Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Chiều 9/12, Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 3090/VPQH-TT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đăng Thông cáo báo chí về dự kiến Chương trình phiên họp thứ 40 (tháng 12/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có 7 huyện biên giới; có 161 đơn vị hành chính cấp xã thì có 40 xã biên giới. Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc, miền biên viễn Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực; diện mạo nông thôn, miền núi, biên giới khởi sắc, đời sống của đồng bào được nâng lên, quốc phòng – an ninh được giữ vững.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Dự báo, khoảng chiều và đêm 11/12, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Từ đêm 12/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 9/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc, Chong đèn “nuôi” hoa Tết, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà – Điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Lượt trận đầu tiên bảng B AFF Cup 2024, Myanmar tiếp đón Indonesia trên sân nhà. Dù thi đấu với nhiều lợi thế nhưng Myanmar vẫn để đội khách rời đi với 3 điểm trọn vẹn.Trong trận ra quân tại bảng B AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã có chiến thắng nhẹ nhàng với tỉ số 4-1 trước đội tuyển Lào.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq – Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ nhân dân gian Vừ Lầu Phổng ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết, người Mông ở biên giới xứ Nghệ coi cây khèn như đứa con tinh thần quý giá nhất của dân tộc mình. Ông Phổng được ông nội và bố Vừ Pà Lỉa truyền dạy cho cách thổi khèn từ khi còn là cậu bé hơn 10 tuổi. Nhà ông Phổng đã có ba đời thổi khèn Mông nổi tiếng khắp vùng Kỳ Sơn.
Với ông Vừ Lầu Phổng, tiếng khèn đã thẩm thấu vào tâm hồn từ thuở còn nằm nôi, nằm địu trên lưng mẹ, cùng cha lên nương rẫy. Nhưng mãi đến năm lên 10 tuổi, ông mới chính thức trở thành “bạn tâm giao” với chiếc khèn. Niềm đam mê nhạc cụ truyền thống cùng tài năng thiên bẩm đặt nền móng vững chắc để ông Phổng gắn bó với cây khèn đã hơn 40 mùa lúa rẫy.
Trong số các nhạc cụ truyền thống của người Mông như kèn lá, đàn môi (dà), trà liến dồ (sáo dọc), trà blải (sáo ngang), plùa tô (nhị), trà sua dì (sáo gọi chim)…, ông Phổng có thể chơi được 10 nhạc cụ, nhưng giỏi nhất là thổi khèn, sáo. Ông trải lòng: “Khèn, sáo là những nhạc cụ khó chơi được hay, bởi khi thổi phải điều hòa được hơi thở để có sự réo rắt, trầm bổng… theo ý muốn”.
Rời Huồi Giảng 1, chúng tôi tới Phà Nọi, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn – một bản nằm chênh vênh bên dòng suối nhỏ với những nếp nhà bằng gỗ sa mu thâm nâu. Chợt vọng về đâu đó tiếng khèn trầm bổng, lúc tỷ tê tâm tình, lúc lại ngân vang réo rắt. Men theo tiếng khèn, chúng tôi lạc vào nhà một ông bố trẻ tay cầm khèn ngồi thổi, kế bên là 2 đứa con nhỏ.
Có khách, ông bố trẻ ngừng thổi, cất lời chào. Ông bố trẻ ấy là Và Bá Dì, mới hơn 30 tuổi nhưng thổi khèn giỏi nhất, nhì bản Phà Nọi.
“Dì biết thổi khèn từ lúc nào?” Chúng tôi mở đầu câu chuyện. “Ta mê khèn từ khi còn bé đấy, cao cỡ này này”, anh chỉ ngang thắt lưng mình. “Cũng gần 10 tuổi thôi!”
Và Bá Dì cho biết, người Mông có khá nhiều điệu múa khèn. Một người được cho là giỏi múa khèn phải biết thổi và múa ít nhất là 6 điệu khèn. Điệu khèn đơn giản nhất gọi là “tờn đí”. Để học được điệu khèn này cũng không hề đơn giản, bởi đó là bài tập đầu tiên. Việc làm chủ được cái khèn và những nốt nhạc đã là một hành trình gian nan, đối với người mới tập thì việc để thổi ra bản nhạc lại càng khó khăn hơn.
Một người thổi khèn giỏi chưa chắc đã múa đẹp. Những điệu múa nhìn qua tưởng đơn giản, nhưng để tập được thành thạo cũng phải tốn công và kiên trì lắm. Dì kể: “Ngày mới tập múa khèn, chỉ với điệu múa vừa thổi khèn vừa đá chân ra sau hay về phía trước, ta phải luyện mất một mùa trăng rồi”.
Đến giờ, điệu múa khèn khó nhất là động tác vừa thổi khèn vừa lộn vòng về phía trước rồi lại lộn ra phía sau cũng không còn làm khó được Và Bá Dì. Còn các bài múa chỉ tung tẩy chân tay theo tiết tấu của bản nhạc, hay vừa tung chân vừa đi vòng tròn… đều rất đơn giản. “Những điệu múa khèn đòi hỏi người tập phải vừa khéo léo, lại phải có sức khỏe, bởi trong khi nhảy múa thì giai điệu khèn vẫn phải ngân lên không được đứt quãng. Mà nếu tiếng nhạc ngừng thì điệu múa này cũng trở nên vô nghĩa”, Dì giải thích.
Trên những bản làng người Mông ở khắp các huyện vùng cao miền Tây xứ Nghệ như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… tiếng khèn, điệu múa khèn từ lâu đã trở thành một phần hồn cốt của dân tộc. Tiếng khèn rộn ràng, náo nức trong những ngày vui, lễ hội, đám cưới… và trầm buồn khi có đám tang, đám hiếu…
Theo dòng chảy của nhịp sống hiện đại, tiếng khèn và điệu múa khèn cũng không nằm ngoài quy luật của sự pha trộn, phai nhạt… Đó cũng là nỗi niềm trăn trở của các nghệ nhân yêu văn hóa dân tộc trong hành trình tìm người trẻ để trao truyền di sản hôm nay.
Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-tham-giai-dieu-khen-mong-1733803289482.htm