Powered by Techcity

Thương mại điện tử: Cuộc đua vào hệ sinh thái mới – (Kỳ 4) Chắp cánh cho thương mại điện tử bay xa






 





 

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh, Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch về phát triển TMĐT, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương. 

Từ đó, TMĐT được quan tâm, phát triển và quản lý chặt chẽ. Từ việc còn khá xa lạ với người tiêu dùng, giờ đây TMĐT liên tục ghi nhận tăng trưởng vượt bậc.





 

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đã đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý nhà nước nói chung, trong đó có công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT nói riêng. Nhiều chiêu thức mới ra đời đặt ra thách thức “mềm” cho hoạt động quản lý.





 





 

Ngoài ra, TMĐT cũng là mảnh đất màu mỡ cho đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, lợi dụng TMĐT để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên truyền và phổ biến các sản phẩm cấm, có cả những sản phẩm xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia…

Cục QLTT tỉnh đã tăng cường thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.





 

Mặc dù đã tăng cường quản lý nhưng trên thực tế việc kiểm soát hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn, bởi các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Việc đăng ký, mở tài khoản bán hàng trên các ứng dụng và các trang TMĐT khá đơn giản.





 

Đối tượng bán hàng trên mạng đa phần không có cửa hàng cụ thể; hàng hóa lấy ở nhiều nơi khác nhau, sau đó sử dụng các đơn vị vận chuyển, chuyển phát, thu tiền hộ; bao bì đơn hàng hầu như không thể hiện địa chỉ của người bán khiến lực lượng chức năng mất rất nhiều thời gian theo dõi, xác định chứng cứ, đấu tranh xử lý…





 





 

Chị Nguyễn Thị Ngọc là một cá nhân kinh doanh thiết bị định vị GPS tại TDP Chiến Thắng, phường Đồng Tiến (TP. Phổ Yên), từ năm 2022 đến nay. Được sự hướng dẫn đầy đủ của cán bộ Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên – Phú Bình, chị Ngọc đã nộp đúng, nộp đủ số thuế trên doanh thu trung bình 50 triệu đồng mỗi tháng.

Chị Ngọc cho biết, mỗi thiết bị GPS có giá từ 650 nghìn đến 1 triệu đồng. Ngoài bán hàng trực tiếp, chị còn đang kinh doanh trên các nền tảng Shopee, TikTok, Lazada, Facebook…





 

Thời gian qua, Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên – Phú Bình luôn bám sát nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn. Mặc dù nhiều đơn vị, cá nhân đã chấp hành tốt trong việc rà soát, nộp thuế TMĐT nhưng vẫn còn những cá nhân, đơn vị chưa tự giác chấp hành.





Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên – Phú Bình luôn bám sát nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.
Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên – Phú Bình luôn bám sát nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn.

Theo ông Dương Ngọc Tới, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên – Phú Bình: Ngoài việc tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT hiểu rõ, hiểu đúng và tuân thủ pháp luật về thuế, thời gian qua Chi cục làm tốt công tác thu thuế, triển khai các biện pháp hướng tới chống thất thu thuế thông qua quy trình quản lý chặt chẽ, các văn bản chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.





 

Thực hiện chỉ đạo của ngành Thuế, Chi cục Thuế TP. Thái Nguyên đã tăng cường tuyên truyền, rà soát, thanh tra, kiểm tra đối với các cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, thu được những kết quả tích cực. Kết quả này đã phần nào minh chứng cho hiệu quả quản lý thuế tại TP. Thái Nguyên nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.





 

Phát biểu tại Phiên giải trình trực tiếp vừa qua tại Kỳ họp thứ XIX, HĐND tỉnh khóa XIV với nội dung: Đánh giá việc quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT, ông Đỗ Trọng Nghĩa, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, cho biết: Mặc dù đã có những quy định cung cấp thông tin đầy đủ, nhưng trên thực tế, các chủ sàn TMĐT cũng như các cá nhân, đơn vị kinh doanh chưa cung cấp đầy đủ thông tin với cơ quan thuế theo đúng quy định. Mặt khác, việc kinh doanh trên nền tảng số khác với phương thức kinh doanh truyền thống (kinh doanh không có địa điểm cố định) dẫn tới khó khăn cho công tác quản lý thuế như quản lý được đầy đủ đối tượng, xác định được chính xác doanh thu của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thời gian qua.

Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các giải pháp nhằm phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, nhất là trong việc triển khai ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý thuế, chia sẻ thông tin dữ liệu.

Đồng thời, Cục Thuế tỉnh nghiên cứu xây dựng và đưa vào triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế từ năm 2023, đem lại nhiều kết quả tích cực.





 





 

Trước các thách thức đặt ra trong quản lý và “chắp cánh” cho TMĐT phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước đang chú trọng vào những giải pháp lâu dài, bền vững. Đặc biệt là làm thế nào để phát triển việc tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của địa phương qua TMĐT.





