Chiều 10/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Mai Xuân Bình – Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng Dân tộc 11 huyện miền núi; cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và thị xã Nghi Sơn.Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.Trong chương trình thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào, chiều 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Lào – Việt Nam Boviengkham Vongdara và Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Inlavanh Keobounphanh.Làm nhiều công việc khác nhau, nhưng các anh đều có chung mong muốn giúp đỡ những người gặp sự cố về xe cộ trong đêm nên đã thành lập nhóm SOS Hội An . Hơn 3 năm nay, hàng nghìn lượt ô tô, xe máy của người dân không may gặp sự cố trong đêm được đội của các anh hỗ trợ kịp trời, với chi phí chỉ bằng… một nụ cười.Sau khi các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum chuyển đến khu Trung tâm hành chính mới và các đơn vị trực thuộc UBND Tp. Kon Tum sáp nhập lại thì nhiều trụ sở công nằm ở các vị trí đắc địa, ngay trung tâm Tp. Kon Tum bị bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí. Đặc biệt, có trụ sở đã bị kẻ gian đột nhập lấy trộm đồ đạt và trở thành nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút, trộm cắp. Một số hình ảnh phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận.Nhân dịp đầu năm mới 2025, Đoàn công tác Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia do Trung tướng Ouk Hoeun Pisey – Cục trưởng, dẫn đầu, đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghề rèn xứ Cố Đô thủa xưa được giữ lại cho đến tận bây giờ, bất chấp những đổi thay của thời cuộc. Dẫu nhiều khốn khó và nặng nhọc, nhưng nhờ nghề này nhiều người dân tại các làng nghề đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vừa có thu nhập lại vừa giữ được nghề của cha ông truyền lại.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.Chương trình “Bánh chưng xanh – Tết vì người nghèo” sẽ được tổ chức vào ngày 19/1/2025, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, kết nối truyền thống văn hóa với tinh thần sẻ chia và đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc.Chiều 10/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Mai Xuân Bình – Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng Dân tộc 11 huyện miền núi; cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và thị xã Nghi Sơn.Ngày 10/1/2025, Đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, công nhân lao động trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường; công tác giáo dục, y tế ở vùng DTTS có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố và phát triển…
Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, tốc độ tăng trưởng đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; thu ngân sách nhà nước đạt 56.735 tỷ đồng, vượt 59,5% dự toán, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 7 cả nước.
Cùng với thành tựu chung của tỉnh, vùng đồng bào DTTS và miền núi Thanh Hóa cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Nhìn chung, trong năm 2024, tình hình kinh tế – văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh ổn định, đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Trong đó, giảm nghèo tiếp tục là một thành tựu ấn tượng ở khu vực miền núi của tỉnh. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, 11 huyện miền núi còn 14.911 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ là 6,30%) và 26.340 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 11,13%). So với năm 2023, khu vực miền núi của tỉnh giảm 4,73% hộ nghèo và giảm 2,94% hộ cận nghèo. Riêng hộ nghèo người DTTS ở 11 huyện miền núi giảm 6,73% so với năm 2023; hộ cận nghèo người DTTS giảm 3,42%.
Ngoài ra, đến ngày 16/12/2024, 11 huyện miền núi có 80 xã và 730 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã (Hải Long, huyện Như Thanh) và 65 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Khu vực miền núi của tỉnh đã có 144 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao.
Đặc biệt, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi so với bình quân chung của cả tỉnh, cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Ước năm 2024, thu nhập bình quân của địa bàn này đạt 42,62 triệu đồng/người/năm.
Tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi, làm rõ hơn về những kết quả đạt được của năm 2024, cũng như phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong năm 2025.
Theo đó, trong năm 2025 và những năm tiếp theo, Thanh Hóa tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình MTQG; nhất là Chương trình MTQG 1719; tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc. Tỉnh đặt mục tiêu trong năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân từ 3%/năm trở lên.
Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc theo đúng kế hoạch đề ra, như: Chính sách đối với Người có uy tín; đề án điểm, điển hình giảm nghèo.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ; triển khai nắm bắt, kiểm tra, trao đổi thông tin về tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của địa phương bằng nhiều hình thức; tổ chức sơ kết, đánh giá, kịp thời tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn trong quá trình thực hiện.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong việc xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát chính sách dân tộc…
Nhân dịp này, đã có 5 tập thể, 3 cá nhân đã được Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tặng Giấy khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thanh-hoa-cong-tac-dan-toc-nam-2024-dat-nhieu-ket-qua-quan-trong-1736503306882.htm