Powered by Techcity

Thưởng trà ngày Xuân – Báo Thái Nguyên điện tử


Xuân, ấy là lúc vạn vật đong đầy sự sống, là thời khắc tươi đẹp của thiên địa luân hồi. Còn gì tuyệt hơn khi chúng ta dành cho mình một khoảng lặng để thưởng trà nhằm giao hòa với trời đất, gần gũi với thiên nhiên, tìm lại chính mình. Hơn thế, nếu thưởng trà với tri âm, sẽ mang lại cảm giác an yên như ai đó đã viết: “Trà thơm đợi bằng hữu/ Chén quỳnh phút tri giao/ Đối ẩm nhìn trăng sáng/ Bể dâu nhớ thủa nào!”.





Bên ấm trà thơm khiến con người gần gũi, ấm áp hơn, dễ dàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn...
Bên ấm trà thơm khiến con người gần gũi, ấm áp hơn, dễ dàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn…

Trong không khí rộn ràng đầu Xuân, tôi tìm cho mình một nơi tĩnh lặng, bình yên để thưởng trà và ngẫm về cuộc đời, thanh lọc, buông xả những ưu phiền để quay về với thế giới nội tâm. Là người con của đất chè nổi tiếng được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” không biết từ bao giờ, thức uống này không chỉ mang lại cho tôi cảm giác tự hào mỗi khi có bạn bè ở muôn phương nhắc tới mà còn làm mê hoặc lòng tôi như thể “người tình”.

Không biết từ bao giờ, trà đã đi sâu vào tiềm thức người Việt một cách tự nhiên. Dẫu cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, nhiều thức uống ngon, lạ ra đời từ chè và có thể thay thế trà để mời khách, mời bạn bè, người thân… nhưng trà vẫn là trà, vẫn là thức uống mang những nét truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt, không thể thay thế. Giờ, không chỉ trà có nhiều loại mà không gian trà cũng trở nên phong phú hơn, thoải mái hơn. Nơi thưởng trà có thể là không gian riêng tư tại nhà, có thể một góc trà quán, hay đơn giản là một góc phố hay vỉa hè…

Nhưng văn hóa trà thể hiện rõ nét nhất mỗi độ Xuân về, một thú vui tao nhã của gia đình người Việt. Khách đến nhà “chén trà là đầu câu chuyện”. Bên ấm trà thơm khiến con người gần gũi, ấm áp hơn, dễ dàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống mà bình thường không dễ gì nói ra. Chẳng thế, ông Đỗ Văn Toàn, nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên đúc kết: Người dân Việt Nam coi việc uống trà cũng là một ứng xử văn hóa quan trọng và biểu hiện sự trân trọng, hiếu lễ và mến khách. Ngày Tết, uống trà là một cách để giao hòa với trời đất, thiên nhiên, nên nhà nhà thường ưu ái chọn loại chè ngon nhất để pha mời khách, mừng Xuân mới…

Tuy nhiên, cách thưởng trà của người Việt lại không cầu kỳ, kiểu cách như trà đạo Nhật Bản, không nghệ thuật như trà Kinh Trung Quốc…, văn hóa trà Việt dung dị, đơn sơ mà đầy tinh tế. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt hội đủ 5 yếu tố chính đó là: Nước pha, chè, ấm, chén, bạn trà.

Trước tiên, nước pha phải tinh khiết, trong lành. Hầu hết người thưởng trà đều cho rằng thứ nước ngon nhất để pha trà là nước sương đọng trên lá sen, hay nước mưa hứng từ tàu cau, nếu không có thì pha trà bằng nước giếng, tối kỵ dùng nước máy, trà sẽ mất vị. Nước pha trà cũng chỉ đun sôi sau đó để nguội xuống khoảng 80 độ C, bởi nếu sôi quá lửa, trà sẽ bị nồng, khét… Yếu tố quan trọng thứ hai là chè phải ngon, phù hợp khẩu vị. Có người thích chè móc câu, người lại thích chè đinh, chè tôm nõn, hay chè ướp hoa sen, hoặc hoa nhài, hoa mộc…

Thứ ba là chọn loại chén uống trà, cũng được xem là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật thưởng trà. Người thưởng trà thường chọn hai loại chén. Ngày hè, dùng chén trà có miệng rộng cho trà bốc hơi, nguội nhanh hơn; mùa đông, chọn chén trà dày, miệng khum nhỏ lại để giữ nhiệt, thường được làm bằng gốm sứ nung không tráng men.





Thưởng trà có nhiều cách, một người gọi là độc ẩm.
Thưởng trà có nhiều cách, một người gọi là độc ẩm.

Thứ tư là ấm pha trà, thường làm bằng đất nung, gần gũi với thiên nhiên. Cách pha trà cũng quyết định nhiều đến chất lượng nước trà. Trước khi pha, người pha dùng nước sôi để tráng chén lẫn bình trà nhằm làm sạch và tạo nhiệt, rồi mới cho 1 lượng chè cho vừa đủ với nhu cầu thưởng thức tránh bị nhạt hoặc quá đắng, chát. Rót nước sôi vừa ngập mặt trà rồi nhanh tay tráng qua sau đó đổ đi để “rửa trà”, tiếp theo mới rót nước vừa đủ vào bình và đậy nắp, rồi rót thêm lên trên nắp bình một ít nước nóng để giữ được hương trà. Đợi khoảng khoảng 1-2 phút mới rót ra thưởng thức. Mỗi bước pha trà đều phải có nghệ thuật, tạo nên sự thanh nhã, lịch sự.

Cuối cùng là bạn trà (người cùng thưởng trà). Thưởng trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người). Có người quan niệm rằng, thường xuyên có người cùng thưởng trà, tức là có được bạn tri âm, đó là điều may mắn, hạnh phúc.

Theo người xưa, uống trà chỉ cần 3 tuần trà (3 lần cho nước vào ấm trà và uống 3 lần) là đủ để thưởng thức hết cái vị chát ngọt của nó. Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới câu chuyện, trong đó có một vị thiền sư, khi mời khách thưởng trà, ông đã nói: “Tuần trà thứ nhất tựa gió thoảng, tuần thứ hai giống dòng sông xuân, còn tuần thứ ba cơ hồ như ánh trăng vàng chiếu rọi. Uống trà, cái đạo tối cao không nằm ở vị ngon đầu lưỡi, vị ngọt nơi cuống họng mà chính ở tâm thái. Thí chủ chỉ cần xem kĩ thì sẽ nhận ra rằng tuần trà nào cũng có dư vị riêng, như gió như sông như trăng, mỗi thứ một vẻ, thứ nào cũng quý. Như hai ta đang ngắm cảnh mưa xuân lúc này, vạn vật đua chen nhưng đều không lấn át được nhau…”

Ngày nay, thú uống trà theo nếp sống hiện đại cũng có nhiều thay đổi, không quá cầu kỳ, chi tiết với nhiều nguyên tắc, nghi lễ nhưng cái hồn cốt, cái tinh thần và tình yêu đối với trà vẫn không thay đổi. Trong những ngày Tết, ngồi bên nhau, uống cùng nhau một chén trà thơm ấm nóng trở thành một cái cớ để người thân, bạn bè xích lại gần nhau, mở lòng với nhau, cùng lắng nghe và chia sẻ. Nói mộc mạc cũng đúng, nói tinh tế cũng đúng, chuyện uống trà, thưởng trà khi bình dị dân dã như một thói quen, lúc cầu kỳ như một thứ nghệ thuật mà không phải bất kỳ ai cũng chạm tới ngưỡng.

Tết đến Xuân về, là dịp để mỗi chúng ta dành cho mình chút thời gian để thưởng trà bên người thân, bạn bè, tri kỷ… Chén trà mở đầu câu chuyện, gắn kết mọi người lại với nhau, hãy mở lòng, lắng nghe và chia sẻ về những ước muốn, hy vọng trong năm mới… để tận hưởng một mùa Xuân bình an và hạnh phúc!





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202501/thuong-tra-ngay-xuan-4dd1ffd/

Cùng chủ đề

Áo dài Việt Phượng: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Nhà thiết kế Hàn Phượng - CEO thương hiệu áo dài Việt Phượng nổi tiếng với những bộ sưu tập áo dài khá đặc sắc đã đồng hành với nhiều cuộc thi người đẹp và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thời trang trong nước, quốc tế.  Sự có mặt của chị Hàn Phượng cùng các bộ sưu tập áo dài đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt, đồng thời quảng bá áo...

Nhàn tản nói chuyện trà

Những thời khắc cuối cùng của năm 2024 trôi nhanh. Dường như nhịp sống thường ngày của mỗi người cũng hối hả hơn. Vậy mà chúng tôi lại có một buổi chiều nhàn tản uống trà và nói chuyện “trên trời dưới biển” với nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ. Nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ. - Có người đánh giá ông là người sành trà nhất Thái Nguyên, chỉ cần nhấp một ngụm trà ông...

Khát vọng Xuân – Báo Thái Nguyên điện tử

Mùa Xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu và khát vọng. Mùa Xuân cũng là mùa mở đầu một năm mới, khởi đầu cho một hành trình vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành mọi mục tiêu, dự định đặt ra. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của niềm tin và khát vọng vươn mình. Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhiều lần phát biểu đã khẳng định: Kỷ nguyên vươn mình của dân...

Mặn này nhớ nhạt ngày xưa

Cha tôi thường hát: “Mặn này nhớ nhạt ngày xưa/Nắng này để nhớ lúc mưa trơn đường” để nhắc con cháu không bao giờ được quên Ất Tỵ này vừa tròn 80 năm nạn đói khủng khiếp Ất Dậu năm 1945, cướp đi sinh mạng của 2 triệu đồng bào ta. Đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cường thịnh, dân giàu, nước mạnh, nhắc lại câu chuyện đau lòng xưa để thêm tự hào về hôm nay… Chiều...

Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh: Thành quả từ nỗ lực xây dựng niềm tin và thương hiệu

Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh khai trương hoạt động ngày 2/1/2008, là quỹ tín dụng nhân dân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trụ sở Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh được đầu tư khang trang, đảm bảo an toàn. Ngành nghề, tính chất và mục tiêu hoạt động của Quỹ là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; là hình thức tổ chức tín dụng hợp tác xã hoạt động theo...

Cùng tác giả

Áo dài Việt Phượng: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Nhà thiết kế Hàn Phượng - CEO thương hiệu áo dài Việt Phượng nổi tiếng với những bộ sưu tập áo dài khá đặc sắc đã đồng hành với nhiều cuộc thi người đẹp và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thời trang trong nước, quốc tế.  Sự có mặt của chị Hàn Phượng cùng các bộ sưu tập áo dài đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt, đồng thời quảng bá áo...

Nhàn tản nói chuyện trà

Những thời khắc cuối cùng của năm 2024 trôi nhanh. Dường như nhịp sống thường ngày của mỗi người cũng hối hả hơn. Vậy mà chúng tôi lại có một buổi chiều nhàn tản uống trà và nói chuyện “trên trời dưới biển” với nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ. Nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ. - Có người đánh giá ông là người sành trà nhất Thái Nguyên, chỉ cần nhấp một ngụm trà ông...

Khát vọng Xuân – Báo Thái Nguyên điện tử

Mùa Xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu và khát vọng. Mùa Xuân cũng là mùa mở đầu một năm mới, khởi đầu cho một hành trình vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành mọi mục tiêu, dự định đặt ra. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của niềm tin và khát vọng vươn mình. Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhiều lần phát biểu đã khẳng định: Kỷ nguyên vươn mình của dân...

Mặn này nhớ nhạt ngày xưa

Cha tôi thường hát: “Mặn này nhớ nhạt ngày xưa/Nắng này để nhớ lúc mưa trơn đường” để nhắc con cháu không bao giờ được quên Ất Tỵ này vừa tròn 80 năm nạn đói khủng khiếp Ất Dậu năm 1945, cướp đi sinh mạng của 2 triệu đồng bào ta. Đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cường thịnh, dân giàu, nước mạnh, nhắc lại câu chuyện đau lòng xưa để thêm tự hào về hôm nay… Chiều...

Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh: Thành quả từ nỗ lực xây dựng niềm tin và thương hiệu

Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh khai trương hoạt động ngày 2/1/2008, là quỹ tín dụng nhân dân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trụ sở Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh được đầu tư khang trang, đảm bảo an toàn. Ngành nghề, tính chất và mục tiêu hoạt động của Quỹ là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; là hình thức tổ chức tín dụng hợp tác xã hoạt động theo...

Cùng chuyên mục

Áo dài Việt Phượng: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Nhà thiết kế Hàn Phượng - CEO thương hiệu áo dài Việt Phượng nổi tiếng với những bộ sưu tập áo dài khá đặc sắc đã đồng hành với nhiều cuộc thi người đẹp và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thời trang trong nước, quốc tế.  Sự có mặt của chị Hàn Phượng cùng các bộ sưu tập áo dài đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt, đồng thời quảng bá áo...

Nhàn tản nói chuyện trà

Những thời khắc cuối cùng của năm 2024 trôi nhanh. Dường như nhịp sống thường ngày của mỗi người cũng hối hả hơn. Vậy mà chúng tôi lại có một buổi chiều nhàn tản uống trà và nói chuyện “trên trời dưới biển” với nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ. Nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ. - Có người đánh giá ông là người sành trà nhất Thái Nguyên, chỉ cần nhấp một ngụm trà ông...

Mặn này nhớ nhạt ngày xưa

Cha tôi thường hát: “Mặn này nhớ nhạt ngày xưa/Nắng này để nhớ lúc mưa trơn đường” để nhắc con cháu không bao giờ được quên Ất Tỵ này vừa tròn 80 năm nạn đói khủng khiếp Ất Dậu năm 1945, cướp đi sinh mạng của 2 triệu đồng bào ta. Đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cường thịnh, dân giàu, nước mạnh, nhắc lại câu chuyện đau lòng xưa để thêm tự hào về hôm nay… Chiều...

Chuyến tàu ấy là hành trình hạnh phúc

Lời mời lên chuyến tàu cuối năm như món quà đầy xúc động với tôi. Bởi đây là chuyến tàu lăn bánh đầu tiên sau 4 năm dừng hoạt động. Vị hành khách là tôi không thuần đi - đến mà còn có nhiệm vụ quan sát, ngẫm ngợi, hóa thân và bày tỏ. Hành khách thưởng trà trên chuyến tàu Hà Nội - Thái Nguyên. Trở dậy từ hơn 4 giờ sáng, tôi soạn sửa trang phục thật đẹp, lòng...

Liên kết khai mở “mỏ vàng” du lịch

Khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa vùng miền; xây dựng được các tour, tuyến du lịch phù hợp; mở rộng liên kết vùng, đó là những giải pháp căn cơ lâu dài để tạo vị thế mới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Cán bộ Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch đến nhân dân, du khách và nhà đầu...

Rắn trườn… vào tranh – Báo Thái Nguyên điện tử

Báo Thái Nguyên điện tử - Trụ sở: Số 19, phố Nhị Quý, tổ 8, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 431/GP-BTTTT cấp ngày 20 tháng 11 năm 2023. Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Sơn. Các Phó Tổng Biên tập: Đào Ngọc Anh - Chu Thế Hà. Điện thoại: 0208.3859.666 Đường dây nóng: 0912.039.880 Email: [email protected]; [email protected] (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js...

Nhạc sĩ Quản Thắng: Đưa cuộc sống lên khuông nhạc

  Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, đôi mắt của nhạc sĩ Quản Thắng luôn sáng rỡ. Khi nói về âm nhạc và cảm hứng sáng tác, ông say sưa: “Với bất cứ đâu đi qua, những người đã gặp, tôi đều dành rất nhiều tình cảm. Và những chất chứa đó được tôi truyền tải vào âm nhạc”. Với vị nhạc sĩ già, âm nhạc không cần phải là một cái gì đó quá lớn lao, vĩ...

Gửi ước nguyện vào con chữ

Không biết tục xin chữ ngày Tết có từ bao giờ, đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo thời đại, nét đẹp này có những đổi mới, nhưng vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa: Tôn vinh chữ, gửi gắm những ước nguyện, mong muốn của con người vào chữ. Xin chữ đầu năm tại chùa Phù Liễn. Như một thói quen, sau khi lễ Phật, cúng gia tiên, cùng gia đình trải qua phút Giao thừa tại nhà, gia đình chị...

Những kết quả nổi bật của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp của lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh giới thiệu những kết quả nổi bật trong năm qua. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng cai tổ chức thành công 8 giải thể thao cấp quốc gia. 1- Thể thao Thái Nguyên đạt...

Gìn giữ Tết xưa – Báo Thái Nguyên điện tử

Giữa nhịp sống ngày càng hối hả, Tết cổ truyền dường như cũng ít nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hơn, mới mẻ hơn. Dẫu vậy, dù trải qua thời gian, những giá trị của ngày Tết cổ truyền vẫn luôn được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Nghĩ về Tết xưa, mỗi người Việt vẫn luôn xúc động, hoài niệm về những điều thiêng liêng, quý giá... Không gian Tết xưa của gia đình ông Nguyễn Văn Quyền, ở xóm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất