồng bào từ bỏ được tập quán sản xuất lạc hậu, mà còn biết áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Giờ đây, nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình trồng rừng, trồng lúa cho năng suất cao, giúp đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong khu phố Đoàn Kết đã giảm đáng kể, trẻ em chăm chỉ đến trường, làng bản sạch đẹp hơn, đồng bào đã được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh.
Vận động người dân phát triển kinh tế
Cũng như ông Khằng, ông Trần Văn Hùng, Người có uy tín tại thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, cũng là tấm gương tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế. Dù đã ngoài 70 tuổi, ông Hùng vẫn nhiệt huyết trong các hoạt động cộng đồng. Ông được người dân bầu làm Người có uy tín từ năm 2012 đến nay và đã không ngừng nỗ lực trong việc vận động bà con phát triển kinh tế gia đình. “Những năm đầu khi vận động bà con nuôi trâu bò, có nhiều người không tin, vì họ nghĩ rằng chỉ trồng ngô, trồng lúa mới có lương thực để ăn,” ông Hùng nhớ lại.
Với sự kiên trì, ông Hùng đã thuyết phục được bà con thử nghiệm mô hình chăn nuôi trâu bò và dần nhận thấy hiệu quả. Ông vận động các phụ huynh cho con em trong độ tuổi đến trường, giúp bà con hiểu rằng “đầu tư cho con cái học hành chính là đầu tư cho tương lai”. Bên cạnh đó, ông còn làm tốt vai trò hòa giải các tranh chấp, xích mích trong thôn, góp phần giữ gìn an ninh trật tự của địa phương.
Đặc biệt, ông còn chủ động giúp đỡ 6 hộ khó khăn trong thôn khai thác 12ha keo và 3ha cao su của gia đình mình, giúp mỗi hộ thu về khoảng 45 triệu đồng mỗi năm. “Đồng bào có ấm no, có an vui thì cộng đồng mới phát triển được,” ông Hùng nhấn mạnh.
Không chỉ là người dẫn đường cho bà con trong sản xuất, ông Hùng còn tích cực vận động người dân hiến đất, cây cối, vật liệu để mở rộng đường giao thông. Khi tôi hỏi về quá trình vận động, ông cho hay, gia đình ông đã gương mẫu hiến đất, cây trồng trước để người dân tin tưởng làm theo.
Bằng sự mẫu mực và tinh thần tiên phong, ông và gia đình còn tặng thôn bộ âm thanh phục vụ công tác tuyên truyền chính sách. Sự đồng lòng của người dân trong thôn Đức Thắng đã giúp hoàn thiện hơn 4km đường bê tông, hơn 4km đường điện chiếu sáng, góp phần đáng kể vào quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nhờ vào sự nỗ lực của Người có uy tín và chính quyền địa phương, huyện Như Xuân đã đạt được những kết quả tích cực: Đến giữa năm 2024, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của huyện còn 9,94%, giảm gần 7% so với năm 2021.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đánh giá, đội Ngũ Người có uy tín của tỉnh luôn là lực lượng tiên phong, tạo ra nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự, và phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, Người có uy tín không chỉ đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với người dân mà còn là người truyền tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến cấp trên, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-hoa-nguoi-co-uy-tin-sat-canh-cung-dong-bao-dtts-mien-nui-phat-trien-kinh-te-1730707691735.htm