 

Ngoài các vấn đề về quản lý, người kinh doanh trên các nền tảng TMĐT cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm trong việc kinh doanh các mặt hàng đảm bảo chất lượng, an toàn với người tiêu dùng; chủ động áp dụng các giải pháp logistics xanh, đầu tư công nghệ, tối ưu hóa hoạt động và sử dụng phương thức đóng gói thân thiện với môi trường.





 

Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông thái, chọn lựa các nhà bán hàng uy tín, chủ động phản ánh, tố giác tới các cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trực tuyến. Điều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần làm lành mạnh thị trường hàng hóa, bảo vệ nền sản xuất trong nước.





 

Thái Nguyên với những lợi thế sẵn có, những sản phẩm thế mạnh, còn cần từng bước chinh phục những “mảnh đất màu mỡ” mới – thương mại điện tử xuyên biên giới; làm chủ những công nghệ mới, “sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo”, để đạt những bước tiến đột phá trong phát triển thương mại điện tử, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.





 





Nguồn: https://baothainguyen.vn/multimedia/emagazine/202412/thuong-mai-dien-tu-cuoc-dua-vao-he-sinh-thai-moi-ky-4-chap-canh-cho-thuong-mai-dien-tu-bay-xa-a950edb/

Cùng chủ đề

Hỗ trợ nông dân tham gia kinh tế tập thể

Thời gian qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân hình thành các mô hình kinh tế tập thể. Từ đó giúp nông dân đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tham gia tổ hợp tác nuôi cá, ông Dương Văn Thảo, ở xóm Bình Định, được vay vốn...

Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

  Khoảng bốn, năm chục năm trước, một số người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ lên mảnh đất Phú Lương làm kinh tế đã không quên mang theo làn điệu chèo cho thỏa nỗi nhớ quê. Qua tháng năm, khúc hát chèo luôn được họ nâng niu, gìn giữ, để rồi từng ngày được “ươm mầm”, “bén rễ” vào từng nhà, vào hội làng và các hoạt động văn hóa ở khu dân cư.     Hôm ấy chớm Xuân, trời trong gió nhẹ, thời tiết...

Mùa quả chín và nỗi niềm của nông dân

Dịp cuối năm ở Thái Nguyên, nắng vàng ruộm tràn qua các cánh đồng, núi rừng xua đi cái giá rét của mùa Đông. Dưới ánh nắng nhảy nhót tinh nghịch như đứa trẻ, những vườn bưởi, cam, quýt… đang vào vụ chín rộ. Người nông dân Thái Nguyên rất mong năm nay, quả được mùa, được giá. Mùa quả chín, giá bán bưởi Diễn ở Thái Nguyên chỉ còn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế...

Chuyến tàu kết nối du lịch đến với Thái Nguyên

Hà Nội đi Thái Nguyên bằng tàu hỏa là một trải nghiệm thú vị với nhiều điểm hấp dẫn. Dọc hành trình sẽ mang đến cho bạn cơ hội “sống chậm”, thư thái ngắm nhìn cảnh quan và nhịp sống yên bình bên khung cửa sổ của đoàn tàu, mở ra chuyến du ngoạn đầy cảm xúc… Đây là hình thức du lịch được dự đoán sẽ phát triển thành xu hướng hiện nay. Du khách thưởng trà, dùng đặc sản...

Chăn nuôi an toàn sinh học hướng đến phát triển bền vững

Chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Thái Nguyên, với giá trị của ngành năm 2024 đạt 7.710 tỷ đồng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân đã áp dụng nghiêm ngặt phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.087 cơ sở chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (chiếm 65% tổng đàn); 1.255 trang trại chăn...

Cùng tác giả

Hỗ trợ nông dân tham gia kinh tế tập thể

Thời gian qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân hình thành các mô hình kinh tế tập thể. Từ đó giúp nông dân đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tham gia tổ hợp tác nuôi cá, ông Dương Văn Thảo, ở xóm Bình Định, được vay vốn...

Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

  Khoảng bốn, năm chục năm trước, một số người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ lên mảnh đất Phú Lương làm kinh tế đã không quên mang theo làn điệu chèo cho thỏa nỗi nhớ quê. Qua tháng năm, khúc hát chèo luôn được họ nâng niu, gìn giữ, để rồi từng ngày được “ươm mầm”, “bén rễ” vào từng nhà, vào hội làng và các hoạt động văn hóa ở khu dân cư.     Hôm ấy chớm Xuân, trời trong gió nhẹ, thời tiết...

Mùa quả chín và nỗi niềm của nông dân

Dịp cuối năm ở Thái Nguyên, nắng vàng ruộm tràn qua các cánh đồng, núi rừng xua đi cái giá rét của mùa Đông. Dưới ánh nắng nhảy nhót tinh nghịch như đứa trẻ, những vườn bưởi, cam, quýt… đang vào vụ chín rộ. Người nông dân Thái Nguyên rất mong năm nay, quả được mùa, được giá. Mùa quả chín, giá bán bưởi Diễn ở Thái Nguyên chỉ còn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế...

10 sự kiện nổi bật của Đại học Duy Tân trong năm 2024

Năm 2024 kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường Đại học Duy Tân (11/11/1994 – 11/11/2024) đã ghi dấu ấn với những thành tích đáng tự hào. Hãy cùng điểm qua 10 sự kiện nổi bật mà ĐH Duy Tân đạt được trong năm 2024 vừa qua. Chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân Trong Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường Đại học (ĐH) Duy Tân (11/11/1994 – 11/11/2024), thừa ủy quyền...

Ngành Du lịch Thái Nguyên có những bước phát triển rất tích cực

Ngành Du lịch Thái Nguyên đang có những bước tiến phát triển rất tích cực về lượng khách, doanh thu và nhiều hoạt động thu hút du khách. ...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ nông dân tham gia kinh tế tập thể

Thời gian qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân hình thành các mô hình kinh tế tập thể. Từ đó giúp nông dân đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tham gia tổ hợp tác nuôi cá, ông Dương Văn Thảo, ở xóm Bình Định, được vay vốn...

Mùa quả chín và nỗi niềm của nông dân

Dịp cuối năm ở Thái Nguyên, nắng vàng ruộm tràn qua các cánh đồng, núi rừng xua đi cái giá rét của mùa Đông. Dưới ánh nắng nhảy nhót tinh nghịch như đứa trẻ, những vườn bưởi, cam, quýt… đang vào vụ chín rộ. Người nông dân Thái Nguyên rất mong năm nay, quả được mùa, được giá. Mùa quả chín, giá bán bưởi Diễn ở Thái Nguyên chỉ còn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế...

Chăn nuôi an toàn sinh học hướng đến phát triển bền vững

Chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Thái Nguyên, với giá trị của ngành năm 2024 đạt 7.710 tỷ đồng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân đã áp dụng nghiêm ngặt phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.087 cơ sở chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (chiếm 65% tổng đàn); 1.255 trang trại chăn...

Làm tốt hơn nữa công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô

Đó là phát biểu nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức ngày 28-12 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội). Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên...

Tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3,3%

Ngày 27-12, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành nông nghiệp và PTNT. Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan. Thủ tướng Chính...

Thái Nguyên: Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực

Năm 2024, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 16.390 tỷ đồng, tăng 3,16% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15.083 tỷ đồng, lâm nghiệp ước đạt 729 tỷ đồng, thủy sản ước đạt 577 tỷ đồng. Cây chè giúp cho kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Với nhiều nỗ lực, đến nay, cơ cấu kinh...

Điện lực TP. Thái Nguyên: Sản lượng điện thương phẩm tăng 13%

Điện lực TP. Thái Nguyên hiện quản lý trên 426km đường dây trung thế; trên 1.100km đường dây hạ thế; 980 trạm biến áp, với tổng công suất gần 375.000kVA. Tổng số khách hàng sử dụng điện hiện nay là trên 113 nghìn khách hàng. Tính đến hết tháng 11-2024, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 1,1 tỷ kWh, đạt 97,4% so với kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nhân viên Điện lực TP....

Kinh tế khởi sắc, thu ngân sách về đích vượt mong đợi

Khác với mọi năm (ngành Tài chính phải chờ đến cuối ngày 31-12 để chốt số thu ngân sách), năm 2024, chỉ tiêu thu ngân sách của tỉnh đã về đích sớm, vượt mọi dự báo trước đó. Trong bối cảnh có không ít khó khăn, thách thức, kết quả thu ngân sách vượt 22% so với dự toán Chính phủ giao là điểm sáng đáng chú ý nhất trong bức tranh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm nay. Kinh tế...

Nông nghiệp xanh là hướng đi tất yếu

Hướng đến một nền nông nghiệp xanh, thời gian qua, Thái Nguyên đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt theo tiêu chuẩn VieGAP, hữu cơ, GlobalGAP. Nhờ đó, sản phẩm nông sản của tỉnh ngày càng nâng cao về năng suất, chất lượng; góp phần bảo vệ môi trường sống, môi trường sản xuất xanh, sạch đẹp. Hiện nay, Hợp tác xã chè Hải Yến, xã Phú Thịnh (Đại Từ) đã có 5ha...

Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên: Doanh thu đạt trên 1.151 tỷ đồng

Năm 2024, Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico gặp nhiều khó khăn và thách thức khi giá kim loại tuy có tăng song không ổn định; đặc biệt cơn bão số 3 làm gián đoạn sản xuất tại Xí nghiệp Kẽm chì Làng Hích do mất điện lưới toàn khu vực huyện Đồng Hỷ. Dây chuyền bóc kẽm tại Phân xưởng hòa tách điện phân, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất