Powered by Techcity

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030

Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8.

Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, cho biết, đến nay cả nước đã hình thành 2 vùng đô thị lớn là Hà Nội, TPHCM. Định hướng phát triển trong những năm tới sẽ có 4 vùng đô thị: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ.

Thời gian tới mạng lưới đô thị Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình vùng đô thị và các đô thị trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện.

Đô thị trung tâm cấp quốc gia là những đô thị đặc biệt, đô thị loại I sẽ giữ vai trò đô thị động lực, là cực tăng trưởng chủ đạo trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ. 

Với quy hoạch đô thị và nông thôn vừa được phê duyệt, trong những năm tới việc phát triển đô thị sẽ được định hình gồm 4 vùng đô thị.

Cụ thể, vùng đô thị lớn Hà Nội có Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên, Hoà Bình và Phú Thọ.

Vùng đô thị lớn TPHCM, gồm TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Vùng đô thị Đà Nẵng, gồm TP Đà Nẵng, Huế, những đô thị lân cận thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Vùng đô thị Cần Thơ, gồm TP Cần Thơ, các đô thị lân cận thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Quy hoạch này cũng định hướng phát triển Hà Nội, TPHCM thành những cực tăng trưởng quan trọng của quốc gia.

Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 ngày 3/10. Ảnh: X.D

Quyết định phê duyệt quy hoạch đặt ra mục tiêu về tỷ lệ đô thị hoá năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70%, với số lượng đô thị toàn quốc từ khoảng 1.000 đến 1.200 đô thị, trong đó hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng, có thu nhập tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp khoảng 85% vào GDP cả nước.

Bên cạnh đó, xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030. 

Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16-26%, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt 32m2/người.

Hạn chế sự phát triển tự phát của các đô thị

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 hướng tới 4 mục tiêu, trong đó đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị, nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, hình thành hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh.

Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền.

Đồng thời, xây dựng khu vực nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

Trao đổi bên lề hội nghị, bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng), nhấn mạnh, quy hoạch hệ thống đô thị – nông thôn quốc gia là một kim chỉ nam rất là quan trọng cho các địa phương để khi các quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng và quy hoạch nông thôn cũng như hệ thống hạ tầng kết nối có định vị một cách rõ ràng, định hướng một cách thống nhất. 

Theo bà Hằng, trước kia, chúng ta có những nghiên cứu và cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998, đó là định hướng phát triển đô thị Việt Nam. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên được thể chế hóa, đưa vào hệ thống pháp luật, đưa quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn nằm trong quy hoạch ngành quốc gia để đặt vào vị trí cũng như tầm quan trọng mang tính chiến lược.

“Có một điểm mới cần ghi nhận đó là cùng với quy hoạch, định hướng hệ thống đô thị thì chúng ta cũng định hướng cả khu vực nông thôn. Trên cả nước tỷ lệ đô thị hóa đang từ 42% sẽ tăng lên 55% vào giai đoạn tới. Chính vì vậy, sự chuyển tiếp của đô thị và khu vực nông thôn được đô thị hóa thì cần phải định hướng một cách thận trọng nhất. Làm sao vẫn đáp ứng những mục tiêu phát triển đô thị, nhưng vẫn giữ được bản sắc của nông thôn, nhất là khu vực đem lại những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa và cần phải bảo tồn”, bà Hằng nói.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/viet-nam-se-co-3-5-do-thi-co-thuong-hieu-tam-khu-vuc-va-quoc-te-2328489.html

Cùng chủ đề

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Chủ động, tích cực tham mưu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng

Chiều 2-10, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng; đánh giá kết quả công tác quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 của ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn và các đại...

Dồn lực, tập trung hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm

Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, ngày 2-10, nhằm đánh giá công tác 9 tháng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Thường trực Thành ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị. 9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chịu tác động từ bên ngoài trên...

Cùng tác giả

Chàng trai khuyết tay vẽ cờ Tổ quốc từ 30 tờ chứng nhận hiến máu

  Từ khi còn nhỏ, cuộc đời của Nguyễn Phúc Đức đã phải đối mặt với biến cố lớn khi mất đi cánh tay phải trong một tai nạn bất ngờ vào năm lớp 6. Sự cố này không chỉ để lại nỗi đau về thể chất mà còn gây tổn thương lớn về mặt tinh thần. Từ một cậu bé hoạt bát, Phúc Đức trở nên thu mình, tự ti. Mất đi một phần cánh tay phải, Phúc Đức phải...

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/10/2024: Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất. Ảnh: S.T Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/10/2024 điều chỉnh tăng ở một vài nơi và giao dịch trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trở lại mốc 69.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP....

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Cùng chuyên mục

Chàng trai khuyết tay vẽ cờ Tổ quốc từ 30 tờ chứng nhận hiến máu

  Từ khi còn nhỏ, cuộc đời của Nguyễn Phúc Đức đã phải đối mặt với biến cố lớn khi mất đi cánh tay phải trong một tai nạn bất ngờ vào năm lớp 6. Sự cố này không chỉ để lại nỗi đau về thể chất mà còn gây tổn thương lớn về mặt tinh thần. Từ một cậu bé hoạt bát, Phúc Đức trở nên thu mình, tự ti. Mất đi một phần cánh tay phải, Phúc Đức phải...

Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/10/2024: Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất. Ảnh: S.T Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/10/2024 điều chỉnh tăng ở một vài nơi và giao dịch trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trở lại mốc 69.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP....

Đánh bại U.19 TP.HCM, Phong Phú Hà Nam vô địch lượt đi với thành tích bất bại

Trước khi bước vào trận đấu cuối ở lượt đi, U.19 Phong Phú Hà Nam đón nhận tin không thể vui hơn khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho ngôi đầu là U.19 Hà Nội đã bị Sơn La cầm hòa. Mục tiêu của cô trò Trần Lệ Thủy ở trận gặp TP.HCM là có 1 điểm, củng cố ngôi đầu. Đồng thời, các cô gái của Phong Phú Hà Nam cũng muốn kéo dài chuỗi trận bất...

Mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên Đến thời điểm này, Bộ Y tế đã tạo lập hơn 32 triệu dữ liệu sổ sức khỏe điện tử cho người dân, trong đó có hơn 14 triệu công dân đã tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên VNeID với 12.518/12.693 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (đạt 98% số cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước) và đồng bộ liên thông qua Bảo...

Thái Nguyên: Củng cố niềm tin của Nhân dân thông qua các chính sách giảm nghèo

Để triển khai sâu rộng các chính sách về công tác giảm nghèo đến mọi tầng lớp nhân dân, hằng năm, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động xây dựng Kế hoạch cũng như triển khai thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Thông qua các chính sách này, đã giúp đời sống người dân có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nền tảng phát...

Chủ động, tích cực tham mưu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng

Chiều 2-10, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng; đánh giá kết quả công tác quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 của ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn và các đại...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tại Hội nghị Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương, đơn vị đã báo cáo tiến độ thu tiền sử dụng đất năm 2024; tiến độ xây dựng Dự án điều chỉnh bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh; tiến độ giải quyết đề nghị của các địa phương về bổ sung giá đất phục vụ...

Dồn lực, tập trung hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm

Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, ngày 2-10, nhằm đánh giá công tác 9 tháng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Thường trực Thành ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị. 9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chịu tác động từ bên ngoài trên...

Triển lãm sách kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Triển lãm do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Triển lãm nhằm giới thiệu về ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng...

Mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ

Nhập viện vì bệnh xoắn khuẩn vàng da Bệnh nhân T.V.Đ (sinh năm 1971, ở thành phố Yên Bái) được Bệnh viện đa khoa Yên Bái chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết không xác định, suy gan, suy thận nặng, an thần, thở máy, duy trì các thuốc vận mạch. Bệnh nhân có tiền sử bị gút mạn phát hiện cách 2 năm. Cách khoảng 9 tháng đi kiểm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất