Trang chủNewsThời sựThanh Hóa: Hiệu quả từ những cơ chế, chính sách đặc thù...

Thanh Hóa: Hiệu quả từ những cơ chế, chính sách đặc thù dành cho vùng DTTS và miền núi


Trên địa bàn vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế hiệu quả
Trên địa bàn vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù

Trong giai đoạn 2011-2023, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ khu vực miền núi phát triển, như: Đề án xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020; Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế – xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025…

Ngoài ra, các sở, ban, ngành trong tỉnh cũng đã chung tay giúp đỡ các huyện miền núi xây dựng các chương trình, đề án, dự án về hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường, lớp học, cơ sở y tế, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm…

Từ thực tiễn cho thấy, những chính sách riêng của tỉnh, là tiền đề quan trọng để các huyện miền núi xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhiều huyện đã tập trung xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả cho người dân, bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Đây cũng được xác định là chính sách thiết thực tạo đòn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh, đã góp phần không nhỏ trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn 11 huyện miền núi. Hiện nay, khu vực miền núi có 68 xã đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã; có 122 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Điều này góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao xứ Thanh.

Đặc biệt, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, đã mang đến luồng sinh khí mới cho đồng bào các dân tộc vùng cao.

Từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh
Từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh

Trong 28 chỉ tiêu của chương trình, đến nay có 11/28 chỉ tiêu đề ra đạt và vượt mức kế hoạch (bằng 39,28%). Nổi bật trong đó là các lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các địa phương

Ngoài ra, từ những chính sách ưu đãi về nông nghiệp, nhiều địa phương miền núi đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại gắn với ngành nghề nông thôn; quy hoạch các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung phục vụ các nhà máy chế biến…

Điển hình như các huyện Thạch Thành, Thọ Xuân… đã quy hoạch vùng mía nguyên liệu có diện tích lớn; vùng sắn nguyên liệu ở các huyện Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân chiếm 89% tổng diện tích sắn nguyên liệu toàn tỉnh; vùng trồng cây ăn quả ở các huyện Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân… chiếm 43% tổng diện tích cây ăn quả tập trung toàn tỉnh…

Diện mạo nông thôn, miền núi xứ Thanh ngày càng khởi sắc
Diện mạo nông thôn, miền núi xứ Thanh ngày càng khởi sắc

Những con số ấn tượng

Trong giai đoạn 2012-2025, tỉnh Thanh Hóa đã đã bố trí hơn 11 nghìn tỷ đồng cho Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi, trong đó, vốn Trung ương là hơn 6,4 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh là hơn 1,7 tỷ, vốn ngân sách huyện, xã và huy động khác là gần 3 tỷ đồng.

Để tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội cho 11 huyện miền núi, các sở, ban, ngành ở Thanh Hóa luôn xác định, phải phối hợp để xây dựng các chương trình, đề án, dự án (DA) về hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường lớp học, cơ sở y tế, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm…

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp và huy động tối đa các nguồn lực đã giúp khu vực miền núi xứ Thanh đạt được những kết quả nổi bật: Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở 11 huyện miền núi còn 25.651 hộ (chiếm tỷ lệ 11,04%), giảm 4,15% so với cuối năm 2022; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 32.551 hộ (chiếm tỷ lệ 14,01%), giảm 3,06% so với cuối năm 2022. Cuối năm 2023, hộ nghèo là người DTTS của tỉnh còn 23.541 hộ (chiếm tỷ lệ 14,75%), giảm 8.632 hộ (tương ứng giảm 5,11%) so với cuối năm 2022.

Đến nay, đã có 100% đường giao thông được cứng hóa từ thôn, bản đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 93,6%; đã hoàn thành đầu tư hạ tầng cấp điện cho 23 thôn, bản của 6 huyện; hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền hình được mở rộng, có 2.904 trạm thu phát sóng và 363 trạm truy cập internet, đảm bảo phủ sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, truyền hình đến 100% trung tâm các xã…

Từ những con số ấn tượng trên cho thấy những chính sách của tỉnh hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào vươn lên giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này được minh chứng cụ thể, đó là: Nếu như thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2020 đạt 33,1 triệu đồng, cao gấp 3,31 lần so với năm 2012, thì đến năm 2023 đạt 41,33 triệu đồng, tăng 8,38 triệu đồng so với năm 2020; kinh tế toàn vùng liên tục tăng trưởng qua các năm, bình quân giai đoạn 2021-2023 tốc độ tăng giá trị sản xuất của 11 huyện miền núi đạt 5,95%…

Với những kết quả đạt được có thể khẳng định, những chính sách hỗ trợ thiết thực đã giúp cho vùng nông thôn miền núi của tỉnh chuyển mình mạnh mẽ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào DTTS xứ Thanh phát triển ổn định trên mọi lĩnh vực.

Thanh Hóa: Nỗ lực để không còn ai bị bỏ lại phía sau





Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-hoa-hieu-qua-tu-nhung-co-che-chinh-sach-dac-thu-danh-cho-vung-dtts-va-mien-nui-1721896422537.htm

Cùng chủ đề

Trường tự chủ tài chính nhưng có tiền… vẫn không tiêu được

TPO - Hiện nay nhiều trường gặp tình trạng “có tiền nhưng việc đầu tư rất khó khăn”. Chẳng hạn, các vấn đề liên quan phòng cháy chữa cháy, quy hoạch, liên quan đánh giá tác động môi trường, liên quan đến đầu tư đều gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng trên được PGS.TS Phạm Tiến Đạt nêu tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 của Hội đồng Hiệu trưởng...

Gia Lai hiện thực hóa việc phát triển năng lượng tái tạo

Còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyếtGia Lai được Bộ Công Thương đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nguồn điện năng tái tạo như điện gió, điện mặt trời mái nhà, thủy điện, điện sinh khối...Ngày 30.7, thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, ngành chức năng đang cập nhật nội dung Quy hoạch điện VIII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn...

Doanh nghiệp muốn thuê rừng ở Kbang trồng dược liệu

Một số doanh nghiệp đã thử nghiệm trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo, tràm tại huyện Kbang có kết quả tốt, thu được lợi nhuận cao.Chủ tịch UBND huyện Kbang Nguyễn Văn Dũng - cho biết: “Huyện luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nuôi trồng, phát triển dược liệu cũng như phục vụ phát triển du lịch, nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Quan trọng hơn cả là bảo...

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Xây dựng TPHCM phát triển như kỳ vọng, mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đó là những cảm xúc mà đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo SGGP, vào tối 22-7. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đồng thời khẳng định, TPHCM quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển để xứng đáng với niềm tin yêu, gửi gắm của đồng chí...

Đồng loạt tăng lương, áp dụng chế độ mới, hàng chục triệu người hưởng lợi

Đó là kết quả được phân tích, đánh giá tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Thực hiện kịp thời các chính sách xã hội    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh: Tống Giáp). Hội nghị diễn ra chiều 18/7, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Bộ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Giang tổ chức Hội thảo về giải pháp phát huy vai trò Người có uy tín

Sau Hội thảo, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Sơn Động tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Sơn Động năm 2024. Người có uy tín chung sức thực hiện Chương trình MTQG 1719 Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-giang-to-chuc-hoi-thao-ve-giai-phap-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-1723629369236.htm

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng...

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng...

Quảng Nam lần đầu tổ chức Lễ hội ớt A Riêu

Cạnh đó, đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các xã, thị trấn và Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang sẽ diễu hành, rước vật thiêng (ớt A Riêu) từ cổng chính lên đến khu vực Quảng trường Sông Ngân (nằm trong khu du lịch).Ngoài ra, huyện Đông Giang còn tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại lễ hội như môn việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh...

Bắc Ninh công bố 167 dự án thu hút đầu tư năm 2024, định hướng năm 2030.

Cụ thể, các dự án trong danh mục phê duyệt, được phân bổ rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng đều cho tất cả các khu vực, với diện tích sử dụng đất khoảng 11.638ha, để các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện. Trong đó, thành phố Bắc Ninh dẫn đầu với 43 dự án, điển hình, như Khu Đô thị mới phía Tây Bắc thành phố...

Bài đọc nhiều

Đề xuất tăng giới hạn tuổi tàu container được đăng ký tại Việt Nam

Điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị định đang được Bộ Giao thông...

Vietnam Next-Gen Fashion: Sân chơi mới cho các tài năng thiết kế thời trang trẻ

Đạo diễn Long Kan sáng lập sàn diễn chuyên nghiệp Vietnam Next-Gen Fashion dành cho những tài năng thời trang mới. Đạo diễn Long Kan (bìa trái) cùng các nhà thiết kế tham dự hoạt động triển lãm thời trang của sinh viên - Ảnh: NVCC Sau thành công của chuỗi Fashion Voyage (Chuyến viễn du thời trang), đạo diễn Long Kan thực hiện chuỗi show thời trang mới Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Bệ phóng cho người...

Nga dựng tượng vinh danh các chiến sỹ tình nguyện quốc tế Việt Nam

Cụm tượng “Các đồng minh - Chiến sỹ Việt Nam” khắc họa hình ảnh các chiến sỹ Việt Nam trong trang phục Hồng quân Liên Xô chốt giữ tại vị trí phòng thủ bảo vệ Moskva và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 12/8 tại công viên “Yêu nước” (Patriot) ở ngoại ô thủ đô Moskva, gần Nhà thờ chính Các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, Đại tướng Phan Văn...

Bà Trịnh Thị Minh Thanh điều hành công việc của Tỉnh ủy Quảng Ninh

Quảng Ninh - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh được phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy, sau khi ông Nguyễn Xuân Ký xin thôi giữ các chức vụ. Bà Trịnh Thị Minh Thanh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh ngày 12.8.2024. Ảnh: Thu Chung Các phiên họp của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh gần đây nhất đều do...

Người Việt Nam ngắm được hàng trăm vệt sao băng rạng sáng, háo hức chụp lại

Nhiều người Việt hào hứng kể lại khoảnh khắc được ngắm và chụp lại 'bữa tiệc' mưa sao băng Perseids trên bầu trời vào cực điểm rạng sáng nay 13.8. Hãy cùng chiêm ngưỡng. Cực đại mưa sao băng Perseids nổi tiếng diễn ra vào đêm 11 rạng sáng 12.8, đêm 12 tới rạng sáng nay 13.8, đã mang tới màn trình diễn "mưa ánh sáng" tuyệt vời với nhiều người yêu thiên văn Việt Nam. Một vệt sao băng Perseids cỡ lớn...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang tổ chức Hội thảo về giải pháp phát huy vai trò Người có uy tín

Sau Hội thảo, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Sơn Động tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Sơn Động năm 2024. Người có uy tín chung sức thực hiện Chương trình MTQG 1719 Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-giang-to-chuc-hoi-thao-ve-giai-phap-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-1723629369236.htm

Khắc phục sạt trượt, vượt khó khăn đảm bảo tiến độ cao tốc qua Phú Yên

Kiểm soát tiến độ từng ngàyTrực tiếp kiểm tra công trường thi công và...

7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư, 10 ủy viên T.Ư đã thôi chức

Từ đầu năm tới nay, có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 4 ủy viên T.Ư Đảng thôi chức. Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII, đã có 7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 10 ủy viên T.Ư thôi chức. Chiều 14.8, thông tin về kết quả phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), Phó trưởng ban...

tinh thần, khí thế mới

Thống nhất về tuyên truyền, triển khai nhiều công trình ý nghĩa Ông Nguyễn Sỹ Trường cho hay, sẽ diễn ra từ ngày 21-23/8/2924, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII đã được chuẩn bị thực hiện công tác tuyên truyền một cách kỹ lưỡng từ rất sớm, tạo thống nhất từ cấp TP đến cơ sở. Trong đó, việc thiết kế nhận diện, logo Đại hội (mầu sắc, kiểu chữ...) đã được thực...

Tòa án Hiến pháp Thái Lan bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin

Thẩm phán Punya Udchachon, người đọc phán quyết, cho biết tòa đã bỏ phiếu năm phiếu thuận và bốn phiếu chống để bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin. Ông Srettha Thavisin trở thành Thủ tướng Thái Lan thứ tư trong vòng 16 năm bị bãi nhiệm theo phán quyết...

Mới nhất

TP.HCM khuyến khích trường tiểu học dạy một số môn học bằng tiếng nước ngoài

Đó là một trong những nội dung dạy học quan trọng đối với ngành giáo dục tiểu học TP.HCM trong năm học 2024-2025 mà Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh tại Hội...

VN-Index rung lắc cuối phiên

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm nhẹ so phiên trước, đạt hơn 10.827,50 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 664 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu KDC được mua nhiều nhất (461 tỷ đồng), tiếp đến MSN (219 tỷ đồng), HDB (198 tỷ đồng)… Ngược lại, cổ phiếu HPG bị bán...

Nam Thư nhận bão “phẫn nộ” khi đăng ảnh

Nguồn: https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nhip-showbiz-nam-thu-nhan-bao-phan-no-khi-dang-anh-1380444.ldo

Góp ý quy định dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục

Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu viên sau đại học đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động hiện đại. Các chương trình, đề án...

Mới nhất