Powered by Techcity

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo


Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo…





Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm của gia đình chị Trần Thị Thương (xóm Chúc, xã Bá Xuyên, TP. Sông Công) được nhiều người tới học hỏi kinh nghiệm.
Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm của gia đình chị Trần Thị Thương (xóm Chúc, xã Bá Xuyên, TP. Sông Công) được nhiều người tới học hỏi kinh nghiệm.

Năm 2022, gia đình chị Trần Thị Thương (ở xóm Chúc, xã Bá Xuyên) được Hội Nông dân TP. Sông Công phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng để phát triển mô hình nuôi dê thương phẩm. Với số vốn ban đầu, gia đình chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại, mua 70 con dê trọng lượng từ 15-20kg về nuôi.

Nguồn thức ăn cho dê là cỏ, lá cây kết hợp với cám ngô. Dê nuôi 3 tháng đạt trọng lượng xuất chuồng khoảng 40-50kg, trừ chi phí cho lãi trên 40 triệu đồng/lứa.

Chị Thương cho biết, nhờ nuôi dê vỗ béo mà gia đình chị có nguồn thu nhập khá. Để có đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt thì việc lựa chọn giống dê để vỗ béo là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, chị cũng chú trọng tới việc thiết kế chuồng trại sao cho thuận tiện trong quá trình vệ sinh. Dưới sàn chuồng thường căng lưới dưới mỗi ô nuôi để hứng phân, vừa sạch sẽ lại tiết kiệm được công lao động.

Cũng mạnh dạn vay vốn chính sách, chị Lê Thị Tuyết (hội viên Chi hội Nông dân xóm Ấp Chè, xã Văn Hán, Đồng Hỷ) cho hay: Hai vợ chồng tôi được bố mẹ cho ra ở riêng từ năm 2010. Gia cảnh khó khăn, chồng đi làm thuê thu nhập bấp bênh, kinh tế chỉ trông vào mấy sào chè giống cũ. Năm 2019, tôi vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn thoát nghèo của NHCSXH để cải tạo trồng chè, mua cây giống tốt, vật tư phân bón vào trồng, chăm sóc chè cành giống mới, năng suất cao theo quy trình sản xuất VietGAP.

Nhờ nguồn thu ổn định từ 8 sào chè cành, đến năm 2021 gia đình chị đã thoát nghèo; đang tiếp tục vay vốn dành cho hộ mới thoát nghèo để có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế.





Người dân xã Văn Hán (Đồng Hỷ) phát triển sản xuất chè từ vốn vay ưu đãi.
Người dân xã Văn Hán (Đồng Hỷ) phát triển sản xuất chè từ vốn vay ưu đãi.

Không riêng gia đình chị Thương, chị Tuyết, từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, từng bước ổn định cuộc sống.

Tính đến hết tháng 11-2024, tổng nguồn vốn ủy thác NHCSXH ủy thác cho Hội Nông dân tỉnh quản lý là trên 1.460 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28,9%/tổng dư nợ cho vay của NHCSXH, tăng hơn 234 tỷ đồng so với 31/12/2023. Tổng số khách hàng được tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi thông qua 17 chương trình là 24.520 lượt khách hàng.

Các chương trình tín dụng ưu đãi được hội viên nông dân tập trung vay nhiều như: Cho vay giải quyết việc làm trên 378 tỷ đồng; cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 323 tỷ đồng; hộ thoát nghèo đạt trên 178 tỷ đồng; hộ nghèo trên 163 tỷ đồng; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn trên 159 tỷ đồng; hộ cận nghèo trên 157 tỷ đồng…

Nguồn vốn của các chương trình cho vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Ông Ma Doãn Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, cho biết: Để nguồn vốn chính sách thực sự trở thành người bạn đồng hành của hội viên nông dân, hội nông dân các cấp luôn chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương, NHCSXH đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình, vốn vay tới các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng; vận động, định hướng hội viên nông dân mạnh dạn vay vốn để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, đến đúng đối tượng, hội nông dân các cấp cũng chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Theo đó, tại các buổi giao dịch hằng tháng, cán bộ tín dụng của NHCSXH huyện sẽ tổ chức giao ban với tổ trưởng các tổ tiết kiệm và vay vốn để nắm bắt tình hình tại cơ sở; phổ biến, giải thích cho tổ viên về chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hướng dẫn nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác cho cán bộ chuyên trách; tháo gỡ khó khăn và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp đối với các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, nợ quá hạn hoặc không có khả năng trả nợ.

Ngoài ra, NHCSXH huyện cũng phân công cán bộ tín dụng địa bàn thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý nguồn vốn ủy thác của tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, thị trấn. Một số đơn vị làm tốt công tác ủy thác đến nay không để nợ quá hạn là: TP. Phổ Yên; huyện Đồng Hỷ, Phú Bình và Võ Nhai…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202501/tin-dung-chinh-sach-giupnong-dan-thoat-ngheo-6bd20b0/

Cùng chủ đề

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội “Hương sắc trà Xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương”

Ngày 3-1, UBND TP. Thái Nguyên triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội “Hương sắc trà Xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức đầu năm mới nhằm tôn vinh vùng đất “Đệ nhất danh Trà”, qua đó đẩy mạnh hoạt động thương mại du lịch, thu hút doanh nghiệp đầu tư để phát triển vùng chè. Theo kế hoạch, năm nay, phần thi hái chè vẫn được tổ chức...

Cùng tác giả

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Bố làm chủ tịch, con là tổng giám đốc: Tập đoàn nghìn tỷ Hóa chất Đức Giang có bị phạt như TNG?

Theo thông tin trên trang web của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC), ông Đào Hữu Huyền hiện là chủ tịch HĐQT, con trai ông Huyền – ông Đào Hữu Duy Anh – làm tổng giám đốc. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, ông Đào Hữu Huyền (SN 1956) là chủ tịch HĐQT từ tháng 5/2007, còn ông Đào Hữu Duy Anh (SN 1988) là thành viên HĐQT từ tháng 4/2015 và tổng...

Bất ngờ ở công ty phân phối xe Ford lớn nhất Việt Nam

Ông Trần Ngọc Dân – chủ tịch HĐQT City Auto – Ảnh: CTF Lại chuyện bố là chủ tịch, con làm tổng giám đốc Biến động nhân sự tổng giám đốc Công ty cổ phần City Atuo (CTF) diễn ra chỉ sau vài ngày Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG bị xử phạt khi bổ nhiệm tổng giám đốc công ty có quan hệ gia đình với chủ tịch HĐQT. Điểm đáng chú ý, City Auto vừa qua...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Cùng chuyên mục

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Thái Nguyên lọt Top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất miền Bắc

Theo số liệu chính thức được Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên công bố hôm nay (3-1), tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 19.780 tỷ đồng, đứng thứ 9/25 tỉnh, thành miền Bắc. Kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành Tài chính dự kiến số thu ngân sách của...

Thái Nguyên: Diện tích đất sản xuất nhỏ, giá trị thu được lớn

Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 352.197ha, trong đó có 301.273ha đất nông nghiệp, là 1 trong 5 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh lại luôn ở top trên. Để có được kết quả này, tỉnh đã đầu tư đúng hướng cho các loại cây trồng chủ lực. Nhờ đầu tư đúng hướng...

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực vượt khó hoàn thành mục tiêu

Năm 2024, ngành Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh.  Nỗ lực vượt khó, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024. Giữ nhịp tăng trưởng ổn định Với nỗ lực của cộng đồng...

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 537 hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản phẩm, nhiều hợp tác xã đẩy mạnh chế biến sâu và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Các sản phẩm xúc xích, thịt sấy khô, lạp xưởng tươi của Hợp tác xã bò Mông số 11 (xã Văn Lăng, Đồng Hỷ) đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Hợp tác xã (HTX) bò Mông số 11, xã...

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất