Powered by Techcity

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Các thành viên là dân tộc Sán Dìu trong CLB Soọng Cô (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia buổi học làn điệu dân ca
Các thành viên là dân tộc Sán Dìu trong CLB Soọng Cô (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia buổi học làn điệu dân ca

Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống

Vĩnh Phúc hiện có 41 dân tộc anh, em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời ngày càng nhiều của các loại hình nghệ thuật mới, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ dần bị mai một. Thực trạng này không chỉ thể hiện ở các lễ hội, loại hình âm nhạc, trang phục, chữ viết, mà còn ở lối kiến trúc về nhà ở, văn hoá ẩm thực, nghề nghiệp truyền thống.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn, những năm qua, song song với các chương trình giảm nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, tạo ra bước phát triển mới trong công tác chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc.

Có thể nói, trong nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thì làn điệu dân ca Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu được nhiều người biết đến hơn cả. Theo ngôn ngữ Sán Dìu, “Soọng” có nghĩa là hát, “Cô” có nghĩa là ca. Loại hình âm nhạc này có lịch sử ra đời và phát triển gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng. Hiện, dân ca Soọng Cô đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Ngày nay, loại hình nghệ thuật đặc sắc này vẫn được cộng đồng dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực bảo tồn và phát huy.

Ông Lê Đại Năm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Soọng Cô (tại xã Đạo Trù, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), chia sẻ, hiện nay, số trẻ em không biết tiếng Sán Dìu đã chiếm hơn 60%, trong khi đó chỉ có 1% là biết hát Soọng Cô.

Để lan toả giá trị đẹp đẽ của văn hoá truyền thống, CLB Soọng Cô do ông Năm làm Chủ nhiệm thường xuyên tổ chức những lớp học miễn phí cho trẻ em địa phương có yêu thích với loại hình nghệ thuật này. Các lớp học chỉ được tổ chức vào khoảng thời gian 3 tháng hè, để không làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của các cháu.

Trong nỗ lực để mang loại hình nghệ thuật truyền thống này ngày một đến gần hơn với công chúng, ông Năm còn tự tay viết và biên soạn nhiều bài hát, rồi lồng nhạc để Soọng Cô phù hợp hơn với thị hiếu khán giả hiện nay. Không những vậy, ông Năm đã dịch nhiều câu hát sang tiếng Kinh làm cho bài hát có sự hòa quyện giữa tiếng Sán Dìu và tiếng Kinh.

Ngoài ra, ông Năm xây dựng nhiều kênh tiếp cận trên các nền tảng số để lan toả những giá trị tốt đẹp của dân ca Soọng Cô tới cộng đồng.

Cùng với làn điều Soọng Cô mượt mà của người Sán Dìu, lễ hội “Lồng Tồng” (xuống đồng) của người Cao Lan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng từng bước được khôi phục và phát triển. Chủ nhân đích thực của lễ hội là những người nông dân chỉ mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc gia cầm đầy đàn, con cháu khỏe mạnh. Lễ hội là lúc mở đầu một chu kỳ sản xuất nên phản ánh ước mong sinh sôi nảy nở, đồng thời là dịp dân bản cùng nhau góp vui chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cùng phát triển. Đây là một lễ hội đặc sắc của người Cao Lan, nó không chỉ mang đậm yếu tố tâm linh, mà còn là một yếu tố làm đoàn kết gắn bó cộng đồng.

Múa sạp-nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS
Múa sạp-nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”.

Trên cơ sở đề án của Tỉnh, huyện Tam Đảo tập trung ưu tiên khai thác, phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Sán Dìu trong đời sống kinh tế – xã hội gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Trong đó, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Soọng Cô, để loại hình nghệ thuật đặc sắc này sớm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh công tác phục dựng lại một số mẫu nhà truyền thống và khôi phục, phát huy tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Nhằm phát huy tối đa giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu gắn với phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện đề án của Tỉnh trong giai đoạn 1 (2022 – 2025), huyện Tam Đảo sẽ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu dân tộc Sán Dìu tại thôn Tân Phú, xã Đạo Trù với diện tích quy hoạch khoảng 48ha.

Ngoài ra, xác định con người chính là một trong những yếu tố cốt lõi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, huyện Tam Đảo luôn tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch cộng đồng tại các Tổ hợp làng văn hóa kiểu mẫu của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù. Qua đó, phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, trong đó, có trên 300 người lao động trực tiếp tại Làng văn hóa du lịch dân tộc Sán Dìu của xã. Trong giai đoạn 2 (2026 – 2030), huyện Tam Đảo tiếp tục phát triển, mở rộng Làng văn hóa kiểu mẫu dân tộc Sán Dìu tại thôn Tân Phú, xã Đạo Trù theo nhu cầu thực tiễn.

Với mục tiêu tạo ra không gian để bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết năm 2030 sẽ có tối thiểu 60 làng được xây dựng đạt các tiêu chí của Làng văn hóa kiểu mẫu do cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó, đến hết năm 2025, hoàn thành 30 làng và đến năm 2027 hoàn thành 60 làng với các đặc trưng cơ bản về cấu trúc không gian, kiến trúc cảnh quan được bảo tồn và chỉnh trang kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS và miền núi

Nguồn: https://baodantoc.vn/vinh-phuc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so-gan-voi-phat-trien-du-lich-1723531249906.htm

Cùng chủ đề

Vĩnh Phúc dẫn đầu tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội không lọt top 10

Theo thống kê kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước với 87/98 thí sinh dự thi đoạt giải (tỷ lệ 88,8%). Trong đó 4 giải nhất, 34 giải nhì, 29 giải ba, còn lại giải khuyến khích. Năm ngoái, Vĩnh Phúc này đứng vị trí thứ 2 sau Thanh Hóa. Tỉnh đứng thư 2 cả nước năm nay là Hải Dương với 97/110 thí sinh tham gia đoạt...

Cùng tác giả

Để phong trào thi đua thực sự là động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của tỉnh năm 2025

Tiết mục văn nghệ mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới được biểu diễn tại Hội nghị   Các đại biểu tham dự Hội nghị Trong năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; sự lãnh đạo thống nhất, quyết liệt, thường xuyên của Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh...

Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên kết nạp mới 12 hội viên

Năm 2024, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên kết nạp mới 12 hội viên, nâng tổng số hội viên lên hơn 250 người, với 11 chi hội chuyên ngành và 10 hội thành viên. Lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trao Giấy khen cho đại diện các tập thể có nhiều thành tích trong công tác hội. Để tập hợp ngày càng đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt, Hội bám sát các chủ trương, đường lối của...

Tọa đàm trực tuyến: Thực hiện an sinh xã hội – hành trình từ trái tim tới trái tim

MC Thành Chung và các vị khách mời MC Thành Chung: Thưa quý vị và các bạn! Xã hội ngày càng phát triển, doanh nhân, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần hoạt động với mục tiêu lợi nhuận mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội, tình cảm với cộng đồng. Từ lâu, việc gắn sản xuất, kinh doanh với công tác an sinh xã hội là quan điểm, phương châm hoạt động nhất quán của Hội Nữ doanh...

Phát triển kinh tế năm 2025: Nhiều giải pháp trong chỉ đạo, điều hành

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, là năm tăng tốc, bứt phá, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, Thái Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp để thúc đẩy các trụ cột tăng...

Thái Nguyên: Gần 96% hộ đạt tiêu chí gia đình văn hóa

Ngày 20-1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Phạm Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao tỉnh Thái Nguyên. Trong năm...

Cùng chuyên mục

Để phong trào thi đua thực sự là động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của tỉnh năm 2025

Tiết mục văn nghệ mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới được biểu diễn tại Hội nghị   Các đại biểu tham dự Hội nghị Trong năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; sự lãnh đạo thống nhất, quyết liệt, thường xuyên của Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh...

Tọa đàm trực tuyến: Thực hiện an sinh xã hội – hành trình từ trái tim tới trái tim

MC Thành Chung và các vị khách mời MC Thành Chung: Thưa quý vị và các bạn! Xã hội ngày càng phát triển, doanh nhân, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần hoạt động với mục tiêu lợi nhuận mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội, tình cảm với cộng đồng. Từ lâu, việc gắn sản xuất, kinh doanh với công tác an sinh xã hội là quan điểm, phương châm hoạt động nhất quán của Hội Nữ doanh...

Thông báo Tọa đàm trực tuyến: Thực hiện an sinh xã hội – hành trình từ trái tim tới trái tim

Xã hội ngày càng phát triển, doanh nhân, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần hoạt động với mục tiêu lợi nhuận mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội, tình cảm với cộng đồng. Từ lâu, việc gắn sản xuất, kinh doanh với công tác an sinh xã hội là quan điểm, phương châm hoạt động nhất quán của Hội Nữ doanh nhân tỉnh Thái Nguyên cũng như các đơn vị, doanh nghiệp thành viên. Hội luôn đề...

Đại biểu các tổ chức tôn giáo thăm, chúc Tết Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái...

Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên bày tỏ vui mừng trước những kết quả tỉnh đạt được trong năm 2024 Đoàn đại biểu Công giáo do Linh mục Giuse Đinh Văn Thành, Linh mục Quản hạt Thái Nguyên, Chính xứ giáo xứ Đại Từ làm Trưởng Đoàn và Đoàn đại biểu Phật giáo do Đại đức Thích Chúc Tiếp, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban, Chánh Thư ký Ban...

Vĩnh Phúc dẫn đầu tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội không lọt top 10

Theo thống kê kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước với 87/98 thí sinh dự thi đoạt giải (tỷ lệ 88,8%). Trong đó 4 giải nhất, 34 giải nhì, 29 giải ba, còn lại giải khuyến khích. Năm ngoái, Vĩnh Phúc này đứng vị trí thứ 2 sau Thanh Hóa. Tỉnh đứng thư 2 cả nước năm nay là Hải Dương với 97/110 thí sinh tham gia đoạt...

Còn “mặn mà” xét tuyển qua thi đánh giá năng lực, tư duy?

Trong 2 ngày 18 và 19-1, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy 2025 cho 14.000 thí sinh. Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2025, trường giảm còn 3 đợt thi nhưng tăng số kíp thi ở mỗi đợt. Hướng đến mục tiêu phân loại cao Thí sinh dự thi đợt 1 của ĐH Bách khoa Hà Nội chủ yếu đến từ các tỉnh phía...

Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc thuộc sở hữu toàn dân

Cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 là 1 trong 6 đoạn tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư được đề xuất thu phí – Ảnh: TUẤN PHÙNG Giao Cục Đường bộ thu phí 6 đoạn tuyến cao tốc Báo cáo Bộ Giao thông vận tải về xây dựng đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản...

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, chúc Tết tại Thái Nguyên

Đi cùng đoàn công tác có: Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1; ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; lãnh đạo Trung ương Đoàn; lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… Đón tiếp đoàn có ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên; các lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UB MTTQ tỉnh; các Ủy viên...

Trưởng Ban Dân vận Trung ương tặng quà Tết tại Thái Nguyên

Cùng dự chương trình có ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận TƯ; ông Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; UBND tỉnh Thái Nguyên. Đoàn công tác đã trao 130 suất quà cho công nhân, người lao động của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Mỗi suất quà có 1,5 triệu đồng...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thăm và chúc Tết tại tỉnh Thái Nguyên

Toàn cảnh buổi làm việc Dự tại Tỉnh ủy Thái Nguyên có Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tư Lệnh Quân khu 1; đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; thủ trưởng các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân khu 1. Tiếp Đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất