Trong những năm qua, với sự tận tụy và tâm huyết của đội ngũ những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa, đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân, từ việc nâng cao ý thức pháp luật, đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, thực hiện các phong trào thi đua ở cơ sở và thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.Thấy có người bị đuối nước, những học sinh này nhanh trí chọn điểm phù hợp để bơi ra cứu. Hành động dũng cảm của các em được ghi nhận và tặng thưởng.“Festival Thổ cẩm Lào Cai – Sắc màu văn hóa năm 2024” vừa diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, là những bộ áo dài thổ cẩm mang màu sắc văn hóa dân tộc Tày đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.Ngày 12/11/2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỉ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”; khởi động Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954.Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại những nhận xét, đánh giá của đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Dự án và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tại Trà Vinh. Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương. Người phụ nữ khuyết tật “biến” đất sét thành hoa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV – năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 11. Là địa phương có trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, Đồng Nai xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần IV – năm 2024, xung quanh nội dung này.Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng Bình cũng từng bước được nâng lên.Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành “đòn bẩy”, góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng khó.
Góp sức vì sự phát triển nơi bản làng
Thanh Hóa hiện có hơn 1.280 Người có uy tín, là những điển hình được Nhân dân tin cậy và coi trọng. Họ là những “cầu nối” trực tiếp đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đặc biệt, bằng uy tín của mình, những Người có uy tín đã và đang tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở; đồng thời tích cực vận động quần chúng thực hiện nếp sống văn minh, tuân thủ pháp luật và bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Là một Người có uy tín luôn trăn trở vì sự phát triển của quê hương, ông Lầu Minh Pó, Người có uy tín tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, rất tâm huyết với công tác tuyên truyền, vận động bà con đồng bào Mông tuân thủ pháp luật và giữ gìn bản sắc văn hóa. Với thực tế hiểu rõ đồng bào Mông tại địa phương, ông Pó rất chia sẻ, trăn trở với những khó khăn khi bà con thiếu kiến thức pháp luật nên dễ bị tác động bởi các đối tượng xấu.
Theo ông Pó, tình trạng hạn chế nhận thức về pháp luật là vấn đề đáng lo ngại ở một bộ phận đồng bào dân tộc Mông, nhất là những người trẻ. Sự thiếu hiểu biết này khiến họ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động trái pháp luật, bị dụ dỗ bởi những tư tưởng sai lệch, hay thậm chí là ảnh hưởng bởi các tổ chức tà đạo, gây xáo trộn trật tự an ninh xã hội. Những Người có uy tín phải thường xuyên phải theo dõi sát sao tình hình tư tưởng trong đồng bào, đặc biệt đối với các khuynh hướng như tư tưởng “nhà nước Mông”, các tà đạo, hay vấn đề di cư tự do không theo quy định.
Ông Lầu Minh Pó cũng bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ mai một các nét văn hóa phi vật thể của người Mông. Mặc dù chính quyền đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, nhưng những nét đặc trưng như hát giao duyên của thanh niên, hát trong các dịp đám ma, đám cưới, hay các nhạc cụ dân gian như sáo Mông, đàn môi, thêu váy truyền thống đang dần bị quên lãng. Thế hệ trẻ ít quan tâm hoặc không còn biết đến các giá trị văn hóa này, dẫn đến nguy cơ mai một của những nét đẹp đặc trưng của người Mông.
Ông Pó kiến nghị cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tuyên truyền và vận động đồng bào nâng cao nhận thức pháp luật, tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ông cũng đề xuất đổi mới hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là sử dụng song ngữ nhằm đảm bảo thông tin dễ tiếp cận hơn với đồng bào, phù hợp với trình độ nhận thức của họ.
“Việc tuyên truyền đúng đắn không chỉ giúp bà con hiểu rõ pháp luật mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước,” ông Pó nhấn mạnh.
Để những Người có uy tín làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở, tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật hướng tới đối tượng Ngưởi có uy tín tại các huyện miền núi. Các hội nghị đã trở thành cầu nối quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ thôn, bản và những Người có uy tín nâng cao kiến thức về pháp luật và kỹ năng tuyên truyền.
Ông Triệu Phúc Quý, dân tộc Dao, là già làng, Người có uy tín tổ dân phố Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy) cho biết: trong các buổi tập huấn, báo cáo viên đã truyền tải nhiều chuyên đề thiết thực, dễ hiểu, liên quan trực tiếp đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Những nội dung như Luật An ninh mạng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước đang được áp dụng tại các địa phương là những chủ đề được đặc biệt chú trọng.
Thông qua các buổi tập huấn, đội ngũ Người có uy tín không chỉ được trang bị thêm kiến thức pháp luật mà còn được bổ sung các kỹ năng thiết yếu để vận động, tuyên truyền hiệu quả hơn trong cộng đồng. Những buổi tập huấn này tạo điều kiện cho Người có uy tín như ông Quý, ông Pó và nhiều người khác củng cố thêm kiến thức và kỹ năng, từ đó giúp họ tự tin hơn khi giải thích, vận động bà con chấp hành chính sách pháp luật, phòng tránh các hành vi vi phạm, cũng như hiểu rõ hơn về các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội đang triển khai trên địa bàn.
“Sau các hội nghị tập huấn, tôi thường xuyên truyền tải, chia sẻ kiến thức pháp luật và các chủ trương của Đảng và Nhà nước đến bà con trong các buổi họp thôn bản. Vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc trên địa bàn”, ông Triệu Phúc Quý cho hay.
Giữ gìn sự bình yên trong thôn bản
Tại huyện Thường Xuân, ông Cầm Bá Tiến, người dân tộc Thái ở thôn Bù Đồn, xã Vạn Xuân được biết đến là một Người có uy tín, một tấm gương điển hình về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Ông luôn tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động bà con tuân thủ tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong những năm qua, ông đã đóng góp rất lớn trong việc phổ biến những quy định pháp luật về phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến với người dân trong thôn.
Thông qua các buổi họp thôn và các cuộc trò chuyện hàng ngày, ông Tiến kiên nhẫn giải thích, khuyến khích bà con tham gia các phong trào phát triển kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, giúp nâng cao đời sống và thoát nghèo.
Ngoài ra, ông Tiến còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, hòa giải mâu thuẫn trong thôn. Từ những xích mích nhỏ đến các vấn đề lớn hơn, ông luôn cố gắng tìm cách giải quyết ổn thỏa, tạo sự đồng thuận và duy trì không khí hòa hợp, gắn bó trong cộng đồng.
Có thể khẳng định, Người có uy tín ở Thanh Hóa là lực lượng đặc biệt, đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và góp phần không nhỏ trong việc phát triển bền vững ở vùng DTTS. Sự tận tụy và tâm huyết của họ đã tạo nên những chuyển biến tích cực, từ việc nâng cao ý thức pháp luật đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ để đội ngũ Người có uy tín phát huy hết khả năng, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của vùng DTTS miền núi.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-hoa-nguoi-co-uy-tin-phat-huy-vai-tro-doi-voi-su-phat-trien-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-1731429278177.htm