Trang chủKinh tếNông nghiệpThăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận


Làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Gốm Chăm là nét văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nghề làm gốm Chăm còn lưu giữ tại 2 địa phương là Ninh ThuậnBình Thuận. Tuy vậy, nổi tiếng hơn cả vẫn là làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).

Làng nghề gốm Bàu Trúc nằm ven Quốc lộ 1A thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), cách Tp. Phan Rang – Tháp Chàm 10 km về hướng Nam. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay, nghệ thuật làm gốm của đồng bào Chăm ở làng nghề Bàu Trúc vẫn được gìn giữ và phát triển.

Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống Bàu Trúc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Tháng 11/2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đặc trưng của gốm Bàu Trúc, là quá trình chế tác không sử dụng bàn xoay mà nghệ nhân sẽ dùng tay di chuyển xung quanh để tạo hình. Các nghệ nhân ở HTX gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Nình Phước), cho biết, cách tạo nên sản phẩm gốm theo kiểu “làm bằng tay, xoay bằng mông”, không hề có máy móc nào tham gia kể từ khâu nhồi đất cho đến khi gốm ra lò.

Làng gốm Bàu Trúc có từ lâu đời và là làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á.
Làng gốm Bàu Trúc có từ lâu đời và là làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á.

Nguyên liệu sử dụng của gốm Bàu Trúc, là đất sét được khai thác tại vùng bờ sông Quao, có độ dẻo, mịn và nhiều đặc tính đặc biệt khác. Quá trình nung gốm từ 6 đến 10 tiếng tùy độ dày và sử dụng lò nung gốm lộ thiên, nguyên liêu đốt lò nung gồm củi, rơm.

Gốm Bàu Trúc mang nét độc đáo riêng, hoàn toàn làm bằng thủ công.
Gốm Bàu Trúc mang nét độc đáo riêng, hoàn toàn làm bằng thủ công.

“Từ trước đến nay, người dân đã gắn bó với gốm. Chính nghề gốm đã giúp nhiều gia đình người Chăm ở Ninh Thuận có được cơm ăn, áo mặc và có thu nhập ổn định” cụ Trương Thị Gạch (80 tuổi) -nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc chia sẻ.

Cụ Trương Thị Gạch là nghệ nhân cao tuổi nhất ở làng nghề gốm Bàu Trúc
Cụ Trương Thị Gạch là nghệ nhân cao tuổi nhất ở làng nghề gốm Bàu Trúc

Cụ Gạch là một trong những nghệ nhân cao tuổi nhất ở HTX gốm Bàu Trúc hiện vẫn đang giữ nghề. Công việc chính của cụ, là trình diễn các công đoạn làm gốm cho du khách và người dân khi đến tham quan và tìm hiểu về gốm Bàu Trúc. Mặc dù tuổi cao, nhưng bắt tay vào việc, đôi tay cụ vẫn nhịp nhàng theo từng vòng xoay của người điêu luyện trong nghề, những sản phẩm cụ làm ra được đánh giá cao.

 Mặc dù tuổi đã cao, nhưng cụ Trương Thị Gạch vẫn tham gia trình diễn các công đoạn làm gốm cho du khách và người dân khi đến tham quan và tìm hiểu về gốm Bàu Trúc.
Mặc dù tuổi đã cao, nhưng cụ Trương Thị Gạch vẫn tham gia trình diễn các công đoạn làm gốm cho du khách và người dân khi đến tham quan và tìm hiểu về gốm Bàu Trúc.

Chia sẻ về nghề, cụ Gạch cho hay, từ thời con gái, cụ đã được mẹ truyền dạy làm gốm thủ công. Đến năm 20 tuổi, cụ đã thạo nghề. “Thời trước, con trai làm nương rẫy, làm đất, con gái thì học làm gốm. Gần 60 năm theo nghề, cụ Gạch dường như đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc cùng với gốm.

Người trẻ học nghề và giữ nghề gốm truyền thống.
Người trẻ học nghề và giữ nghề gốm truyền thống.

“Ban ngày thì làm, tối về phải suy nghĩ làm sao cho có một tác phẩm đẹp. Làm sao để đưa được cái hồn vào sản phẩm, đó mới là khó. Đến giờ, niềm vui của bà là vẫn còn sức khỏe để làm gốm, truyền nghề cho các con, cháu để giữ gìn tinh hoa của đồng bào mình” cụ Gạch chia sẻ thêm.

Để có được những sản phẩm gốm tinh xảo, đẹp mắt, người làm phải trải qua nhiều công đoạn.
Để có được những sản phẩm gốm tinh xảo, đẹp mắt, người làm phải trải qua nhiều công đoạn.

Tương tự, hơn 30 năm gắn với nghề gốm, bà Đàng Thị Liễu (60 tuổi) cho biết, để làm nên một món đồ gốm thì dễ, nhưng làm một sản phẩm độc đáo, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì ngày một khó.

Làm gốm Bàu Trúc luôn đòi hỏi sự kỳ công và tỉ mỉ. Nhìn chưa ưa mắt là đập bẹp để làm lại
Làm gốm Bàu Trúc luôn đòi hỏi sự kỳ công và tỉ mỉ. Nhìn chưa ưa mắt là đập bẹp để làm lại

“Nếu không có sự quyết tâm, kiên trì thì không làm được. Nhiều lần, khi sản phẩm hình thành, nhưng nhìn chưa ưa mắt là đập bẹp rồi nhào đất để làm lại. Làm khi nào thấy đẹp và ưng ý mới thôi. Gốm Chăm Ninh Thuận làm hoàn toàn thủ công, không có khuôn, nên mỗi sản phẩm đều mang một đặc trưng riêng”, bà Liễu cho hay.

Thợ làm gốm thực hiện công đoạn tạo hoa văn cho gốm trước khi đem đi nung.
Thợ làm gốm thực hiện công đoạn tạo hoa văn cho gốm trước khi đem đi nung.

Theo anh Phú Thanh Ngọc (29 tuổi, đang làm tại HTX gốm Bàu Trúc), để có được một sản phẩm gốm đẹp, thường có nhiều công đoạn. Trong đó, có thể kể đến như nhào đất, tạo hình, trang trí, hong khô rồi đem nung. Trong đó, khâu tạo hình và trang trí đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ, có sự sáng tạo.Trước khi hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, người thợ sẽ dùng một tấm vải mỏng chà nhẹ lên đồ gốm để tạo độ láng, mịn.

HTX gốm Bàu Trúc hiện có hơn 50 lao động, với thu nhập ổn định trung bình từ 4-5 triệu đồng/tháng.
HTX gốm Bàu Trúc hiện có hơn 50 lao động, với thu nhập ổn định trung bình từ 4-5 triệu đồng/tháng.

“Hiện nay, HTX gốm Bàu Trúc giúp cho nhiều người thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/tháng”, anh Ngọc cho biết.

Anh Phú Thanh Ngọc đang tỉ mỉ vẽ hoa văn cho sản phẩm gốm.
Anh Phú Thanh Ngọc đang tỉ mỉ vẽ hoa văn cho sản phẩm gốm.

Anh Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc, cho biết: Làng nghề gốm Bàu Trúc đã có từ lâu đời, là một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Đông Nam Á.

 Nghề làm gốm ở Bàu Trúc vốn là nghề dành riêng cho phụ nữ; đàn ông chỉ đi hái củi, đào đất gánh rơm phụ giúp lúc nung gốm. Những năm gần đây, thị trường ưa chuộng những sản phẩm gốm có kích thước to lớn, nặng hàng chục kg, thậm chí nặng cả tấn nên trong làng Bàu Trúc ngày càng có nhiều nam thanh niên, đàn ông trung niên học nghề và làm nhiều sản phẩm.

Anh Phú Hữu Minh Thuần – Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc giới thiệu với khách về các sản phẩm gốm.
Anh Phú Hữu Minh Thuần – Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc giới thiệu với khách về các sản phẩm gốm.

Trước năm 1997, đây chỉ là làng nghề bình thường, bà con làm gốm để đổi thóc, đổi gạo, hoặc làm trang trí. Tuy nhiên, những năm qua, cùng với chính sách của các cấp, các ngành, nghề làm gốm Bàu Trúc đã phát triển ổn định, đầu ra của sản phẩm cũng được cải thiện.

Đa dạng sản phẩm về gốm tại làng nghề gốm Bàu Trúc
Đa dạng sản phẩm về gốm tại làng nghề gốm Bàu Trúc

Tại HTX gốm Bàu Trúc, hiện có hơn 50 lao động có thu nhập ổn định. Hiện nay, bên cạnh việc mở rộng thị trường gốm, làng nghề đẩy mạnh việc phát triển làng nghề gắn du lịch thông qua hoạt động trải nghiệm làm gốm.

Theo thời gian, người làm gốm Bàu Trúc cũng linh hoạt chế tác ra các sản phẩm phù hợp với thời đại, không cứng nhắc vào những sản phẩm đặc trưng như trước. Hiện nay, HTX đang sản xuất 3 dòng sản phẩm gốm chủ đạo, là đồ gốm gia dụng, đồ gốm tâm linh và gốm mỹ nghệ. Khách du lịch đến trải nghiệm ngày càng nhiều, nhờ đó sản phẩm gốm được quảng bá rộng rãi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. 

Làng gốm Bàu Trúc đang hướng đến phát triển làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm.
Làng gốm Bàu Trúc đang hướng đến phát triển làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm.

“Bên cạnh đó, các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách phát triển làng nghề của các cấp, các ngành và của tỉnh Ninh Thuận đã đang thúc đẩy làng nghề đang hồi sinh mạnh mẽ”, anh Thuần chia sẻ thêm.

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”





Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-lang-gom-cua-nguoi-cham-noi-tieng-o-ninh-thuan-1726993195974.htm

Cùng chủ đề

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả. Nhiều hoạt động thúc đẩy đầu tư Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn

Ngày 13/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn. Cùng dự làm việc có lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và đại diện các hộ dân tổ cộng đồng bảo...

Dự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 324 căn hộ

Dự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 284 căn nhà ở xã hội và 40 căn hộ thương mại. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng MK đang tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội. Ninh Thuận: Dự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 324 căn hộDự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 284 căn nhà ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.Triển khai thực hiện...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Mới nhất

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội...

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và...

Chênh lệch giữa hai chiều mua và bán là 2 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 18/12/2024: Trong khi giá vàng thế giới giảm nhẹ, giá vàng trong nước biến động nhẹ. Giá vàng SJC đã tăng nửa triệu đồng một lượng. Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 18/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá...

‘Nữ hoàng Wushu’ Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió. Thúy Hiền sinh năm 1979, trong một gia đình có truyền thống thể thao với bố là cầu thủ, chị gái là VĐV cầu mây....

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX

NDO - Sáng 18/12, tại Hà Nội, diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước,...

Mới nhất