Trang chủKinh tếNông nghiệpThan đá ở Quảng Ninh của Việt Nam phát hiện, khai thác...

Than đá ở Quảng Ninh của Việt Nam phát hiện, khai thác từ bao giờ, toàn cảnh mỏ than Bắc Kỳ?

Tài nguyên than đá dồi dào ở Bắc Kỳ đã được người Pháp thăm dò, khai thác từ cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng của chính quyền thuộc địa. Báo Le Petit Niçois cho chúng ta biết thêm về tình hình khai thác và kinh doanh mặt hàng này vào thập niên 1920.

Tài nguyên than đá dồi dào ở Bắc Kỳ đã được người Pháp thăm dò, khai thác từ cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng của chính quyền thuộc địa. Báo Le Petit Niçois cho chúng ta biết thêm về tình hình khai thác và kinh doanh mặt hàng này vào thập niên 1920. [1]

img

Bản đồ mỏ khoáng sản ở Bắc Kỳ, nguồn: TTLTQGI

Các mỏ than của Bắc Kỳ đã tạo nên khối tài sản khổng lồ cho Đông Dương, với nguồn tài nguyên vô tận. 

Những người đầu tiên phát hiện ra nguồn than đá tuyệt vời này tại vịnh Hạ Long vào năm 1865 và bắt tay vào khai thác, chính là người Trung Quốc. 

Nhưng chính các cuộc thăm dò nghiêm túc và quyết đoán của Fuch vào năm 1882 và của Sarran vào năm 1886 mới thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà công nghiệp Pháp. 

Ngay từ năm 1884, hoạt động khai thác đã được triển khai, và mặc dù do thiếu đầu ra nên khởi đầu gặp không ít khó khăn nhưng cuối cùng thành công cũng đã tới.

Đến nay [năm 1928 – ND], vùng mỏ than Hạ Long và Đông Triều trở thành mỏ có trữ lượng lớn nhất, phát triển theo hình vòng cung từ phía Đông Tiểu khu Móng Cái cho tới phía Tây Phả Lại, dài 180km, với tổng diện tích khoảng 23.000 ha.

img

Mỏ than lộ thiên ở Hòn Gai, nguồn: TTLTQGI

Hiển nhiên là nguồn của cải dồi dào dưới lòng đất Đông Dương đã kéo theo lượng đơn xin thăm dò ngày càng gia tăng. 

Số lượng đơn xin khai thác mỏ quặng có hiệu lực từ ngày 01/01/1927 lên tới 3.424. Về nhiên liệu, đã có 91 đơn xin nhượng quyền khai thác than các loại (than gầy, than bitum [than mỡ] hay than á bitum và than nâu) trên diện tích 134.674 ha.

Vùng mỏ than tại vịnh Hạ Long được thừa hưởng vị trí đắc địa. Hầu hết ở khắp mọi nơi, việc khai thác đều được thực hiện ở ngoài trời, theo từng giai đoạn. 

Các lớp được nhóm thành hai hệ tầng: hệ tầng Hà Tu và hệ tầng Nagotna. Hệ tầng đầu tiên được hưởng lợi từ 4 lớp, một trong số đó được gọi là Lớp lớn. Chúng tôi đã tìm thấy lớp này ở Cẩm Phả với độ dày nhiên liệu hữu ích là 150 m. 

Một tuyến đường sắt dài 13 km đã được thiết lập để vận chuyển than về Hòn Gai. Một số hầm mỏ khác như Ngã Hai và Mông Dương, sản phẩm sàng lọc tại chỗ được trực tiếp chuyển tới khách hàng hoặc đưa tới lưu giữ ở ngay cảng Hòn Gai, với trang thiết bị hoàn hảo.

img

Vận chuyển than đá ở Hòn Gai, nguồn: TTLTQGI

Vùng mỏ Kế Bào được cấp phép khai thác vào năm 1888, cho sản lượng than gầy dồi dào. Mỏ Đông Triều, nằm trên hai dãy núi cao cùng tên và ngăn cách với lưu vực sông Kỳ, chứa nhiều lớp than antraxit. Chính tại mỏ Phấn Mễ, được biết đến từ năm 1910, người ta đã tìm thấy than bitum, trong khi than á bitum được khai thác tại Phủ Nho Quan và Chi Nê. 

Ở Bắc Kỳ còn có nhiều mỏ than nâu nhỏ thuộc kỷ thứ ba. Những bãi khai thác chính như Đồng Giao, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng và Đông Hồ mới được cấp phép từ cuối năm 1920 có trữ lượng vô cùng dồi dào.

Tổng sản lượng than đá tại Đông Dương tăng từ 700.000 tấn vào năm 1920 lên tới 1.363.000 tấn vào năm 1925 trước khi giảm 73.000 tấn vào năm 1926. Tuy nhiên, trong năm 1926, doanh số bán than và xuất khẩu tăng mạnh, từ 668.100 tấn vào năm 1925 lên tới 857.000 tấn vào năm 1926. Chỉ trong năm 1925, lượng than đá khai thác vượt 180.000 tấn.

Than gầy – Vùng mỏ than vịnh Hạ Long, từ Kế Bào đến cảng Courbet, với hai mỏ, (hai mỏ còn lại đang tạm dừng khai thác) cho sản lượng 887.781 tấn, trị giá 115.670.000 phơ răng.

Vùng mỏ than Đông Triều, tính từ cảng Courbet đến Đông Triều, khai thác từ vô số mỏ của mình 358.851 tấn, trị giá 38.162.000 phơ răng, cộng thêm 280.000 tấn của mỏ than Nông Sơn (Trung Kỳ).

Như vậy tổng sản lượng than gầy là 1.246.632 tấn, trị giá 153.832.000 phơ răng.

Than bitum và than á bitum – Các mỏ Phấn Mễ, Chi Nê và Phủ Nho Quan cung cấp 38.029 tấn nhiên liệu, trị giá 6.674.000 phơ răng.

Than nâu – Các khu khai thác Cao Bằng, Tuyên Quang, Đông Hồ, Đồng Giao cho sản lượng 5.598 tấn, trị giá 827.000 phơ răng.

Trong tổng số này, tính đến năm 1926, 710.193 tấn than gầy đã được xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài, với trị giá 78.760.000 phơ răng.

img

Xưởng luyện kim Tà Sa, Tĩnh Túc, Cao Bằng của Công ty Thiếc và Volfram Bắc Kỳ, nguồn: TTLTQGI

Như chúng ta thấy, Đông Dương là xứ xuất khẩu khoáng sản cũng như than đóng bánh lớn. Các nước nhập khẩu chính là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Xiêm La, Singapore, Đông Ấn Anh, Quảng Châu Loan, Pháp, Bỉ và các thuộc địa của Pháp. 

Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu của quý 1 năm 1927 với cùng kỳ năm trước, có thể thấy mức giảm mà chúng tôi đề cập trên đây chỉ là tạm thời. Trên thực tế, lượng than thô xuất khẩu được ghi nhận trong quý 1 năm 1927 là 207.532 tấn so với 171.109 vào năm 1926 và than đóng bánh đánh dấu sự phục hồi tốt với 11.728 tấn thay vì 8.693 tấn.

Đối với sản lượng dư thừa, năm 1926, chỉ riêng Bắc Kỳ đã tiêu thụ tới 400.000 tấn nhiên liệu để phục vụ các phương tiện vận tải đường biển và đường sông, đường sắt, các ngành kỹ nghệ.v.v..

Những kết quả tuyệt vời này là nguồn động viên quý báu đối với các công ty nhượng quyền. Ở khắp mọi nơi, họ tích cực cải tiến trang thiết bị, tăng vốn và thăm dò những mỏ quặng mới. 

Ngoài ra, họ còn tiến hành cải tiến phương pháp khai thác, thiết lập các cơ sở ở bên ngoài và không ngừng mở rộng hệ thống đường sá, bằng cách kéo dài tuyến đường sắt, hoặc hiện đại hóa các bến cảng. Như chúng ta thấy trong bài viết này, cơ hội đang rộng mở.

Những điều kiện thuận lợi trong việc khai thác đã tạo điều kiện cho phần lớn các mỏ Đông Dương, cuộc cạnh tranh với các đối thủ cũng trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo cho thuộc địa châu Á to lớn này vai trò vượt trội trên các thị trường công nghiệp.

(Cắt từ báo Le Petit Niçois, 07/3/1928, hồ sơ 5134, phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, bảo quản tại TTLTQGI).





Nguồn: https://danviet.vn/than-da-o-quang-ninh-cua-viet-nam-phat-hien-khai-thac-tu-bao-gio-toan-canh-mo-than-bac-ky-2024111515121649.htm

Cùng chủ đề

Hàng trăm chuyên gia ngành giáo dục bàn cách thu hút nhân tài về Hạ Long

Ngày 14/11,TP Hạ Long tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GD-ĐT. Tại hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long, Quảng Ninh khẳng định Hạ Long luôn xác định là địa phương có tính tiên...

Hiến kế phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới

Ngày 14/11, TP Hạ Long tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển Giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu...

Cảnh quan vịnh Hạ Long vừa xuất hiện trên kênh CNN của Mỹ

Với những nét độc đáo riêng về cảnh quan, địa chất và sự đa dạng về sinh học, vịnh Hạ Long ngày càng ấn tượng, cuốn hút du khách. Vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của vịnh Hạ Long - Ảnh: BQL VỊNH HẠ LONG Nét độc đáo của vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553km2 (bao gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 980 hòn đảo đã có tên), nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận...

Tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh

Từ ngày 8-9/11, tại TP Hạ Long, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV năm 2024 sẽ long trọng tổ chức với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các DTTS trong tỉnh. Đại...

Một con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ đang ngồi bế con nhỏ trên mỏm đá vôi ở Kiên Giang

Những ngày này, có dịp đến danh thắng Hòn Chông, xã Bình An, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), ngoài tham quan cảnh đẹp, thưởng thức ẩm thực, khách du lịch còn được ngắm voọc bạc Đông Dương-một loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, trông đẹp mắt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẽ có gì thay đổi?

Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định chính thức chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. ...

Hình ảnh tàu biển quốc tế Noordam đưa gần 2.000 du khách đến Đà Nẵng

Sáng 15/11, tàu biển quốc tế mang tên Noordam đã đưa gần 2.000 du khách đến Cảng Tiên Sa, TP.Đà Nẵng tham quan. ...

Chuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. ...

UAV tàng hình CH-7 của Trung Quốc gây kinh ngạc khi chính thức ra mắt

UAV tàng hình CH-7 đã chính thức ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ báo chí. ...

Nữ sinh Sư phạm nhập vai “Xúy Vân giả dại” khiến cả hội trường bất ngờ vì diễn quá xuất sắc

Sự tài tình của nữ sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khi hóa thân vào nhân vật Xúy Vân là cùng một lúc vừa múa vừa ca, vừa biểu hiện những ngôn ngữ cơ thể… như diễn viên chuyên nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng...

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Cùng chuyên mục

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới thành lập mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II, năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của...

Chuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. ...

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới tán rừng. Mô hình còn kết hợp ương dưỡng, sản xuất giống ba khía nhằm chủ động nguồn giống chất...

Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ hơn 35,6 tỷ đồng

Chiều 14/11, tại huyện Chư Păh, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ cho 3 nhà đầu tư: Cellutane Company Limited (Nhật Bản), Công ty TNHH Một thành viên Cellutane Việt Nam và ông Yagi Sho (Nhật Bản).Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn...

Mavin Được Vinh Danh tại Giải Thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu...

Mới nhất

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến thăm tỉnh Phúc Kiến - một trong những địa phương có nền kinh tế năng động bậc nhất và tiên phong đi đầu trong công cuộc đi sâu cải cách mở cửa toàn diện của...

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi...

Nhà xuất bản Giáo dục tại TP Hồ Chí Minh kỷ niệm 45 năm thành lập

(ĐCSVN) - Sáng 15/11, Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) tại TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập (1979-2024), đánh dấu một chặng đường dài trong lĩnh vực xuất bản giáo dục, với nhiều đóng góp nổi bật cho nền giáo dục Việt Nam. Báo cáo tại lễ kỷ niệm, đồng chí Đỗ Thành Lâm, Giám đốc...

Khai thác tiềm năng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI hàng đầu trong khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn ủng hộ, đồng hành và tiếp tục tham mưu các cơ chế, chính...

Cháy lớn tại xưởng sản xuất bao bì ở Hà Nội

Một vụ cháy lớn vừa xảy ra ở xưởng sản xuất bao bì Việt Thắng tại đường DH 03, thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. XEM CLIP: Theo ghi nhận của PV VietNamNet, vào khoảng 15h30, vụ cháy lớn đã xảy ra tại xưởng sản xuất bao bì Việt Thắng tại đường DH 03, thôn...

Mới nhất